Các chỉ tiêu đánh giá thị trường chứng khoán năm 2024

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Mỹ Linh, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Khánh Hòa. Tôi cần tìm hiểu một số quy định trong lĩnh vực chứng khoán. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Theo quy định tại ' onclick="vbclick('35086', '227342');" target='_blank'> hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1. Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả hoạt động:

  1. Chỉ tiêu 1: Doanh thu và thu nhập khác.
  1. Chỉ tiêu 2: Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu.
  1. Chỉ tiêu 3: Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn.
  1. Chỉ tiêu 4: Tình hình chấp hành các quy định về chế độ, chính sách pháp luật.

đ) Chỉ tiêu 5: Chỉ tiêu hoạt động nghiệp vụ:

- Đối với Sở Giao dịch Chứng khoán là số lượng chứng khoán niêm yết và giao dịch bình quân thực hiện trong năm đánh giá.

- Đối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán là số lượng chứng khoán đăng ký và lưu ký bình quân thực hiện trong năm đánh giá.

2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu:

  1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu quy định tại Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này được thực hiện theo cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  1. Phương pháp xác định chỉ tiêu hoạt động nghiệp vụ quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Khi tính toán các chỉ tiêu quy định tại Khoản 1 Điều này Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán được loại trừ các yếu tố khách quan sau:

  1. Các yếu tố khách quan quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ.
  1. Chính sách quản lý của nhà nước làm ảnh hưởng đến tình hình niêm yết, giao dịch chứng khoán và tình hình đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
  1. Quy mô thị trường chứng khoán biến động làm ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán giao dịch, giá trị trúng thầu trái phiếu đối với Sở Giao dịch Chứng khoán; số lượng chứng khoán đăng ký, lưu ký, số lượng chứng khoán lưu ký đến hạn thanh toán trong năm đối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.

Trên đây là nội dung tư vấn về Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 188/2013/TT-BTC.

Trên thị trường chứng khoán, phần lớn nhà đầu tư tham gia để tìm kiếm lợi nhuận, tức là số tiền thu về sau khi đầu tư cao hơn giá vốn bỏ ra. Mục tiêu thường thấy nhất là chênh lệch giá, hay nói cách khác là tìm cách mua cổ phiếu ở mức giá thấp và bán lại ở mức cao hơn. Giá cổ phiếu, vì thế, được nhiều nhà đầu tư đánh giá là tiêu chí quan trọng để ra quyết định mua bán một cổ phiếu.

Để tìm được điểm mua, dự đoán được xu hướng giá cổ phiếu, một câu hỏi mà mỗi nhà đầu tư phải nắm rõ là: Điều gì quyết định giá cổ phiếu tăng hay giảm?

Theo Công ty chứng khoán SSI, 5 yếu tố quan trọng nhất tác động đến giá cổ phiếu.

- Sự phát triển của nền kinh tế: Giá cổ phiếu bị chi phối lớn bởi nền kinh tế thế giới và đặc biệt của nền kinh tế quốc gia. Giá cổ phiếu có xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế, tức là giá cổ phiếu tăng khi nền kinh tế phát triển và giá giảm khi kinh tế đi xuống.

- Tình hình chính trị: Tình hình chính trị cũng có tính quyết định đến giá của cổ phiếu bởi khi xuất hiện sự bất ổn về chính trị, nhà đầu tư không đủ tự tin để tiếp tục nên giá cổ phiếu thường có xu hướng giảm.

- Quy luật cung cầu của thị trường: Bất kỳ thị trường hàng hóa nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu. Thị trường chứng khoán cũng vậy. Thông thường khi một cổ phiếu được nhiều người mua, giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.

- Báo cáo tài chính của công ty: Nếu kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện rằng công ty đang phát triển tốt với doanh thu và tốc độ tăng trưởng cao, có khả năng tiếp tục tăng trong tương lai, giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, một công ty có tình hình kinh doanh đi xuống, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.

- Tâm lý nhà đầu tư: Thị trường chứng khoán là thị trường nhạy cảm, chỉ một thông tin gây nhiễu xuất hiện cũng có thể làm thị trường dao động dữ dội. Khi này, nhà đầu tư cần có tâm lý vững vàng để lọc được những thông tin chính xác và đưa ra quyết định đầu tư khi đã có những tính toán kỹ lưỡng.

Trong khi đó, theo HSC, có ba yếu tố tới giá cổ phiếu, gồm mức cổ tức bằng tiền, giá trị hiện tại của doanh nghiệp và tăng trưởng lợi nhuận/dòng tiền của doanh nghiệp.

Trong đó, cổ tức bằng tiền nếu được duy trì với một tỷ lệ ổn định sẽ tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên, HSC cho rằng nếu tỷ lệ cổ tức quá cao sẽ là yếu tố phải quan tâm, bởi điều này cho thấy doanh nghiệp đang thiếu ý tưởng kinh doanh để mang lại tăng trưởng.

Giá trị hiện tại của doanh nghiệp được xác định bằng các phương thức định giá P/E, P/B, giúp đánh giá doanh nghiệp mục tiêu với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Còn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là yếu tố giúp cổ phiếu được định giá cao hơn.

Nhận biết về những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định mua - bán, góp phần đánh giá chính xác giá trị thực của cổ phiếu. Ngoài ra, nhận biết và nghiên cứu đầy đủ về các yếu tố tác động đến cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư tránh được cái nhìn phiến diện, cảm tính về các cổ phiếu.

Đồng thời, hiểu về các yếu tố ảnh hưởng cũng giúp nhà đầu tư khó bị ảnh hưởng tâm lý khi đối diện với các thông tin gây nhiễu trên thị trường.