Các loại đồ án quy hoạch xây dựng

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

Quy hoạch đô thị là một phần của quy hoạch xây dựng. Theo đó, căn cứ tại Khoản 4, Điều 3, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Vậy quy hoạch đô thị gồm các loại nào và nội dung của quy hoạch đô thị là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Điều 18, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 quy định quy hoạch đô thị bao gồm 03 loại: quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Cụ thể: 

- Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới. 

Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương cụ thể hóa quy hoạch tỉnh được lập ở thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho thành phố trực thuộc trung ương. 

- Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung.

Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới;

-  Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.

Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quy hoạch đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị (quy định tại Khoản 6, Điều 3, Luật quy hoạch năm 2009). 

Bên cạnh đó, đồ án quy hoạch đô thị được lập dựa trên cơ sở nhiệm vụ quy hoạch. Nhiệm vụ quy hoạch là các yêu cầu về nội dung nghiên cứu và tổ chức thực hiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (quy định tại Khoản 5, Điều 3, Luật quy hoạch năm 2009).

Nội dung chi tiết về thành phần hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị, chúng tôi sẽ tìm hiểu chi tiết trong các bài viết tiếp theo. 

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quy hoạch đô thị

Luật Hoàng Anh 

Thứ năm,10/03/2022 15:15

Các loại đồ án quy hoạch xây dựng
Từ viết tắt
Các loại đồ án quy hoạch xây dựng
Các loại đồ án quy hoạch xây dựng
Xem với cỡ chữ

Giai đoạn 2021-2025, TP. Hà Nội sẽ lập các quy hoạch đô thị, xây dựng gồm 236 đồ án. Đây là việc nhằm tiếp tục cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các loại đồ án quy hoạch xây dựng

Hà Nội sẽ lập 236 đồ án, nhóm đồ án quy hoạch đô thị và xây dựng. Ảnh minh họa

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Quyết định số 837/QĐ-UBND, phê duyệt danh mục, kế hoạch lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố.

Theo dó, danh mục kế hoạch lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2021-2025 gồm 236 đồ án, nhóm đồ án, cụ thể gồm: 1 đồ án quy hoạch chung đô thị; 4 đồ án quy hoạch phân khu đô thị; 146 đồ án, nhóm đồ án quy hoạch chi tiết đô thị; 34 đồ án thiết kế đô thị riêng; 14 đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện;

18 đồ án, nhóm đồ án quy hạch phân khu xây dựng khu chức năng; 10 đồ án, nhóm đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng; 2 nhóm đồ án quy hoạch nông thôn; 2 nhóm đồ án quy chế quản lý kiến trúc, danh mục công trình kiến trúc có giá trị và 5 nhóm đồ án quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.

Việc xây dựng danh mục, kế hoạch lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2021-2025 như trên gắn liền với bố trí nguồn vốn để tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công.

Đây cũng là việc nhằm tiếp tục cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thông qua xây dựng danh mục các đồ án quy hoạch để phủ kín quy hoạch theo thứ tự, tầng bậc tại các khu vực ổn định.

Trên cơ sở đó, TP. Hà Nội xác định các đồ án trọng tâm, phù hợp thực hiện năm 2021-2022 phục vụ yêu cầu quản lý của chính quyền các cấp và đầu tư xây dựng, hoàn thành đồng bộ và phủ kín 100% quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt.

UBND TP. Hà Nội yêu cầu các loại hình quy hoạch, quy chế trong kế hoạch phải phù hợp với trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và thẩm quyền phê duyệt quy định tại Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Kiến trúc; phù hợp với yêu cầu quản lý quy hoạch kiến trúc của TP.

Việc tăng cường tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý kiến trúc theo tầng bậc cũng phải phù hợp với yêu cầu, quy định của các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan.

Các loại hình quy hoạch bảo đảm không chồng lấn ranh giới, trùng lặp khối lượng đồ án đề xuất với đồ án được giao từ năm 2020 trở về trước; nâng cao tính khả thi, tiết kiệm kinh phí, phát huy hiệu quả của đồ án sau khi phê duyệt. Các đồ án cùng tỷ lệ, cấp độ, đang trong giai đoạn nghiên cứu hoặc đã được cấp thẩm quyền phê duyệt phải được cập nhật, lồng ghép, tính toán để giảm trừ chi phí theo quy định, phù hợp với thực tiễn.

UBND TP. Hà Nội thống nhất nguồn vốn lập quy hoạch gắn với trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch; không sử dụng vốn ngân sách cho các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh.

Các đơn vị được giao thực hiện quy hoạch, thiết kế đô thị từ năm 2020 trở về trước phải tập trung hoàn thành dứt điểm, trình cấp thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch được giao. Việc xem xét tổ chức lập các quy hoạch trong thiết kế này phải được xem xét khả năng thực hiện của đơn vị được giao tổ chức lập.

Đồ án quy hoạch đô thị thông thường sẽ được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển của một vùng lãnh thổ hay một ngành, một lĩnh vực theo thời gian và đồ án quy hoạch đô thị cũng chính là cơ sở để xây dựng các kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn của các chủ thể. Việc xây dựng quy hoạch phải dựa trên những ý đồ chiến lược rõ ràng cũng như sự tính toán khoa học, hợp lí. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu đồ án quy hoạch đô thị là gì cũng như ý nghĩa các loại bản đồ quy hoạch?

Các loại đồ án quy hoạch xây dựng

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về đồ án quy hoạch đô thị:

Ta hiểu về đồ án quy hoạch đô thị như sau:

Quy hoạch được hiểu cơ bản chính là việc thực hiện sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Quy hoạch đô thị ta có thể hiểu là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để nhằm mục đích từ đó có thể tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

Đồ án quy hoạch đô thị được hiểu cơ bản chính là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị.

Theo quy định của pháp luật nước ta thì ta hiểu đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị

Cũng theo quy định của pháp luật ta nhận thấy rằng quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án qui hoạch đô thị.

Đồ án quy hoạch đô thị thực chất chính là công cụ không thể thiếu và bắt buộc phải có cho việc hoạch định quy hoạch đô thị.

Xem thêm: Đất nằm trong đồ án quy hoạch có được tách thửa không?

Bản đồ quy hoạch được hiểu cơ bản chính là một trong những tài liệu bắt buộc của đồ án quy hoạch. Bản đồ quy hoạch là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng đồ án (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết) mà các bản đồ được quy định theo tỉ lệ tương ứng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Đồ án quy hoạch đô thị dịch sang tiếng Anh có thể gọi là gì?

Đồ án quy hoạch đô thị dịch sang tiếng Anh có thể gọi là Urban planning project, hoặc City schemes project.

Nhiệm vụ của các loại quy hoạch:

– Quy hoạch chung: có nhiệm vụ đó chính là xác định tính chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị.

– Quy hoạch phân khu: có nhiệm vụ đó chính là xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; yêu cầu, nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng để bảo đảm phù hợp về không gian kiến trúc, đấu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung đã được phê duyệt và các khu vực xung quanh.

– Quy hoạch chi tiết: có nhiệm vụ đó chính là xác định giới hạn về chỉ tiêu sử dụng đất, dân số; yêu cầu, nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và khu vực xung quanh.

Xem thêm: Đồ án quy hoạch xây dựng vùng

2. Tìm hiểu về bản đồ quy hoạch:

Các loại bản đồ quy hoạch bao gồm:

Tùy theo từng chức năng, nhiệm vụ của mỗi đồ án mà các bản đồ quy hoạch sẽ được quy định với tỉ lệ tương ứng.

“Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương được thể hiện theo tỉ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực nội thị và các khu vực dự kiến phát triển”. Theo quy định cụ thể đó là Luật Quy hoạch đô thị năm 2007.

Cũng giống như vậy thì pháp luật quy định tỉ lệ bản đồ quy hoạch chung đối với thành phố thuộc tỉnh, thị xã là 1/10.000 hoặc 1/25.000 và đối với thị trấn là 1/5.000 hoặc 1/10.000.

Ý nghĩa của một số loại bản đồ:

Bản đồ quy hoạch chung tỉ lệ 1/5.000 có giá trị xác định các khu vực chức năng, những định hướng tính giao thông, sẽ rõ ràng mốc giới, địa giới của các phần đất dành để có thể từ đó phát triển hạ tầng đường, cầu, cống, điện, trường học, khu dân cư, cây xanh, hồ nước…

Bản đồ quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 nhằm mục đích để có thể phân chia và xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới công trình hạ tầng nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung đô thị.

Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung.

Xem thêm: Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù

Bản đồ quy hoạch chi tiết bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất. Về hạ tầng kĩ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất.

Nói một cách khác, bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 thực chất chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án dầu tư xây dựng, và cũng chính là cơ sở nhằm để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kĩ thuật xây dụng công trình và thực hiện xây dựng. (Theo Môi trường và Đô thị Việt Nam)

Phân biệt các loại bản đồ 1/500, 1/2.000, 1/5.000:

– Bản đồ quy hoạch chung tỉ lệ 1/5.000:

Bản đồ quy hoạch chung tỉ lệ 1/5.000 có giá trị xác định các khu vực chức năng, những định hướng tính giao thông, sẽ rõ ràng mốc giới, địa giới của các phần đất dành để phát triển hạ tầng đường, cầu, cống, điện, trường học, khu dân cư, cây xanh, hồ nước…

Có thể nói, bản đồ quy hoạch 1/5.000 là cơ sở gốc nhằm mục đích để xác định mục tiêu phát triển, kêu gọi đầu tư cũng như vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân…

– Bản đồ quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000:

Nhằm mục đích chính đó là để có thể phân chia và xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới công trình hạ tầng nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung đô thị.

Xem thêm: Nội dung và các bước lập đồ án quy hoạch chung xây dựng xã

Nội dung của quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 bao gồm các nội dung cụ thể như sau: xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố và đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung; xác định chức năng sử dụng đất cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và đánh giá tác môi trường chiến lược.

Mặt khác quy hoạch này có nhiều nội dung xác định vị trí công trình kỹ thuật và ranh giới trên đất. Do đó quy hoạch này liên quan mật thiết với quyền sờ hữu về đất đai (về quyền sử dụng đất), vì vậy nó có giá trị pháp lý cao, nó là căn cứ để giải quyết tranh tụng.

– Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500:

Cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung.

Bản đồ quy hoạch chi tiết bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất. Về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất.

Nói một cách khác, bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 thực chất sẽ chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án dầu tư xây dựng, bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 cũng được xem là cơ sở để nhằm mục đích định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dụng công trình và thực hiện xây dựng.

Về mặt pháp lý, bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 là cơ sở quan trọng được sử dung nhằm mục đích để lập dự án đầu tư xây dựng. Việc thực hiện bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 của các dự án đầu tư xây dựng để kinh doanh thường do doanh nghiệp tổ chức lập. Chi phí cho việc lập quy hoạch cũng sẽ tính vào chi phí của dự án. Còn lại các việc khác liên quan đến quy hoạch chi tiết 1/500 thì sẽ do chính quyền địa phương tổ chức lập để nhằm mục đích có thể  phục vụ cho công tác quản lý xây dựng và cấp giấy phép xây dựng sau này. Việc hiểu rõ các loại bản đồ quy hoạch này cũng sẽ giúp các chủ thể có thể nắm rõ tình trạng pháp lí của dự án và để từ đó đưa ra lựa chọn đầu tư sáng suốt nhất.

Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về “Đồ án quy hoạch đô thị là gì? Ý nghĩa các loại bản đồ quy hoạch?” theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về nội dung liên quan khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!