Các phương pháp bảo quản hạt giống ở gia đình

bởi Xu Xu

Mon, 27 Feb 2017 11:23:00 GMT

Hạt giống có thể thu hoạch từ những cây đã trồng trước hoặc có thể mua sẵn ở cửa hàng. Tuy nhiên, để bảo quản được những hạt giống cho những vụ mùa sau thì không phải ai cũng biết cách. Sau đây là cách để cách bạn bảo quản hạt giống dư thừa hoặc cho vụ mùa năm sau nhé!

Hiện nay nhiều hộ gia đình thay vì đi mua rau củ quả ngoài chợ hay siêu thị thì thay vào đó họ chọn cách trồng những thứ này trên sân thượng. Hạt giống có thể thu hoạch từ những cây đã trồng trước hoặc có thể mua sẵn ở cửa hàng. Tuy nhiên, để bảo quản được những hạt giống cho những vụ mùa sau thì không phải ai cũng biết cách. Sau đây là cách để cách bạn bảo quản hạt giống dư thừa hoặc cho vụ mùa năm sau nhé!

Với trường hợp thu hoạch hạt giống

Nếu bạn có kế hoạch để giống trước khi thu hoạch cần phải chọn lọc, loại bỏ những cây lẫn hay lai tạp đảm bảo giống thuần chủng. Những cây để giống phải là cây to, sinh trưởng và phát triển tốt. Nên cách ly những cây để giống sang một khu riêng, để tiện chăm sóc và theo dõi. Thu hoạch phải kịp thời không để quá già hay thu hoạch khi hạt vẫn còn non gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.

Bảo quản hạt giống

Sau khi thu hoạch xong bạn phải phơi hạt giống, không nên phơi trực tiếp xuống nền sân gạch hoặc xi măng nên phơi dưới nắng nhẹ, sử dụng mẹt hay nong nia để phơi. Sau khi phơi khô phải để hạt thật nguội mới cho vào lọ thủy tinh để bảo quản.

Hạt giống rau được bảo quản tốt là hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, các hạt phải đều nhau, không bị ẩm mốc, lép.

Những điểm cần chú ý khi bảo quản

Hạt giống sau khi được phơi khô phải đảm bảo độ ẩm phù hợp, hạt giống được làm sạch trước khi cất, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không hút ẩm.

Nhiệt độ nơi bảo quản đảm bảo mát mẻ, không quá cao ảnh hưởng đến cây trồng sau này.

Lựa chọn dụng cụ bảo quản

Dụng cụ bảo quản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hạt có tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp, sức sống tốt hay không. Nên sử dụng lọ thủy tinh hay bằng sành sứ, trước khi cho hạt vào lọ phải phơi khô, lau chùi lọ sạch, sau đó mới bỏ hạt giống vào trong lọ. Bên ngoài lọ ghi tên hạt giống, ngày để giống.

Để được tư vấn chi tiết hơn về cách bảo quản hạt giống rau bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi: Cửa hàng Hoa Xanh chuyên cung cấp giống và cây trồng, dụng cụ làm vườn, tư vấn cách trồng rau sạch an toàn chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của quý khách hàng để ngày càng tốt hơn.

Để có được những hạt giống cũng như cây trồng tốt thì các bạn phải biết cách bảo quản hạt giống tốt mới đem lại năng suất cao!

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Hạt rau giống sau khi thu hoạch về, để sang vụ sau sử dụng thường phải qua một thời gian bảo quản từ 3-6 tháng, nhất là trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao dẫn đến phẩm chất hạt giống bị kém. Sau đây là một số phương pháp giúp bà con có thể tham khảo khi bảo quản hạt giống.

Các phương pháp bảo quản hạt giống ở gia đình

1. Thu hoạch

Ruộng rau có kế hoạch để giống trước khi thu hoạch phải được chọn lọc cẩn thận. Cần loại bỏ những cây lẫn hay lai tạp, đảm bảo giống sản xuất được thuần chủng. Ruộng để giống cần phảo cách ly với ruộng sản xuất và cách ly giữa các giống thành từng khu riêng. Tổ chức thu hoạch phải kịp thời, sát với đặc điểm sinh lý của từng giống từng loại.

2. Bảo quản

Sau khi thu hoạch hạt xong phải phơi cho khô ráo ngay. Khi phơi không được phơi hạt giống trực tiếp dưới nắng to và không phơi trực tiếp trên sân gạch hoặc xi măng mà phơi dưới nắng nhẹ, trên những nong nia, kê cao khỏi bị hấp hơi từ dưới đất lên. Hạt sau khi phơi khô phải để thật nguội mới cho vào dụng cụ bảo quản. Nếu trong thời gian thu hoạch gặp mưa kéo dài không phơi được thì phải sấy ngay. Khi sấy cần đảo thật đều, nhiệt độ khi sấy đảm bảo từ  35-40 độ C, không nên sấy quá nóng dễ bị mất sức nẩy mầm.

Hạt rau được bảo quản tốt phải đạt một số yêu cầu: có độ thuần cao, tỷ lệ mọc mầm cao, sức nẩy mầm mạnh, có trọng lượng 1.000 hạt theo quy định, có khả năng giữ sức nẩy mầm lâu.

Các phương pháp bảo quản hạt giống ở gia đình

3. Yêu cầu khi bảo quản

– Kín: Dụng cụ bảo quản phải có nắp đậy cẩn thận.

– Khô: Hạt giống được phơi sấy khô, đảm bảo độ ẩm từ 7-9% tùy từng loại, được làm sạch trước khi cất giữ, bảo quản nơi cao ráo, khô để hạt giống không hút ẩm, giữ được sức nẩy mầm.

– Mát: Nhiệt độ nơi bảo quản cần đảm bảo nhiệt độ từ 20-22 độ C. Nhiệt độ cao làm hạt hô hấp mạnh ảnh hưởng đến phẩm chất sau này.

4. Dụng cụ bảo quản

Dụng cụ bảo quản góp phần quan trọng làm cho hạt giữ được tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp, giữ được sức sống dài hay ngắn. Dụng cụ bảo quản hiện nay mà nông dân ta thường hay dùng là chum, vò, lọ bằng sành sứ, thùng bằng kim loại 2 tầng vỏ, ở giữa là khoảng không, trong đó xếp vôi khô hay các chất hút ẩm. Trước khi đưa vào bảo quản các dụng cụ này cần được phơi khô, lau chùi sạch. Phía dưới các dụng cụ cần xếp 1 lớp giấy hút ẩm (vôi hòn, tro bếp, chất hóa học) rồi trải lên 1 lớp giấy hút ẩm hoặc lá chuối khô, sau đó cho hạt giống vào. Bên ngoài vỏ cần ghi tên giống, ngày sản xuất, nơi sản xuất, số lượng hạt.

Sưu tầm

Bài 41: Bảo quản hạt, củ làm giống

Tóm tắt lý thuyết

  • Giữ được độ nảy mầm của hạt

  • Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng hạt giống

  • Duy trì tính đa dạng sinh học của giống

  • Có chất lượng cao

  • Thuần chủng

  • Không bị sâu, bệnh

  • Bảo quản dưới 1 năm: cất giữ trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường

  • Bảo quản trung hạn: trong điều kiện lạnh (0oC) và độ ẩm 35 - 40%

  • Bảo quản dài hạn: điều kiện lạnh -10oC  và độ ẩm 35 - 40%

  • Bước 1: Thu hoạch: đúng thời điểm

  • Bước 2: Tách hạt: tách, tuốt, tẽ cẩn thận

  • Bước 3: Phân loại và làm sạch: loại bỏ các hạt không đạt yêu cầu, tạo MT sạch không cho VSV và côn trùng xâm nhiễm

  • Bước 4: Làm khô: phơi, sấy

    • Thóc: sấy ở 40 - 45oC đến khi độ ẩm đạt 13%

    • Hạt có dầu; sấy ở 30 - 40oC đến khi độ ẩm đạt 8 - 9%

  • Bước 5: Xử lí bảo quản;

    • Chú ý: phương tiện bảo quản phải sạch

    • Ví dụ:

      • Phương pháp truyền thống: chum, vại bịt kín, hoặc đóng bao treo nơi khô ráo

      • Phương pháp hiện đại: kho mát. kho lạnh, kiểm soát chặt chẽ bằng thiết bị tự động

  • Bước 6: Đóng gói. 

  • Bước 7: Bảo quản

  • Bước 8: Sử dụng

  • Chú ý:

    • Trước khi cho hạt vào bảo quản, các phương tiện bảo quản phải được làm sạch.

    • Một số hạt giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp được bảo quản trong cát ẩm để duy trì sức nảy mầm của hạt.

  Tên bước Nội dung
1 Thu hoạch Đúng thời điểm
2 Tách hạt Tách, tuốt hạt ra khỏi bông, bắp,…
3 Phân loại và làm sạch Loại bỏ rơm, rạ, rễ, lá, hạt sâu, bệnh, sứt mẻ, … và làm sạch cát, sạn, …
4 Làm khô Sấy hay phơi ở nhiệt độ phù hợp
5 Xử lý bảo quản Chống vi sinh vật gây hại
6 Đóng gói Đóng vào bao, túi, …
7 Bảo quản Đưa vào trong kho
8 Sử dụng Gieo hạt
  • Củ giống thường được bảo quản ngắn ngày: trong điều kiện bình thường hoặc trong kho lạnh (nhiệt độ 0oC -5oC,độ ẩm 85% - 90%)
  • Chất lượng cao

    • Đồng đều, không quá già, quá non

    • Còn nguyên vẹn

    • Khả năng nảy mầm cao

  • Không bị sâu bệnh

  • Thuần chủng, không lẫn giống

  • Bước 1: Thu hoạch

  • Bước 2: Làm sach, phân loại

  • Bước 3: Xử lí phòng chống vi sinh vật gây hại

  • Bước 4: Xử lí ức chế nảy mầm

  • Bước 5: Bảo quản, sử dụng

  • Chú ý:

    • Muốn kéo dài thời gian bảo quản, người ta phải bảo quản chúng trong điều kiện lạnh, hoặc sử dụng chất ức chế quá trình nảy mầm phun lên củ.

  Tên bước Nội dung
1 Thu hoạch Đúng thời điểm
2 Làm sạch và phân loại Loại bỏ củ bị sứt, vỡ, bị sâu hại
3 Xử lý phòng chống VSV gây hại Sử dụng chất bảo quản bằng cách phun lên củ hoặc ủ với cát
4 Xử lý ức chế nảy mầm Sử dụng chất ức chế nảy mầm bằng cách phun lên củ
5 Bảo quản Bảo quản trên giá, kho lạnh hoặc nuôi cấy mô
6 Sử dụng Đem gieo trồng

Bài tập minh họa

So sánh quy trình bảo quản hạt giống và bảo quản củ giống

Hướng dẫn giải

  • Giống nhau: Đều qua quy trình thu hoạch, làm sạch, phân loại

  • Khác nhau:

    • Bảo quản hạt giống: cần phơi, sấy khô, đóng bao hoặc thùng, chum, vại,bảo quản kín, nên điều tiết nhiệt độ và độ ẩm tuỳ mục đích sử dụng

    • Bảo quản củ giống: không phơi khô, cần xử lí chống VSV gây hại, xử lí ức chế nảy mầm, không đóng bao, để nơi thoáng

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Bảo quản hạt, củ làm giống, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Hiểu được mục đích và ‎ phương pháp bảo quản củ, hạt làm giống

  • Thấy được tầm quan trọng của công tác bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản trong đời sống hàng ngày