Các phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là

Đề cương ôn tập ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT 1

Show

Câu 1: Cơ sở khách quan của quy luật sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư 1

Câu 2: Trình bày bản chất kinh tế của mức tiêu dùng NVL 1

Câu 3: Phân biệt các khái niệm : mức tiêu dùng NVL,định mức tiêu dùng NVL,công tác định mức tiêu dùng NVL.Mối lien hệ giứa chúng 2

Câu 4: Phân tích tính chất và vải trò của mức tiêu dùng NVL trong nền KTQD 3

Câu 5: Trình bày các hình thức phân loại mtd nvl và tác dụng của nó. 5

Câu 6: đối tượng đmtdnvl và lựa chọn đối tượng đmtdnvl 6

Câu 7: Tại sao tiết kiệm NVL là nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác định mức tiêu dùng NVL? 7

Câu 8: nhiệm vụ của công tác định mức tiêu dùng 7

Câu 9: so sánh mức độ phản ánh chi phí vật tư trong quá trình sản xuất của các dạng tiêu biểu của đối tượng định mức 8

Câu 10: Thành phần của mức tiêu dung NVL? Vai trò của các thành phần trong mức? 8

Câu 11.Phân tích các dạng phế liệu sản xuất và những thành phần cáu thành trong mức 10

Câu 12: công thức chung tính mtd nvl và các trường hợp vận dụng 10

Câu 13: Phân biệt mức tiêu dùng NVL với thực chi NVL 11

Câu 14: Cho biết cơ cấu của mức tiêu dùng NVL và xu hướng biến động của chúng 12

Câu 15: Tiêu chuẩn hao phí. Vai trò và cách vận dụng 13

Câu 16: Phân biệt tiêu chuẩn hao phí với mức tiêu dùng NVL 13

Câu 17: Các loại tiêu chuẩn hao phí và ý nghĩa 14

Câu 18: nguyên tắc, trình tự lập tiêu chuẩn hao phí 14

Câu 19: Phương pháp tính mức theo thống kê kinh nghiệm: khái biệm, nội dung, ưu nhược, đk áp dụng 15

Câu 20: Phương pháp tính mức theo thí nghiệm kinh nghiệm: khái niệm, nội dung, ưu nhược, đk áp dụng, yêu cầu. 17

Câu 21: ưu nhược điểm chung của cả 2 phương pháp: 18

Câu 22: Tính mức theo phân tích tính toán: khái niệm, trình tự, ưu nhược, đk vận dụng: 18

Câu 23: Phương pháp tính theo sp đại diện và công thức tính mức. thực chất của phương pháp tính mức 19

Câu 24: Thực chất của phương pháp tính mức theo sp tương tự, công thức 20

Câu 25: Trong sx kinh doanh người ta thg sd phương pháp nào để tính mức td vật tư 20

Câu 26: Phân tích nhiệm vụ của tổ chức đm ở các đơn vị cơ sở 20

Câu 27: Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức quản lý Nhà Nước về đm tiêu dùng. 21

Câu 28: Các chỉ tiêu phân tích đánh giá tình hình sử dụng vật tư. Ý nghĩa kinh tế của chúng 21

Câu 29: Trình tự và nội dung phương pháp phân tích kinh tế quản lý thực hiện mức. 23

Câu 30: : Phương pháp phân tích kĩ thuật trong quản lý thực hiện mức 24

Câu 31:Nội dung và yêu cầu quản lí thực hiện mức. 25

Câu 32: Phân tích các nhân tố a/h đến mtd NVL 26

Câu 33: Phương hướng và biện pháp tiết kiệm vật tư 27

Câu 34: Phân biệt tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa 28

Câu 35: Đối tượng của tiêu chuẩn hóa, mục đích, lợi ích? 28

Câu 36: Các loại tiêu chuẩn? nguyên tắc, trình tự xd, cho ví dụ. 28

Câu 37: lợi ích và nguyên tắc của chấp nhận TCH quốc tế 30

Câu 38: Nhiệm vụ của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia 31

Câu 39: Quan niệm về chất lượng và đặc điểm của nó 31

Câu 40: vai trò của chất lượng: 32

Câu 41: nội dung quản lý chất lượng 32

Câu 42: các nhân tố ah đến chất lượng sp: 34

Câu 43: Phân tích các nguyên tắc quản lý chất lg 35

Câu 44: Kiểm tra chất lg và các yêu cầu đặt ra 35

Câu 45: Kiểm soát chất lg và nội dung: 35

Câu 46: quản lý chất lượng toàn diện và đặc điểm của nó: 35

Câu 47: yêu cầu và cách thức đánh giá sự phù hợp 35

câu 48: Tự đánh giá: ưu nhược, vận dụng 35

câu 49: Các dạng chứng nhận và nội dung 35

câu 50: Nội dung của giám định 35

câu 51 : Yêu cầu của thử nghiệm, hiệu chuẩn và công nhận các tổ chức đánh giá. 35

Câu 52: Thành phần, yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng và mối quan hệ giữa hệ thống chất lượng với quá trình. 36

Câu53: Những lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn iso 9000. Nguyên lý xd và vận hành hệ thống chất lg theo iso 9000 37

Câu 54: nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO9000 37

Câu 55: k/n và vai trò của hệ thống quản lý chất lượng: 38

Câu 56: đối tượng áp dụng ISO9000 và ND bộ tiêu chuẩn iso9000:2000 39

Câu 57: lợi ích của bộ tiêu chuẩn ISO 40

Câu 58: vai trò của hệ thống văn bản trong QLCL 41

Câu 59: sự khác nhau giữa iso 9000-1994 với iso 9000-2000 41

Câu 1: Cơ sở khách quan của quy luật sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư

- Bất kỳ nền sản xuất nào muốn tiến hành sản xuất ra sản phẩm đều phải có hao phí về ba yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động

- Lực lượng sản xuất của xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học - công nghệ ngày càng được nâng cao, lưu thông hàng hóa ngày càng được mở rộng…thì trong quá trình quản trị sản xuất kinh doanh người ta đã đưa vào và áp dụng ngày càng rộng rãi những định mức kinh tế kỹ thuật nhằm tổ chức một cách khoa học quá trình sản xuất

- Toàn bộ các định mức kinh tế - kỹ thuật được sử dụng ở các doanh nghiệp, các cấp quản lý sản xuất hợp thành hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân.

Câu 2: Trình bày bản chất kinh tế của mức tiêu dùng NVL

- K/n: MTDNVL là lượng NVL tối đa cho phép để chế tạo ra 1 đvi sp hoặc 1 chi tiết sp hoặc hoàn thành 1 khối lượng công việc với chất lượng quy định có tính đến tiến bộ KHKT và trình độ sxkd của DN trong từng thời kỳ cố định.

- Sự cần thiết:

1/ nguồn lực tntn cũng như nguồn lực vc-kt của nước ta có giới hạn, rất nhiều loại nvl nước ta chưa sx đc hoặc sx chưa đủ cho các nhu cầu sx-kd. Việc phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu đòi hỏi chúng ta phải tính toán, lựa chọn sử dụng các nvl này một cách hợp lý, có hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất.

2/ quy luật cạnh tranh buộc các dn phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào trong sx-kd, có tiến hành xây dựng mức và áp dụng mức tdnvl trong sx thì mới đáp ứng đc yêu cầu tối ưu hóa đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh sp, tiếu chuẩn hóa sp, đáp ứng đc đòi hỏi của nền kttt mở của và hòa nhập

3/ áp dụng mức tdnvl và các tiêu chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý chất lượng…trong sx đòi hỏi phải nâng cao trình độ ứng dụng khcn mới, xóa bỏ các phương pháp thủ công lạc hậu, áp dụng các phương pháp tổ chức và quản lý sx tiến bộ, có như vậy mới nâng cao đc chất lượng sp, hạ giá bán trên thị trường và doanh nghiệp mới giữ đc chữ tín với khách hàng.

- Tính chất:

1/ tính tiên tiến: mức tdnvl phải phản ánh đc các thành tựu khcn của ngành sxkd, cũng như những kinh nghiệm tiên tiến về tiết kiệm nvlddax đạt đc trong quá trình sx và những thành tựu đã đạt đc trong tổ chức quản lý quá trình sxkd

2/ tính hiện thực: mức tdnvl ko những biểu hiện về mặt lượng nvl hao phí mà thông qua mặt lượng còn p/a mặt chất của nvl td trong dn ở từng thời gian và ko gian cụ thể. Vì vật định mức khi đc ban hành và đưa vào áp dụng thì nó vừa là chỉ tiêu vừa là nhiệm vụ đối với đvi mà người công nhân sử dụng nvl. Điều này đòi hỏi định mức phải có tính hiện thực. tính hiện thực của định mức đòi hỏi định mức đưa vào áp dụng ở một đvi sx-kd cụ thể có thể thực hiện đc với đa số người công nhân sử dụng nvl.

3/ tính quần chúng: xuất phát từ việc sử dụng nvl do người công nhân thực hiện. sx là sự kết hợp giữa chủ thể ( người CN) và khách thể (máy móc, thiết bị, nvl) để chế tạo ra sp. Do đó muốn xây dựng định mức chính xác, p/a đúng đk sx thì phải dựa vào quần chúng lao động và kinh nghiệm của họ.

4/ tính pháp lệnh của mức đòi hỏi mức đc dn và các ngành sx ban hành thì người quản lý cũng như ng thực hiên phải coi là chỉ tiêu, là tiêu chuẩn phải phấn đấu thực hiện như nhiệm vụ kế hoạch đc giao cho đv và cá nhân phải hoàn thành

- Vai trò:

Trong nền kinh tế hiện đại, mức tdnvl cho một đv sp trở thành thước đo hao phí( chi phí) về nvl cho sx ra một đv sp ( hoặc 1 chi tiết sp, hoặc hoàn thành một khối lượng công việc) của thời kỳ kế hoạch. Việc phấn đấu thực hiện thấp hơn lượng chi phí về nvl dã quy định đc gọi là thực hành tiết kiệm với các nguồn lực vật chấy ở dn. Thực vậy, cùng với một khối lượng nvl, để sx ra sp, nếu định mức cho 1 sp đc thực hiện thấp hơn định mức đã định thì doanh nghiệp có thể sx ra nhiều sp hơn. Ngược lại, nếu quá trình thực hiện cao hơn mức đã định thì số sp đc sx ra sẽ ít hơn kế hoạch. Vì vậy việc phấn đấu giảm mức đc coi như thực hiện mục tiêu tiết kiệm các loại nvl cho sx, là một trong những đk góp phần giảm giá thành của sp.

 

Các khái niệm

Mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tối đa cho phép để chế tạo ra một đơn vị sản phẩm (hoặc một chi tiết sản phẩm, hoặc hoàn thành một khối lượng công việc) với chất lượng quy định có tính đến tiến bộ khoa học công nghệ và trình độ quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thời kỳ nhất định.

Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu: là hoạt động có tổ chức có kế hoạch của người quản lý nhằm xác định chi phí vật tư để Sx ra SP theo 1phương pháp khoa học có tính đến thực tế SX.Là công việc tính toán xây dựng các mức

Công tác định mức tiêu dùng NVL:quá trình hoạt động có tổ chức, có kế hoạch dựa trên các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, công nghệ của quá trình sản xuất để xây dựng ra các mức tiêu dùng NVL và áp dụng vào SXKD gồm : dự thảo tính toán xây dựng các mức, tổ chức xét duyệt mức, ban hành (phổ biến) mức cho các đơn vị thực hiện… và áp dụng các mức ấy vào trong sản xuất của các đơn vị thời kỳ kế hoạch.

Mức

Định mức

Đối tượng

Lượng hao phí tối đa cho phép

Hoạt động của con người

Chất lượng

Thể hiện qua tính chất

Phụ thuộc vào trình độ của người xây dựng

Mối quan hệ

Sp của định mức

Sản sinh ra mức

Mối liên hệ giữa các khái niệm

3KN có mối liên hệ chặt chẽ với nhau là cơ sở của nhau.Mức tiêu dùng NVL là cơ sở lý luận trực tiếp mang tính khoa học,trên cơ sở đó hoạt động định mức tiêu dùng NVL mới được thực hiện theo 1 phương pháp khoa học nhằm xây dựng tính toán các mức cụ thể. Tiếp đó Công tác định mức tiêu dùng NVL lại áp dụng các mức vào thực tiễn sản xuất,quản lý các mức và định mức nhằm tiết kiệm tối ưu NVL trong sản xuất.

Câu 4: Phân tích tính chất và vải trò của mức tiêu dùng NVL trong nền KTQD

Mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tối đa cho phép để chế tạo ra một đơn vị sản phẩm (hoặc một chi tiết sản phẩm, hoặc hoàn thành một khối lượng công việc) với chất lượng quy định có tính đến tiến bộ khoa học công nghệ và trình độ quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thời kỳ nhất định.

Tính chất: 4

-Tính tiên tiến của mức : Mức tiêu dùng vật tư pải phản ánh đc các thành tựu của khoa học công nghệ, của ngành sản xuất kinh doanh, cũng như những kinh nghiệm tiên tiến về tiết kiệm NVL đã đạt đc trong quá trình sx và những thành tựu đã đạt đc trong tổ chức quản lý quá trình sxkd. Khi xây dựng định mức cần phải tôn trọng nguyên tắc khách quan, cũng như áp dụng các phương pháp phân tích, tính toán hiện đại như phương pháp kinh tế, phương pháp phân tích thí nghiệm, …Nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải tôn trọng thực tế khách quan của công nghệ đang áp dụng trong sx…cần phải so sánh định mức với lượng thực chi của kỳ báo cáo và các kỳ trước để định mức pải là mức trung bình tiên tiến. Định mức cho kỳ kế hoạch phải đc xây dựng có căn cứ khoa học, phải phản ánh đc sự vận động theo quy luật khách quan của quá trình sxkd cũng như những tiến bộ trong công tác quản trị dn của các đơn vị sxkd.Tính tiên tiến của mức đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ ,thiết kế sản phẩm ,chất lượng sản phẩm như việc đảm bảo sx, giảm các hao hư, mất mát, thiếu hụt vè số lượng , chất lượng NVL, lãng phí NVL và sản phẩm hỏng trong sx.

-Tính hiện thực trong sx: tính hiện thực của mức đòi hỏi định mức đưa vào áp dụng ở một đơn vị sx-kd cụ thể có thể thực hiện đc với đại đa số người công nhân sử dụng NVL.Nó không quá cao đến mức chỉ có một số ng có tay nghề cao mới thực hiện đc. Tính hiện thực của mức tiêu dùng NVL đòi hỏi khi xây dựng mức cũng như khi đưa mức vào thực hiện phải phân tích kỹ lưỡng quy trình công nghệ, thiết kế sản phẩm , trình độ kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý sxkd hiện tại, có tính đến việc cải tiến nâng cao trình độ kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới và viêc nâng cao trình độ tay nghề cảu công nhân trong dn thời kỳ tới

- Tính quần chúng của mức: xuất phát từ việc sử dụng NVL là do ng công nhân thực hiện.Sản xuất là sự kết hợp giữa chủ thể ( ng công nhân) và khách thể( máy móc..) để chế tạo ra sản phẩm.Công nhân sx là những ng hàng ngày hàng giờ trực tiếp sx-tiêu dùng NVL.Họ là lực lượng lao động sáng tạo vô cùng to lớn.Do đó, muốn xây dựng định mức chính xác, phản ánh đúng điều kiện sx phải dựa vào quần chúng lao động và kinh nghiệm của họ.Chỉ có tham gia đóng góp rộng rãi của quần chúng lao động và có sự tự giác thực hiện các định mức đó của quần chúng thì định mức đó mới có giá trị thực tiễn.

- Tính pháp lệnh của mức : đòi hỏi khi mức đc dn và các ngành sx ban hành thì ng quản lsy cũng như ng thực hiện phải coi là chỉ tiêu , là tiêu chuẩn phải phấn đầu thực hiện như nhiệm vụ kế hoạch đc giao cho đơn vị và cá nhân phải hoàn thành.Trong cơ chế thị trường, côngtác dịnh mức phải hoàn toàn do dn và các ngành sx tự quyết định. Hơn nữa dn muón tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thì bản thân các dn phải làm tốt công tác định mức. Đó là đòi hỏi tất yếu của quy luật khan hiếm nguồn lực và quy luật cạnh tranh.

Các tính chất của mức nêu trên tuy giữa chúng có sự khác nhau về yêu cầu và tính biểu hiện nhưng lại nhất quán và bổ sung lẫn nhau.

Vai trò :

Muốn đạt được mục đích kinh doanh , trong sản xuất kinh doanh phải xây dựng các định mức, các định chuẩn, các tiêu chuẩn chất lượng

Việc xây dựng các định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, việc xây dựng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật… được coi là phương tiện có hiệu quả nhất để bảo đảm nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm sản xuất kinh doanh phát triển nhịp nhàng, cân đối và tiết kiệm.

Nó vừa là chỉ tiêu, là yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị sản xuất kinh doanh; vừa là các căn cứ để tổ chức sản xuất kinh doanh, vừa là mục tiêu cần phải đạt được trong sản xuất của từng người công nhân và của cả đơn vị.

Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, các yêu cầu kỹ thuật công nghệ ấy cũng là căn cứ để kiểm tra, để đánh giá kết quả và hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Đó cũng chính là những tiêu chuẩn, chỉ tiêu đối với sản phẩm lưu thông trên thị trường

Các định mức kinh tế kỹ thuật chẳng những là các căn cứ của công tác kế hoạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là căn cứ kỹ thuật trong tổ chức sản xuất - tiêu dùng nguyên vật liệu và kiểm tra chất lượng sản phẩm

việc áp dụng các định mức, các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật là một nội dung thiết yếu của tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh

Câu 5: Trình bày các hình thức phân loại mtd nvl và tác dụng của nó.

Mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tối đa cho phép để chế tạo ra một đơn vị sản phẩm (hoặc một chi tiết sản phẩm, hoặc hoàn thành một khối lượng công việc) với chất lượng quy định có tính đến tiến bộ khoa học công nghệ và trình độ quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thời kỳ nhất định.

có thể phân loại theo 5 tiêu thức chủ yếu sau:

1/ Theo công dụng của nvl trong quá trình sx: 5 loại

mtd nvl chính

mtd nvl phụ

mtd nhiên liệu

mtd điện lực

mtd các vật liệu trong công nghiệp hóa chất

+mtd nvl chính là mtd những nvl hình thành nên thực thể chủ yếu của sp

+mtd nvl phụ là mtd những nvl có thể tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc tạo ra nội dung vật chất của sp nhưng k phải là chủ yếu

+nhiên liệu và điện lực thì thuộc vật liệu phụ nhưng vì tầm quan trọng của chúng đối với việc phát triển kỹ thuật và tính chất thông dụng của chúng trong nền ktqd và do đặc tính sử dụng của chúng trong sx nên việc xác định mức đới với loại này cũng có những pp tính toán riêng.

+ trong CN hóa chất không thể phân biệt đc nvl chíh với nvl phụ. Quá trình điều chế nên sp mới, các chất ban đầu bị phân hủy tạo thành một chất khác hẳn.

Do k thấy đc tính chất và địa vị của nvl ban đầu, có thể nói: các loại nvl ban đầu đều có vai trò quan trọng như nhau, mặc dù tỷ lệ sử dụng chúng có khác nhau.

2/ theo phạm vi có hiệu lực của mức: 3 loại

mtd nvl của phân xưởng

mtd nvl của doanh nghiệp

mtd nvl của ngành

+mtd nvl phân xưởng (hoặc DN) dùng làm căn cứ xác định nhu cầu vật tư, lập đơn hàng và ký hợp đồng mua nvl cho DN, tổ chức quá trình sx, tiêu chuẩn hóa việc giao nvl cho phân xưởng, hạch toán và kiểm tra tình hình sử dụng nvl trong phạm vi DN

+mtd nvl của của ngành là để lập kế hoạch vật tư cho ngành, làm cơ sở cân đối sx và kiểm tra tình hình sử dụng giữa các ngành. Nó còn là căn cứ để phát triển kỹ thuật mới, phát triển sx trong các ngành.

3/ phân loại mức theo thời gian: 2 loại

mtd nvl hiện thành

mtd nvl cho quý, năm

+mtd nvl hiện hành là căn cứ để cấp phát và theo dõi tình hình sử dụng nvl trong thời gian hiện đang tiến hành sx

+mtd nvl cho quý, năm có tác dụng xác định nhu cầu nvl để đánh giá tình hình sử dụng nvl ở dn

4/ phân loại mức theo mức độ chi tiết của đối tượng định mức: 3 loại

mức cho 1 chi tiết

mức cho 1 sp

mức cho 1 loại sp

+mức cho 1 sp chi tiết dùng làm căn cứ để tính mtd vật liệu cho 1 sp (hay 1 khối lượng công việc) để cấp phát vật tư cho các phân xưởng sx căn cứ để kiểm tra tình hình sử dụng vật tư ở phan xưởng

+mức cho 1 sp là chỉ tiêu để DN lập kê hoạch nhu cầu và xác định nhu cầu mua sắm vật liệu, kiểm tra tình hình sd vật liệu ở DN, là căn cứ để tính giá thành sp, phân tích hoạt động kd của DN.

+mức dùng cho 1 loại sp thường đc dùng trong việc ước tính, tính nhanh phục vụ kịp thời cho công tác dự báo các chỉ tiêu nhu cầu vật liệu cho năm sau và là cơ sở để xác lập các phương hướng phát triển sx

5/ phân loại mức theo mức độ chi tiết của nvl sử dụng: 2 loại

mtd nvl cụ thể

mtd nvl tổng hợp

+mtd nvl cụ thể lập các đơn hàng cụ thể và cấp phát nvl cho phân xưởng

+mtd nvl tổng hợp dùng để lập chỉ tiêu nvl tổng hợp phục vụ cân đối nhu cầu nvl và lập các kế hoạch chung toàn ngành hoặc nền ktqd.

Câu 6: đối tượng đmtdnvl và lựa chọn đối tượng đmtdnvl

Đối tượng: Thường có 3 dạng tổng hợp:

1/ đối tượng là hiện vật: đc chia làm 2 loại

a/Hiện vật tự nhiên: một cái máy, một chiếc xe …

b/hiện vật quy ước trong kinh tế kỹ thuật như tính lượng than cốc cho 1 tấn gang luyện…

2/ đối tượng là thời gian: lượng điện hao phí cho 1 ca làm việc

3/ đối tượng là giá trị: tiêu hao kim loại cho một triệu đồng xây lắp, tiêu hao gỗ làm bao bì cho 1 triệu đồng giá trị sp và bao gói.

Lựa chọn:

Đối với nvl chính đối tượng tính mắc td nvl là sp, như thép là nvl chính cảu ngành cơ khí, đối tượng của vật liệu chi phí là một chi tiết máy, một bộ phận máy… ở trong ngành xây dựng, tùy theo việc làm cụ thể mà xác định đối tượng vật liệu chi phí như gỗ để làm khung nhà, làm cửa..

Đối với nvl phụ, do tính chất sd phức tạp nên khó xác định đối tượng tiêu dùng. Căn cứ vào từng trường hợp tiêu dùng cụ thể để chọn đối tượng tính mức. cụ thể là có thể phân biệt theo 2 nhóm:

+ vật liệu phụ đc trực tiếp td trong quá trình công nghệ đế sx ra sp, hoặc khối lượng công việc

+vật liệu phụ thuộc td gián tiếp trong quá trình sx sp, hoặc hoàn thành khối lượng công việc.

Câu 7: Tại sao tiết kiệm NVL là nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác định mức tiêu dùng NVL?

Bai này yêu cầu cần phải phân tích công tác định mức td NVL rồi chỉ ra rằng tất cả việc thực hiện những nhiệm vụ trên suy cho cùng đều nhằm mục đích sử dụng tiết kiệm NVL.(Tớ tham khảo cô UYÊN).Các bạn cứ sử dụng những những nhiệm vụ của công tác định mức td NVL ở câu 8 rồi mỗi bạn tự phân tích ra.

Câu 8: nhiệm vụ của công tác định mức tiêu dùng

1. Xây dựng hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu thống nhất và hoàn chỉnh

- áp dụng các phương pháp phân tích, tính toán khoa học, thí nghiệm… tiến hành xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn hao phí như các chi phí trong quá trình công nghệ và các chi phí khác có căn cứ kinh tế - kỹ thuật, để làm căn cứ xây dựng các mức

+ Các mức tiêu dùng nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ… phải được xây dựng cụ thể, trực tiếp từ nơi sản xuất - nơi diễn ra các chi phí (hao phí) nguyên vật liệu

+ Các mức tổng hợp phải được tổng hợp từ các định tiêu dùng nguyên vật liệu cụ thể, chi tiết

- Bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng các mức sẽ tổ chức công tác xây dựng mức phù hợp với quy mô, khối lượng công việc, xây dựng các loại mức ở doanh nghiệp

2. Quản lý thực hiện mức bằng các biện pháp tổ chức - kinh tế - kỹ thuật

Quản lý thực hiện mức phải được tiến hành ở tất cả các khâu, các bộ phận, các quá trình sử dụng nguyên vật liệu có liên quan với nguyên tắc là ở khâu nào

- Trong quản lý thực hiện mức cần quan tâm đặc biệt tới việc áp dụng các biện pháp tổ chức - kinh tế - kỹ thuật có liên quan

- áp dụng biện pháp kinh tế cần chú ý khuyến khích tiết kiệm, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, giảm bớt được phế phẩm, phế liệu, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng…

- áp dụng các biện pháp kinh tế cần soạn thảo thành quy chế của đơn vị dựa trên nguyên tắc có lợi cho đơn vị, cho doanh nghiệp và có lợi cho người sử dụng, hạn chế tối đa các hao hụt, hư hỏng, mất mát, lãng phí, tiết kiệm nhất so với định mức tiêu dùng nguyên vật liệu đã ban hành

- áp dụng biện pháp kỹ thuật cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật – công nghệ, thiết kế sản phẩm, các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm và của quản lý sản xuất

- Cần đặc biệt khuyến khích các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến máy móc, thiết bị, các dụng cụ chuyên dùng kể cả sử dụng các vật liệu mới, vật liệu sản xuất trong nước để thay thế vật liệu nhập khẩu với điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm.

3. Tiến hành thu thập tình hình và số liệu các mức đã ban hành, số liệu thực hiện các mức để có cơ sở thực tiễn phân tích, đánh giá kết quả thực hiện mức

- Đúc kết và phổ biến những kinh nghiệm về những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến thiết kế sản phẩm cũng như những kinh nghiệm tiên tiến về cải tiến tổ chức quản lý sản xuất, về tổ chức và quản lý hậu cần vật tư, về tổ chức quản lý thực hiện mức tiết kiệm

- Rút ra những nguyên nhân gây ra lãng phí trong sử dụng nguyên vật liệu, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp quản lý sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý và tiết kiệm.

4. Không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và cải tiến phương pháp xây dựng mức

- Bộ máy tổ chức xây dựng định mức ở các đơn vị sản xuất - tiêu dùng nguyên vật liệu của phòng kỹ thuật cần được chuyên môn hóa

- Phối hợp chặt chẽ với phòng kế hoạch sản xuất, phòng hậu cần vật tư, phòng tài chính và các bộ phận có liên quan với bộ phận xây dựng mức,

- Cần có cơ chế thích hợp để có thể theo dõi, kiểm tra việc thực hiện định mức. Với bộ phận sản xuất thực hiện mức cần phải biết các khỏan chi phí, cách xác định các khoản chi phí, cũng như các nhân tố quyết định đến lượng nguyên vật liệu tiêu hao.

5. Xây dựng và ban hành đồng bộ các chế độ, chính sách và điều lệ về xây dựng các mức, xét duyệt mức và ban hành các mức

- Tổ chức và quản lý định mức dựa trên các chế độ, chính sách, điều lệ… tạo ra cơ sở pháp lý để đưa công tác định mức tiêu dùng nguyên vật liệu đi vào nền nếp, với chất lượng này càng nâng cao

Câu 9: so sánh mức độ phản ánh chi phí vật tư trong quá trình sản xuất của các dạng tiêu biểu của đối tượng định mức

Câu 10: Thành phần của mức tiêu dung NVL? Vai trò của các thành phần trong mức?

Thành phần của mức tiều dung NVL

Thành phần mức tiêu dung NVL là những bộ phận hợp thành trong mức.

Việc tiêu dung vật tư kỹ thuật trong các DNSX kd được chia làm 2 loại:

_Các chi phí ngoài quá trình sxkd là các chi phí không thuộc thành phần của mức tiêu dung

_ Các chi phí trong quá tình sxkd bao gồm 2 loại: chi phí hữu ích và các loại hao phí. Chí phí có ích- chi phí tạo thành thực thể của sp.Còn một lượng khá lớn vật tư mất đi, không trở thành thực thể của sp do các điều kiện về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, con người… gây ra. Các loại vật tư hao phí này được chia làm 2 loại: một loại là các khao phí không trở thành thực thể của sp nhưng nó là hao phí cầc thiết không thể thiếu do đk công nghệ, điều kiện quản lý đòi hỏi, nếu không có nó, sp DV khó có thể hoàn thành. Một loại là các hao phí bất thường, hao phí phát sinh ko thường xuyên do ảnh hưởng của tự nhiên; do thiếu tinh thần trách nhiệm của người lao động gây nên.

Không phải toàn bộ các chi phí bên trong quá trình sxkd của DN đều đc đưa vào thành phần của mức. một mức khoa học chỉ bao gồm các khoản chi phí và hao phí cần thiết trong đk nhất định của sxkd.

Như vậy , thành phần của mức tiêu dung NVL có thêt biểu diễn qua công thức sau:

M= P + ∑Hi (i chạy từ 1 đến n)

Trong đó:

M mức tiêu dùng NVL để sx ra 1 chi tiết sản phẩm

P: chi phí có ích

Hi : những hao phí cần thiết trong quá trình sx

Có thể cụ thể hoá công thức trên như sau:

M= P + H1 + H2

Trong đó

P: chi phí có ích

H1: Hao phí trong quá trình công nghệ, nó không tham gia trực tiếp vào thực thể sp và ko tham gia trực tiếp vào thực thể của sp nhưng do đk của kỹ thuật công nghệ đòi hỏi phải có lượng hao phí này.

H2: Các hao phí khác đòi hỏi của tổ chức sản xuất.

Vài trò của các thành phần

P: chi phí có ích, là lượng vật tư được sử dụng một cách hữu ích. Lượng hao phí này đc chuyển hoàn toàn vào sản phẩm và gía trị sử dụng của sp. Lượng chi phí vật tư hữu ích này có thể tính theo thiết kế sp, theo công thức lý thuyết hoặc tiến hành cân đo, sp một cách trực tiếp. Chí phí này quyết định chất lượng, kích cỡ và là nhân tố chính cấu thành nên giá sp bởi vậy DN phải bàn bạc và đưa ra một mức chi phí hợp lý để tạo ra một sp tốt nhất, hợp lý nhất từ đó khách hàng sử dụng và ưu thích sản phẩm đồng thời tạo đc ưu thế so với đối thủ cạnh tranh.

­­­_Tính toán chính xác các thành phần của mức tiêu dùng, đặc biệt là việc xác định cụ thể các thành phần hao phí của H1, H2 sẽ tạo đk cho nhà quản lý phân tích được nguyên nhân gây ra hao phí để từ đó xây dựng phương hướng và biện pháp giảm mức tieu dùng NVL.

Câu 11.Phân tích các dạng phế liệu sản xuất và những thành phần cáu thành trong mức

Phân tích các dạng phế liệu trong sản xuất kinh doanh có thể thấy phế liệu chia làm 2 loại phế liệu thu hồi được và phế liệu không thu hồi được .

Phế liệu không thu hồi được là loại phế liệu sinh ra trong suốt quá trình sx và sau khi sx ra sản phẩm .Vd : hao hụt trong khâu bảo quản , rơi vãi ..

Phế liệu thu hồi được là loại phế liệu sinh ra khi đã sx sản phẩm.Loại này chia làm 2 loại : loại thu hồi được nhưng không sử dụng lại tại đơn vị sx và loại thu hồi lại có thể sử dụng lại.Trong loại thu hồi có thẻ sử dụng lại được phân thành :thu hồi sử dụng lại ngay nơi sx và loại có thể sử dụng nhưng phải gia công chế biến.

N hững thành phần của phế liệu cấu thành trong mức : Đẻ đảm bảo tính tiên tiến của mức, trong các loại phế liệu trên chỉ có các loại phế liệu sau được tính vào mức theo sơ đồ sau : không gia

- Hao phí sử dụng công

c

Qua gia công (3)

ông nghệ Phế liệu thu lại

Không sử dụng lại(2)

dung

Của hồi

- Hao phí do

tổ chức sản

q

Không thu hồi(1)

uản lý xuất

+Phế liệu ko thu hồi lại được(nếu do khách quan,không thể tránh khỏi và là cấc mất mát xảy ra thường xuyên).(Ký hiệu 1 trong sơ đồ)

+Phế liệu thu hồi được nhưng ko sử dụng lại được (ký hiêu 2 Trong sơ đồ)

+ Phế liệu thu hồi được có thể sử dụng lại nhưng phải qua gia công chế biến (ký hiệu 3 trong sơ đồ)

Câu 12: công thức chung tính mtd nvl và các trường hợp vận dụng

Thành phần của mtd nvl có thể biểu diễn qua công thức

M = P +

Trong đó:

M : mtd nvl để sx ra 1 chi tiết sp ( 1 sp dịch vụ hoặc 1 công việc)

P : chi phí có ích

: những hao phí có ích trong quá trình sx

Các trường hợp vận dụng:

1/ công thức tính mtd nvl trong hợp chất

Mi = P. xi/100 +

Trong đó:

Mi : mtd nvl i để tạo ra sp

P : trọng lượng sp sx

Xi: tỷ lệ vật liệu i trong sx

Hi : Các hao phí khác nvl i trong sx

2/ Trường hợp đã có mtd nvl của sp là hợp chất thì có thể tính bằng công thức

Mi = M. Xi/100

Trong đó:

Mi : mtd nvl

M : mtd nvl tổng hợp để sxsp

Xi: tỷ lệ vật liệu i trong tổng số vật tư tiêu dùng

Câu 13: Phân biệt mức tiêu dùng NVL với thực chi NVL

1/KN mức tiêu dung NVL:

MTDVT là lượng chi phí tối đa về VT được xác định để sản xuất ra 1đơn vị SP hay hoàn thành 1 khối lượng công việc trong điều kiện nhất định của sản xuất với chất lượng qui định

KN thực chi NVL

Thực chi vật tu là toàn bộ chi phí và hao phí thực tế diễn ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.Thực chi NVL cho một sản phẩm là toàn bộ lượng NVL thực tế chi cho một sản phẩm.

2/ Phân biệt mức với thực chi

Tiêu chí so sánh

Mức tiêu dùng NVL

Thực chi NVL

Tính chất chi phí

Do điều kiện SX Quyết định

Do điều kiện Cả trong SX và ngoài SX & đktn quyết định

Thành phần hao phí

Hao phí trong SX Gồm P,H1,H2

Có cả hao phí ngoài sx

Phương pháp tính

Tính từng thành phần co từng sản phẩm và tính trước khi chi vật tư

Tính theo phương pháp bình quân và tính sau khi đã chi vật tư

Số lượng

-là cơ sơ xác định nhu cầu vật tư

-luôn nhỏ hơn thực chi

Lượng thực chi VT,để tính giá thành sản phẩm

Câu 14: Cho biết cơ cấu của mức tiêu dùng NVL và xu hướng biến động của chúng

KN: Tû lÖ phÇn tr¨m cña tõng bé phËn cÊu thµnh trong møc tiªu dïng vËt tư­ ®ư­îc gäi lµ c¬ cÊu cña møc.

*Mét møc ®­îc coi lµ khoa häc vµ tiÕn bé khi møc ®ã tho¶ m·n hai ®iÒu kiÖn c¬ b¶n:

> Møc ph¶i cã c¸c thµnh phÇn tiªu hao ®­ược coi lµ hîp lý trong ®iÒu kiÖn nhÊt ®Þnh cña s¶n xuÊt,

> Tõng thµnh phÇn tiªu hao cã mèi t­¬ng quan tû lÖ nhÊt ®Þnh theo xu h­íng tiÕn bé.

*NhiÖm vô cña c«ng t¸c ®Þnh møc lµ ph¶i ph¸t hiÖn ra c¸c quan hÖ tû lÖ nµy ®Ó cã nh÷ng biÖn ph¸p gi¶m møc tiªu dïng vËt tư

Mét møc tiÕn bé lµ møc cã c¬ cÊu :

Träng l­ưîng cã Ých lín h¬n tû träng cña phÇn hao phÝ do ®iÒu kiÖn s¶n xuÊt ®ßi hái:

Tû träng cña phÇn hao phÝ thø 3 nhá h¬n phÇn hao phÝ thø 2:

* Xu h­íng vËn ®éng cña tõng bé phËn trong møc:

T¨ng phÇn hao phÝ cã Ých

- Gi¶m tû träng hao phÝ v« Ých vµ H2 0

- Gi¶m gi¸ trÞ tuyÖt ®èi cña møc.

Câu 15: Tiêu chuẩn hao phí. Vai trò và cách vận dụng

KN: Tiêu chuẩn hao phí NVL là một tài liệu ban đầu về các phế liệu và mất mát nguyên vật liệu trong quá trình sx sp theo những đk sx và chuyên dùng để định mức tiêu dùng NVL

Vai trò:

Tiêu chuẩn hao phí NVL làm cho việc tính mức trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng hơn

Tiêu chuẩn hao phí NVL cũng là đòn bẩy thúc đẩy sx áp dụng chế độ làm việc mới, những phương pháp quản lý thích hợp, vạch cho sx những phương hướng trang bị kỹ thuật mới có năng suất cao

Câu 16: Phân biệt tiêu chuẩn hao phí với mức tiêu dùng NVL

Mức td NVL bao gồm nhiều khoản mục hao phí như: hao phí hữu ích, hao phí trong quá trình công nghệ và hao phí khác. Còn các tiêu chuẩn hao phí NVL chỉ là một khoản mục hao phí cụ thể nào đó, chịu ảnh hưởng của một hay vài nhân tố ảnh hưởng của quá trình công nghệ

Mức td NVL là căn cứ quan trọng để tính nhu cầu NVL cho sx, lập đơn hàng, cấp phát vật liệu cho phân xưởng, tính giá thành sp,… Nhưng các tiêu chuẩn hao phí thì lại không sd đc trực tiếp vào các công việc này

Mức td NVL cho chi tiết nào, sp nào, chỉ có td định mức cho sp đó, chi tiết đó, còn tiêu chuẩn hao phí NVL thì trong 1 điều kiện sx như nhau, có thể dùng để định mức cho nhiều loại chi tiết khác nhau, thuộc các sp khác nhau.

Tiêu chuẩn hao phí và mức tiêu dùng NVL

Tiêu chí

Mức tiêu dùng

Tiêu chuẩn hao phí

Về cấu thành

M = P +

Trong đó:

M : mtd nvl để sx ra 1 chi tiết sp ( 1 sp dịch vụ hoặc 1 công việc)

P : chi phí có ích

: những hao phí có ích trong quá trình sx

Căn cứ để áp dụng

Xác định nhu cầu, lập đơn hàng, cấp phát vật tư

Mức chi tiết, sp nào chỉ áp dụng cho chi tiết và sp đó

Chỉ dùng để tính mức tiêu dùng

Được dùng chung cho các chi tiết, sp có đk sx giống nhau

Tiêu chuẩn hao phí và các bảng barem khác:

Không phải tất cả các tài liệu, số liệu ban đầu đều dùng để tính mức tiêu dùng và đều là tiêu chuẩn hao phí vật tư. Loại tiêu chuẩn này chỉ bao gồm những số liệu về phế liệu và mất mát trong quá trình sxsp => cách tính cp hữu ích khác nhau.

Câu 17: Các loại tiêu chuẩn hao phí và ý nghĩa

Phân loại theo phạm vi sử dụng:

+ tiêu chuẩn doanh nghiệp- dùng trong phạm vi một doanh nghiệp, là những tiêu chuẩn xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới những hao phí ở ngay nơi sản xuất hoặc trong phòng thí nghiệm của DN. Tiêu chuẩn đc lập riêng cho từng DN và chỉ dùng cho DN đó thôi

+ Tiêu chuẩn ngành, dùng cho phạm vi một ngành, là tiêu chuẩn đc lập ra trên cơ sở những điều kiện sản xuất chung của các DN trong nghành đó. Các tiêu chuẩn này do các cơ quan thiết kế hay nghiên cứu của ngành lập nên

Ngoài ra khi quy mô sản xuất được mở rộng ra toàn quốc hoặc quốc tế, có thể có thêm tiêu chuẩn liên ngành.

Phân loại theo mức độ tổng hợp các tiêu chuẩn:

+ tiêu chuẩn chi tiết: là tiêu chuẩn hao phí của những bộ phận hao phí cụ thể của mức tiêu dùng NVL. DÙng tiêu chuẩn này thì đảm bảo sự chính xác của mức, nhưng lại không đảm bảo mức nhanh gọn. vì vậy trong đk sản xuất nhất định thường sd tiêu chuẩn tổng hợp. trong sx hàng loạt thì sd tiêu chuẩn này hợp lý nhất vì nó đòi hỏi chuyên môn hóa cao, độ tỉ mỉ và chính xác của các khâu lớn.

+ tiêu chuẩn tổng hợp là tiêu chuẩn hao phí do một vài hao phí chi tiết tạo thành. Tiêu chuẩn này cho thấy sự hao phí nói chung trong quá trình sản xuất chi tiết. Tuy nhiên các tiêu chuẩn ở mức tổng hợp càng cao thì càng kém chính xác. Trong sx quy mô nhỏ thường dùng tiêu chuẩn này ở những độ khác nhau.

Câu 18: nguyên tắc, trình tự lập tiêu chuẩn hao phí

Nguyên tắc:

+ các tiêu chuẩn chi tiết phải lập theo từng phần tử hao phí cụ thể, tiêu chuẩn tổng hợp gồm 2 or nhiều phần tử hphi’ cụ thể

+ căn cứ vào đk sd nguyên liệu cụ thể trong sx để tính lượng hphi’ mỗi phần tử, qua phương pháp thí nghiệm và ktra cũng bằng pp này

+ tiêu chuẩn phải thể hiện trước đc khả năng tiết kiệm NVL và sẽ đc bổ sung trong quá trình sau này.

Trình tự

Chuẩn bị lập tiêu chuẩn

căn cứ vào yêu cầu của sản xuất, loại hình sản xuất để định ra mức độ tổng hợp cần thiết các tiêu chuẩn:

+ xác định các nhân tố ảnh hưởng tới mỗi phần tử hao phí cụ thể, các nhân tố ảnh hưởng tới toàn bộ tiêu chuẩn nói chung

+ xác định số lần thực nghiệm (khảo sát) tối thiểu để lập đc các tiêu chuẩn theo yêu cầu và lập biểu mẫu tiêu chuẩn, số lần phải nhỏ nhất để giảm thời gian khảo sát nhưng phải đủ lớn để thể hiện đc quy luật.

Số lần khảo sát và khoảng ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ thuận với nhau. Khoảng ảnh hưởng càng lớn thì số lần càng nhiều. Do đó có thể tính số lần theo ct:

n=  + 3

n: số lần khảo sát tối thiểu

Amax = trị số lớn nhất của nhân tố ảnh hưởng

Amin = trị số nhỏ nhất của nhân tố ảnh hưởng

+ khoảng cách 2 trị số liên tiếp trong các yếu tố ảnh hưởng

h= 

trị số được tính theo ct: An = An-1 + h

bước này kết thúc ở khâu lập biểu mẫu tiêu chuẩn, giúp cho k bị nhầm lẫn và xác định rõ những giá trị cần khảo sát

Tiến hành khảo sát trên thực tế và hệ thống các kq thu đc

Số liệu thực nghiệm là cơ sở lập nên tiêu chuẩn hao phí nên phải thật chính xác. Tùy theo yêu cầu và công dụng các tiêu chuẩn để lựa chọn đk và cách thức hệ thống hóa số liệu cho phù hợp. với tiêu chuẩn chi tiết dùng riêng thì những nhân tố ảnh hưởng phải thể hiện được đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp. tiêu chuẩn ngành cũng có thể lấy trực tiếp qua thực nghiệm, cũng có thể tính gián tiếp

Phân tích kết quả thực nghiệm và lập tiêu chuẩn

Các kq thu đc sau 1 số lần thực nghiệm chưa đủ để lập ngay các tiêu chuẩn vì các kq còn mang tính chủ quan, ngẫu nhiên và số lần thực nghiệm k nhiều, k đáp ứng được sự phong phú đa dạng của thực tế sx

Ngoài những hao phí với 1 số nhân tố ảnh hưởng đem thực nghiệm, phải tính đc tất cả các hao phí ứng với các trị số của các nhân tố ảnh hưởng đó

Sau khi xây dựng xong các tiêu chuẩn cần đc ktra trong sx. Việc bổ sung, điều chỉnh chỉ được thừa nhận khi có ktra của kỹ thuật, giám đốc đơn vị, hay các cấp có thẩm quyền.

VÍ DỤ:

Lập tiêu chuẩn cho 1 thanh thép cắt thành phôi chi tiết. gồm 3 phần tử hao phí cụ thể: hao phí do cắt bỏ đầu thanh thép, do phần cặp khi cắt, do thanh thép bị hỏng.

Xđ nhân tố ảnh hưởng: hphi’ do cặp khi cắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trang thiết bị cắt, đường kính thanh, chiều dài thanh, hình dạng mặt cắt, phương pháp cắt…

Xđ số lần thực nghiệm:đg kính thanh thép nhỏ nhất là 10mm, lớn nhất 40mm. => số lần thực nghiệm n=   + 3 = 5 lần và h=   = 7,5mm

Trị số cụ thể là D1= 10mm, D2= 10+7,5 =17.5mm …

Lập biểu mẫu tiêu chuẩn

Câu 19: Phương pháp tính mức theo thống kê kinh nghiệm: khái biệm, nội dung, ưu nhược, đk áp dụng

Khái niệm: đây là phương pháp tính mức tiêu dùng nguyên liệu cho kỳ kế hoạch dựa vào những số liệu thực chi về NVL để sản xuất ra sản phẩm trong kỳ báo cáo.

Nội dung: trình tự tính định mức gồm các bước sau:

Bước 1: thu nhập các số liệu về tiêu dùng bình quân kỳ báo cáo.

Bước 2: Tính thực chi bình quân Mo

- Cách thứ nhất dùng phương pháp bình quân số học:

Trong đó:   : thực chi bq về NVL cho 1 đvsp báo cáo.

Pi: lượng thực chi về NVL để sản xuất một đvsp của lần quan sát thứ i.

n: số lần quan sát.

Áp dụng công thức này trong TH chỉ nắm được lượng NVL thực chi qua từng lần quan sát.

- Cách 2 là dùng phương pháp bình quân gia quyến:

Trong đó:  : Lượng sản phẩm sản xuất trong lần quan sát thứ i.

 : lượng thực chi về NVL để sản xuất ra một đvsp của lần quan sát thứ i

PP này áp dụng khi biết lượng sản phẩm sx ra qua từng lần quan sát.

Bước 3: Xác định mức tiêu dùng NVL cho kỳ kế hoạch.

Xảy ra 3 trường hợp:

- TH1:   > 0,5 => xu hướng giảm tiêu dùng rõ ràng.

trong đó n’ : số lần q.sát của lượng thực chi NVL cho 1 sp thấp hơn thực chi bình quân kỳ báo cáo, chiếm quá nửa tổng số lần qsat.

Trong đó:  : mức tiêu dùng NVL kì kế hoạch

 : tổng thực chi NVL thấp hơn thực chi bình quân để sx ra một đvsp

n’ : tổng số lần qsat có thực chi NVL thấp hơn thực chi bq.

- TH2:   < 0,5 => chưa có xu hướng tiêu dùng giảm.

- TH3:  = 0,5 => xu hướng tiêu dùng giảm nhưng ko rõ ràng.

Bước 4: Kiểm tra sự thảo mãn của mức theo công thức:   <   <  

Ưu, nhược điểm.

- Ưu điểm: Tính toán đơn giản, dễ ứng dụng, tiết kiệm được thời gian, phục vụ kịp thời cho công tác định mức và công tác kế hoạch hóa ở DN.

- Nhược điểm:

+ Giữ lại những mất mát và những chi phí NVL ko hợp lý của kỳ báo cáo cùng những nhân tố lạc hậu của sx.

+ Mang nặng tính chất chủ quan, khó đảm bảo mức độ chính xác.

+ Ko phải là pp tiến bộ có thể động viên được đầy đủ mọi khả năng tiết kiệm NVL và áp dụng những kỹ thuật mới, pp tổ chức sx mới.

- Áp dụng: khi đksx của kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo ko có những thay đổi lớn.

Câu 20: Phương pháp tính mức theo thí nghiệm kinh nghiệm: khái niệm, nội dung, ưu nhược, đk áp dụng, yêu cầu.

Khái niệm: PP thí nghiệm kinh nghiệm là dựa vào các kết quả thí nghiệm có kết hợp vs kinh nghiệm của sx để định mức tiêu dùng NVL cho 1 đvsp (hay 1 khối công việc).

* Nội dung: trình tự lập mức theo pp thí nghiệm kinh nghiệm

- B1: chuẩn bị đk thí nghiệm

+ Nghiên cứu các tài liệu về thiết kế sp, quy trình công nghệ sx, danh mục NVL…

+ Chuẩn bị máy móc, thiết bị, nơi làm việc, người lao động…

+ Chuẩn bị dụng cụ đo lường số thực chi về VL trong quá trình thí nghiệm.

+ Thiết kế và chuẩn bị các biểu mẫu để ghi chép kết quả.

- B2: Tiến hành thí nghiệm

+ Cán bộ phải theo dõi, qsat, và phân tích các loại phế liệu trong quá trình sx, tìm ra nguyên nhân hao phí và đề ra bp giảm mức.

+ Cần tiến hành thí nghiệm nhiều lần, đảm bảo tính đại diện và đặc trưng các kết quả thí nghiệm về các phát sinh chi phí NVL trong quá trình sx.

+ Mỗi lần cân đo phải chính xác và ghi vào các biểu báo thống kê.

- B3: tổng hợp và phân tích số liệu.

Được tiến hành theo số liệu đã ghi ở các bảng biểu thống kê.

- B4: Xác định mức tiêu dùng NVL.

Hội đồng thí nghiệm căn cứ vào kết quả từng lần sx thí nghiệm để chọn phương án sx tốt, đảm bảo chất lượng sp, hao phí LĐ và vật tư ít nhất.

- B5: Tiến hành sx thử và ban hành mức tiêu dùng NVL.

* Ưu, nhược điểm và đk áp dụng:

- Ưu điểm:

+ Các mức xây dựng theo pp này có tính chính xác cao hơn so vs pp thông kê báo cáo và đã loại trừ được những hao phí không hợp lý.

+ Dễ tiến hành, cho kết quả rõ ràng.

- Nhược điểm:

+ Phụ thuộc vào đk thí nghiệm, mang tính chất cá biệt.

+ Các số liệu rút ra qua thí nghiệm chưa cho phép phân tích thật khách quan và cụ thể từng nhân tố ảnh hưởng đến mức.

+ Mang tính tổng hợp do đó khó đề ra biện pháp giảm mức triệt để nhằm tiết kiệm yếu tố vật chất trong sx.

- Áp dụng: pp này thường dùng để định mức cho các sp mới, các loại VL hóa chất, các sp dùng các loại VL có phẩm chất ko ổn định.

- Yêu cầu:

+ Điều kiện thí nghiệm phải phù hợp điều kiện sx thực tế- bao gồm cả điều kiện kỹ thuật của sx như trang thiết bị, quy trình công nghệ, ppsx và điều kiện tổ chức qly sx: dây chuyền sx, hậu cần vật tư cho sx, trình độ của người LĐ…

+ Điều kiện thí nghiệm phải mang tính chất đại diện.

Câu 21: ưu nhược điểm chung của cả 2 phương pháp:

* Ưu điểm:cả 2 pp đều dễ tiến hành, dễ ứng dụng, phục vụ hiệu quả cho công tác định mức và kế hoạch hóa của DN.

Nhược điểm: cả 2 pp trên các số liệu, kết quả rút ra được còn mang tính chủ quan, chưa cho phép phân tích khách quan và cụ thể.

Câu 22: Tính mức theo phân tích tính toán: khái niệm, trình tự, ưu nhược, đk vận dụng:

Khái niệm:

Thực chất của phương pháp là tính mức cho từng chi phí của sản phẩm dựa trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến chi phí vật liệu, tính toán toàn bộ những tiêu hao vật liệu trong sản xuất và tổng hợp thành mức.

Trình tự:

Nghiên cứu tài liệu ban đầu: các tiêu chuẩn nhà nước vè chất lượng sản phẩm sẽ sản xuất, thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm, đăc điểm của vật liệu sử dụng…Tuy nhiên tùy từng ngành, tùy theo danh mục vật liệu sử dụng và sản phẩm sản xuất mà chọn tài liệu phù hợp.

Phân tích và tính toán từng phần tiêu hao: từ tài liệu đã biết, tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng vật liệu, rồi tính toán cụ thể từng phần tiêu hao tạo ra mức.

+ Dựa vào công nghệ sản xuất xác định, kiểm tra tính tiến tiến của phương pháp, kiểm tra kết cấu sản phẩm đã lựa chọn.

+ Xác định phần hao phí vật liệu hữu ích.(P)

+ Tính toán những hao phí trong quá trình công nghệ.(H1)

+ Tính hao phí khác chủ yếu vào tình hình cung ứng vât liệu của năm trước và dự kiến tình hình cung ứng của năm kế hoạch.(H2)

Tổng hợp mức cho một sản phẩm

Từ các loại hao phí P, H1, H2 ngưới ta tổng hợp lại thành mức của một chi tiết sản phẩm. Mức của sản phẩm là tổng các mức của các chi tiết tạo nên sản phẩm.

Những ưu điểm, nhược điểm:

Ưu điểm:

Đây còn gọi là phương pháp phân tích kinh tế kĩ thuật, là một phương pháp tiến bộ hơn cả. Mức lập theo phương pháp này sẽ khắc phục được thiếu sót của hai phương pháp kinh nghiệm và phương pháp nhịp độ phát triển bình quân, kết quả thu được sẽ chính xác và khoa học hơn. Mức được phân tích chi tiết, tính toán cụ thể hơn, có căn cứ khoa học hơn, có tính đến việc áp dụng các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.

Nhược điểm:

Phương pháp đòi hỏi phải phân tích và tổng hợp nhiều loại tài liệu khác nhau. Định mức theo phương pháp này cán bộ phải có trình độ cao về kinh tế kĩ thuật, lại mất nhiều công phu.

Điều kiện áp dụng:

Phương pháp phù hợp với điều kiện sản xuất lớn, sản xuất hàng loạt. Các sản phầm của loại hình sản xuất thường ổn định nên làm cho nguyên vật liệu tiêu dùng cũng ổn đinh.

Câu 23: Phương pháp tính theo sp đại diện và công thức tính mức. thực chất của phương pháp tính mức

Thực chất của phương pháp này là phân những sản phẩm khác nhau thành từng nhóm theo những đặc tính chung về cấu tạo, công dụng, quy trình sản xuất. Trong mỗi nhóm lấy một sản phẩm làm đại diện và tính mức cho sản phẩm khác trong nhóm thông qua hệ số quy đổi.

Các bước tiến hành:

Phân nhóm và chọn sản phẩm đại diện: trong mỗi nhóm phải chọn một sản phẩm đại diện, Sản phẩm địa diện nói chung phải điển hình cho nhóm về mặt kích thước và về mặt số lượng.

Xác định hệ số tính đổi của sản phẩm trong nhóm.

Ki= Pi/Pdd

Trong đó:

Ki: hệ số tính đổi của sản phẩm định mức trong nhóm.

Pi: trọng lượng của sản phẩm định mức.

Pdd: trọng lượng của sản phẩm định mức.

Tính mức cho các sản phẩm trong nhóm teo sản phẩm đại diện

Mi= Mdd* Ki

Trong đó:

Mi: mức của sản phẩm phái tính.

Mdd: mức của sản phẩm đại diện( đã được tính theo một trong những pp định mức cơ bản)

Câu 24: Thực chất của phương pháp tính mức theo sp tương tự, công thức

Thực tế, do yêu cầu thí nghiệm một loại sản phẩm mới hay thay thế một số chi tiết…chúng ta phải sản xuất một mặt hàng mới số lượng ít. Trong những trường hợp sản xuất đơn chiếc như vậy, vẫn phải có các mức để tiết kiệm nguyên liệu, và nếu sử dụng phương pháp tính định mức khác không đủ thời gian và không kinh tế. Vì vậy, để có mức kịp thời và chính xác, người ta lấy trong số sản phẩm đã sản xuất ra một sản phẩm tương tự sản phẩm sẽ sản xuất, rồi căn cứ tính mức cho sản phẩm này. Đó là phương pháp định mức theo sản phẩm tương tự.

Sản phẩm tương tự phải là sản phẩm tương tự với sản phẩm cần định mức trên các mặt: danh mục vật liệu sử dụng, kết cấu sản phẩm, cơ cấu của vật liệu tham gia thành sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất.

Trình tự các bước tính mức:

Chọn sản phẩm tương tự: phân tích két cấu của sản phẩm, tính tỉ lệ của các loại vật liệu sử dụng và hệ số sử dụng từng loại vật liệu.

Tính mức tiêu dùng từng loại vật liệu cho sản phẩm sản xuất

Mi= Pdm*Titt/Kitt

Trong đó:

Mi: Mức tiêu dùng loại vật liệu i để sản xuất sản phẩm.

Pđm: Trọng lượng tinh của sản phẩm định mức.

Titt: Tỉ lệ vật liệu i trong sản phẩm tương tư.

Kitt: hệ số sử dụng loại vật liệu I của sản phẩm tương tự.

Tổng hợp mức của các loại vật liệu tạo ra sản phẩm:

M=tổng khối lượng các danh mục vật liệu

Câu 25: Trong sx kinh doanh người ta thg sd phương pháp nào để tính mức td vật tư

Câu này t thấy bạn Dự đưa ra 4 phương pháp đã nêu ở trên :3

Câu 26: Phân tích nhiệm vụ của tổ chức đm ở các đơn vị cơ sở

Nhiệm vụ tổ chức đm ở các đơn vị cơ sở là:

Tiến hành xd các mức chi tiết, mức bộ phận và mức tổng hợp cho từng phân xưởng hay ngành sx chính, phị trong phạm vi dn có sự tham gia của các bộ phận kĩ thuật của các phân xưởng.

Nghiên cứu tổng hợp các loại mức của dn.

Tổ chức xét duyệt mức theoo sự phân công quản lý đm

Phổ biến mức kịp thời cho từng phòng ban, phân xưởng, tổ đội sx và cho từng công nhân

Cùng với các phòng ban, phân xưởng có liên quan, tiến hành nghiên cứu và có các biện pháp để thực hiện mức và phấn đấu giảm mức

Quản lý thực hiện mức trong dn, thường tập trung chủ yếu vào các nội dung:

Phối hợp cùng với các phòng ban có liên quan để thực hiện các biên pháp giảm mức

Thu thập số liệu và tình hình để phân tích và báo cáo tình hình thực hiện mức cho lãnh đạo dn

Tổng kết kinh nghiệm tiết kiệm và phổ biến kịp thời những kinh nghiệm đó trong sx

Tiến hành điều chỉnh mức theo sự phân cấp quản lý đm và thông báo kịp thời cho các bộ phận, phân xưởng liên quan.

Câu 27: Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức quản lý Nhà Nước về đm tiêu dùng.

Đưa ra cho các tổ chức đm ở ngành sx và dn các chỉ thị, nghị định của chính phủ, các văn bản hướng dẫn về mặt phương pháp tính toán mức chuyên dùng trong từng ngành riêng biệt, các tiêu chuẩn hao phí nvl trong ngành

Xd hoàn thiện các điều lệ, chế độ về xd mức và quản lý thực hiện mức td NVL trong hệ thống quản lý

Xd, hướng dẫn dn thực hiện các biện pháp thực hiện mức và phấn đấu giảm mức

Thu thập tình hình và số liệu báo cáo để phân tích tình hình thực hiện mức của các ngành, dn trong phạm vi quản lý. Tổng kết lại và kịp thời xử lý những sai phạm nếu có.

Câu 28: Các chỉ tiêu phân tích đánh giá tình hình sử dụng vật tư. Ý nghĩa kinh tế của chúng

Phân tích chỉ số cá thể về mức tiêu dùng một loại vật liệu để sản xuất một đơn vị sản phẩm đồng loại.

Trong đó: M1 - Lượng nguyên vật liệu thực tế tiêu dùng;

M0 - Mức tiêu dùng nguyên vật liệu.

P hân tích chỉ số mức tiêu dùng một loại nguyên vật liệu để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau:

Trong đó: qi - Lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.

Phân tích chỉ số mức tiêu dùng nhiều loại nguyên vật liệu để sản xuất của một loại sản phẩm.

Trong đó: Poi - Đơn giá nguyên vật liệu i (giá cố định)

P hân tích chỉ số mức tiêu dùng nhiều loại nguyên vật liệu để sản xuất nhiều loại sản phẩm:

Phân tích theo các dạng chỉ số kể trên, ta có nhận xét sau

- Đây là những chỉ số cơ bản được áp dụng phổ biến trong việc phân tích tình hình mức tiêu dùng nguyên vật liệu

- Trong quá trình phân tích, tuy dùng nhiều dạng chỉ số khác nhau, nhưng chúng đều có 1 đặc điểm chung là sự biến động của các chỉ số này diễn ra như sau:

Nếu I = 1, kết quả là thực hiện được mức kế hoạch

Nếu I > 1: Lượng tiêu dùng thực tế lớn hơn mức kế hoạch

Nếu I < 1, lượng tiêu dùng thực tế nhỏ hơn mức kế hoạch

Căn cứ vào kết quả phân tích I, ta có thể kết luận rằng I < 1 là tốt nhất. Vì M1 < M0 như vậy thực tế giảm được mức, nên tiết kiệm được nguyên vật liệu trong sản xuất; I > 1, đây là kết quả xấu, vì M1 > M0 nên gây ra tình trạng bội chi.

+ Phân tích hiệu quả tổng hợp của việc thực hiện mức

(m0 - m1) > (A1 - A0) + (B1 - Bo)

Trong đó:

mo - Giá trị nguyên vật liệu tính theo mức kế hoạch.

m1 - Giá trị nguyên vật liệu, lượng tiêu dùng thực tế.

Ao, A1 - Giá trị về hao phí lao động tính bằng tiền lương bình quân phân bố cho một đơn vị sản phẩm theo kế hoạch và theo thực tế.

Bo, B1 - Giá trị về hao mòn thiết bị tính cho một đơn vị sản phẩm kế hoạch, và thực tế, tính theo mức khấu hao tài sản.

ở những nước có nền sản xuất phát triển, do đòi hỏi của hạch toán kinh doanh, nên vế trái của biểu thức phải lớn hơn vế phải biểu thức:

(mo - m1) > (A1 - A0) + (B1 - Bo)

Đối với nước ta, trong điều kiện sản xuất chưa phát triển, nguyên vật liệu còn phụ thuộc nhập ngoại, nên trong từng điều kiện cụ thể vẫn phải chấp nhận:

(m1 - m0) = (A1 - A0) + (B1 - Bo)

Rõ ràng giảm mức trong trường hợp này là do tận dụng phế liệu, bằng cách phải đầu tư thêm vốn (lao động và thiết bị) để tăng khối lượng sản phẩm sản xuất.

Câu 29: Trình tự và nội dung phương pháp phân tích kinh tế quản lý thực hiện mức.

Bản chất: pp phân tích kinh tế là pp quản lý mức dựa vào các chỉ tiêu kinh tế cơ bản có quan hệ với nhau, biểu hiện động thái tăng (giảm) lượng nvl hao phí trong sản xuất để phân tích kết quả thực hiện mức. Khi sử dụng pp này cần chú ý:

Khái quát được tính quy luật về lượng vật tư tiêu dùng thực tế trong sxkd so sánh với mức

Chỉ rõ nguyên nhân làm tăng hoặc giảm mức tiêu dùng nvl để từ đó có thể đưa ra các biện pháp để sd hợp lý, tiết kiệm nvl

Nội dung:

Hệ thống các chỉ tiêu về việc td nvl

Lượng vật tư tiết kiệm tuyệt đối

Tiêu dùng thực tế bình quân theo mức và so sánh với mức.

Mo-M1 = 0 => td đúng mức

>0 => tiết kiệm

<0 => vượt mức

Tiết kiệm tương đối

Tỷ lệ giảm mức

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiên mức

Chỉ số phản ánh tình hình thực hiện mức tiêu dùng 1 loại nvl để sx ra 1 loại sp

Chỉ số phản ánh tình hình thực hiện mức tiêu dùng 1 loại nvl để sx ra nhiều loại sp

Chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu dùng nhiều loại nvl để sx 1 loại sp

Chỉ số phản ánh tình hình thực hiện mức td nhiều loại vật liệu để sx ra nhiều loại sp.

Câu 30: : Phương pháp phân tích kĩ thuật trong quản lý thực hiện mức

Phương pháp phân tích kỹ thuật

Hình thức của phương pháp phân tích kỹ thuật là tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện mức trong quá trình sản xuất và tổ chức thao diễn kỹ thuật. Thông thường, người ta thực hiện kết hợp cả 2 hình thức này để quản lý

Mục đích của kiểm tra: Một mặt, hướng dẫn tiêu dùng, nhắc nhở để gây thói quen ý thức chấp hành định mức đối với người lao động

Các loại kiểm tra :

- Kiểm tra thường xuyên

- Kiểm tra định kỳ

- Kiểm tra đột xuất

Nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra số lượng và chất lượng vật tư đã cấp phát ban đầu

+ Kiểm tra quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm qua các công đoạn của dây chuyền sản xuất.

+ Kiểm tra số lượng tại chế phẩm và sản phẩm sản xuất ra tại thời điểm kiểm tra, đem đối chiếu so sánh với số lượng và chất lượng nguyên vật liệu được phép đưa vào sử dụng để sản xuất

Về nội dung của phương pháp phân tích kỹ thuật

Chủ yếu là xác định được nguyên nhân của kết quả, đồng thời phát hiện nhân tố tích cực về phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức lao động và sản xuất.

Câu 31:Nội dung và yêu cầu quản lí thực hiện mức.

A, Nội dung Quản lý thực hiện mức

Quản lý thực hiện mức thường tập trung và 3 nội dung sau:

1.Các loại mức đã ban hành và ý thức thực hiện mức trong các khâu,các quá trình kinh doanh có liên quan,trong đó chủ yếu là quản lý thực hiện trong các khâu:

+ Lập kế hoạch,nhất là kế hoạch nhu cầu vật tư.Trong xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp mức được sử dụng làm căn cứ tính toán nhu cầu vật tư cho sản xuất.Không tuân thủ mức trong tính toán xây dựng kế hoạch sẽ ây ra hiện tượng thừa thiếu nguyên vật liệu trong sản xuất.Thừa NVL gây nên hiện tượng ứ đọng vốn,còn thiếu nguyên vật liệu sẽ không đảm bảo được kế hoạch sản xuất sản phẩm và do đó ảnh hưởng đến việc thức hiện hợp đồng mua bàn hàng hóa.

+ Cấp phát vật tư cho sx:Đây là khâu mà VT từ kho của các doanh nghiệp được cập phát cho các đơn vị tiêu dùng trong DN đẻ thực hiện nhiệm vụ sx được giao.Nếu cấp phát không căn cứ vào mức thì sẽ cấp phát một cách tùy tiện,gây lãng phí VT trong sx.Vì vậy quản lý thực hiện mức chặt chẽ ỏ khâu này sẽ có tác dụng hướng dẫn tiêu dùng và tạo điều kiện để sd và QL VT tốt hơn trong nội bộ DN

+ Khâu sd VT trong sx: Trong quá trình sx,NVL được tiêu dùng để tạo ra giá trị sd mới phù hợp với nhu cầu thị trường.QL SD mức chặt chẽ trong quá trình sử dụng VT sẽ đem lại hiệu quả KD thiết thực,đồng thời phát huy được khả năng tiết kiệm VT đẻ nâng cao kkhar năng cạnh tranh trên thị trường.

2 .Nguồn và biện pháp khai thác các nguồn khả năng để thực hiện mức và phấn đấu giảm mức: Bất kì một doanh nghiệp hay nghành sx nào cũng vậy,nguồn khả năng tiết kiêm rất lớn.Nhưng ,làm thế nào để khai thác và phát huy được nguồn khẳ năng ấy để mang lại hiệu quả kinh doanh thiết thực có một ý nghĩa rất lớn đối với các DN.Mỗi nguồn tiết kiệm có nhiều biện phấp tiêt kiệm.Người ta thuông phân thành từng khâu :SX,LT,TD.Trong mỗi khâu có nhưng nguồn và biện pháp thích hợp.

3. Các chính sách, chế độ ,quy trình , quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và hiệu lực của các VB đó trong thức tế sx.Quản lý mức tiêu dùng NVL phải dựa trên cơ sở các VB pháp lý hiện hành _ quản lý bằng chế độ chính sách.

B,Yêu cầu quản lý thực hiện mức ỏ DN:

+ Phòng quản trị VT nắm vững tình hình sd NVL một cách kịp thời và cụ thể,so sánh đố chiếu với các mức đã ban hành,tìm nguyên nhân gây ra sự tăng giảm lượng NVL thức tế tiêu dùng,có biện pháp khắc phục hiện tượng gây lãng phi NVL,động viên nhân tố tích cức để khai thác khả năng tiết kiệm.

+ Chủ động tìm mọi biện pháp để phat huy mọi khả năng tiết kiệm NVL, thực hiện giảm mức.

+ Phân tích kết quả đánh giá thực hiện mức,tổng kết và phổ biến kinh nghiệm tiên tiến và tiêt kiệm NVL trong sx.

Câu 32: Phân tích các nhân tố a/h đến mtd NVL

- K/n: MTDNVL là lượng NVL tối đa cho phép để chế tạo ra 1 đvi sp hoặc 1 chi tiết sp hoặc hoàn thành 1 khối lượng công việc với chaats lượng quy định có tính đến tiến bộ KHKT và trình độ sxkd của DN trong từng thời kỳ cố định.

1/ các nhân tố thuộc về kỹ thuật sx của dn:

Khi xd các mtd NVL cần phải khảo sát, phân tích, tính toán tỉ mỉ dựa trên các tài liệu kỹ thuật – công nghệ của quy trình công nghệ đang áp dụng tại dn. Đó là các bản vẽ kỹ thuật, các yêu cầu về kỹ thuật công nghệ chế tạo sp hoặc chi tiết sp, bản vẽ nguyên công, các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, nhà xưởng, các loại nvl chính, phụ, các loại phụ gia, hóa chất…các phương pháp gia công chế biến sp cũng như yêu cầu về số lượng, chất lượng… cần thiết để đáp ứng yêu cầu về quy cách, mẫu mã, độ bền, chất lượng của sp. Cần phân tích, tính toán đầy đủ, toàn diện các khâu chế tạo, từ nvl đầu vào đến khâu lắp ráp hoàn chỉnh nhập kho thành phẩm, để xác định đúng các chi phí nvl tạo thành sp hoặc chi tiết sp hoặc hoàn thành 1 khối lượng công việc. đồng thời phải tính đến khả năng nghiên cứu cải tiến, áp dụng công nghệ tiên tiến, bổ sung, thay thế... kể cả các biện pháp cải tạo đk sx như nhà xưởng hoàn chỉnh hơn để giúp người công nhân có đk hơn trong việc xử dụng hợp lý và tiết kiệm nvl, giảm bớt hư hỏng phế liệu, tăng cường đc năng suất lao động.

2/ các nhân tố thuộc về tổ chức và quản lý sx của dn

Mtd nvl đc xây dựng phải qua giai đoạn tổ chức xét duyệt ở các cấp quản lý sx-kd, sau đó đc ban hành cho các đơn vị tổ chức sx-kd thực hiện. tùy theo chức năng của các đơn vị mà thực hiện mức phụ thuộc vào đơn vị sx để chế tạo ra sp. Trong các nhân tố thì việc tổ chức điều hành của các tổ chức sx cũng như trình độ tay nghề trung bình của đội ngũ công nhân việc có ý nghĩa quan trọng, quyết định việc thực hiện các mtd nvl có hợp lý và tiết kiệm hay ko.

Các nhân tố vè tổ chức va quản lý sx cuả dn có nghĩa kt đặc biệt tạo sự chủ động của đội ngũ những người sd các yếu tố khách thể để chế tạp ra sp mới. chính bản than các yếu tố này cũng có hao phí về nvl trong thành phần và cơ cấu của mức. Do đó ngay từ việc sd mức đã phải tính đến những hao phí nvl của các yếu tố thuộc về tổ chức và quản lý sx của DN. Mức độ hao phí này tùy thuộc rất lớn vào trình độ, kinh nghiệm và sự hoàn thiện của tổ chức quản lý sx, tổ chức và quản lý hâu cần vật tư của DN sxkd.

Câu 33: Phương hướng và biện pháp tiết kiệm vật tư

Phương hướng:

- Thứ nhất: giảm trọng lượng tinh của sản phẩm và hạn chế mất mát phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất. Đây là phương hướng cơ bản nhất.

- Thứ hai: sử dụng vật tư thay thế phù hợp.

- Thứ ba: tận dụng lại phế liệu, phế phẩm.

Biện pháp:

- Về kỹ thuật, công nghệ sản xuất:

+ Giảm trọng lượng tinh của sản phẩm.

+ Giảm bớt phế liệu, phế phẩm, các tổn thất trong quá trình sản xuất.

+ Sử dụng tổng hợp các loại nvl.

+ Sử dụng các loại nvl thứ cấp, các loại nvl thay thế các loại nvl rẻ tiền.

+ Sử dụng nhiều lần nvl.

+ Nâng cao chất lượng nvl, thành phẩm và công dụng của thành phẩm và các chất có ích trong nvl.

- Về tổ chức quản lý kd:

+ Đảm bảo cung ứng cho các nơi làm việc trong dn những nvl đầy đủ về số lượng, chất lượng và chủng loại, kịp thời gian yêu cầu; đồng bộ để chế tạo sản phẩm hoàn chỉnh.

+ Thực hiện việc sử dụng các loại nvl theo định mức.

+ Thực hiện dự trữ nvl theo định mức.

+ Tổ chức thu hồi, tận dụng tất cả các loại phế liệu, phế phẩm, phế thải trong quá trình sản xuất.

+ Tích cực ngăn ngừa và kiên quyết chống mọi hành vi tiêu cực, làm thất thoát nvl, nhiên liệu, sản phẩm dưới mọi hình thức.

+ Bảo quản tốt các loại nvl, hóa chất… và sản phẩm trong thời gian lưu kho của dn.

+ Sử dụng nvl theo đúng yêu cầu, đúng định mức, đúng quy trình công nghệ và đối tg.

+ Tổ chức hạch toán, ktra, ptích đánh giá hiệu quả sd nguyên nhiên vật liệu… ở dn.

- Về con người:

+ Tăng cường giáo dục về ý thức tiết kiệm, lợi ích của tiết kiệm đối với dn, đối với từng người lđ.

+ Nâng cao trình độ tay nghề của mọi công nhân.

+ Có các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần thỏa đáng, kịp thời đối với việc tiết kiệm…

+ Có chế độ giao nhận, chế độ trách nhiệm vật chất, chế độ quản lý sd máy móc tbị, nguyên nhiên vật liệu rõ ràng trong dn, trách nhiệm đến từng người công nhân để nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần chấp hành kỷ luật lđ, để sd tốt các yếu tố vật chất.

Câu 34: Phân biệt tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa

Tiêu chuẩn hóa

Tiêu chuẩn

Khái niệm

Là một lĩnh vực hoạt động

Là một văn bản được 1 tổ chức thừa nhận, phê duyệt

Mục đích

Nhằm xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất kd

Để cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính cho những hoạt động (hoặc kq hoạt động)

Sử dụng

Xây dựng nên hệ thống các tiêu chuẩn

Sử dụng chung và lặp đi lặp lại cho các công việc đã qui định trong tiêu chuẩn

- Đối tượng của TCH: là những sản phẩm, dịch vụ, quá trình và hoạt động của sản xuất kinh doanh.

- Mục đích, lợi ích:

+ Tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin.

+ Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sxkd, nâng cao năng suất lđ xh.

+ Ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, bảo vệ người tiêu dùng.

+ Tăng cường tính thay thế và tính đổi lẫn của sản phẩm trong tiêu dùng.

+ Thúc đẩy thương mại toàn cầu.

Câu 36: Các loại tiêu chuẩn? nguyên tắc, trình tự xd, cho ví dụ.

KN: Tiêu chuẩn là một văn bản được 1 tổ chức thừa nhận, xét duyệt để cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính cho những hoạt động (hoặc kết quả hoạt động), sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt đc trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.

Các loại tiêu chuẩn:

- Phân theo đối tượng tiêu chuẩn:

+ Tiêu chuẩn cơ bản: sử dụng chung cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. vd: các đvị về đo lường, ký hiệu toán học…

+ Tiêu chuẩn sản phẩm: là các tiêu chuẩn về hàng hóa hữu hình như nvl, các chi tiết, thiết bị điện, điện tử… vd: tiêu chuẩn thông số, kích thước, quy định tính năng kỹ thuật…

+ Tiêu chuẩn dịch vụ: sự đảm bảo, độ tin cậy, linh hoạt, an toàn…

+ Tiêu chuẩn về các quá trình: là các quy định mà 1 quá trình sx, quản lý phải thỏa mãn. vd: quá trình khảo sát, thiết kế, sx, ktra hay thử nghiệm cuối cùng.

- Theo mục đích của tiêu chuẩn:

+ Các tiêu chuẩn nhằm mục đích thông hiểu: thuật ngữ, ký hiệu, dấu hiệu quy ước.

+ Tiêu chuẩn nhằm giảm bớt sự đa dạng và đổi lẫn: quy cách, thông số, kích thước cơ bản, kết cấu…

+ Tiêu chuẩn nhằm mục đích chất lượng: tính năng sử dụng, chỉ tiêu chất lượng phải đạt đc, tiểu chuẩn quy định kỹ thuật.

+ Tiêu chuẩn nhằm mục đích an toàn vệ sinh.

- Theo vai trò pháp lý:

+ Tiêu chuẩn tự nguyện.

+ Tiêu chuẩn bắt buộc.

- Theo cấp tiêu chuẩn:

+ Tiêu chuẩn cấp công ty, doanh nghiệp.

+ Tiêu chuẩn của cấp ngành, hội, vd: Hội thử vật liệu Mỹ…

+ Tiêu chuẩn cấp quốc gia, vd: Mỹ (ANSI), Anh (BSI), Việt Nam (TCVN) …

+ Tiêu chuẩn cấp khu vực, vd: Tiêu chuẩn hóa châu Âu (CEN), Ủy ban Tư vấn về tiêu chuẩn và chất lượng (ACCSQ) của các nước ASEAN…

+ Tiêu chuẩn cấp quốc tế, vd: ISO, IEC, CAC, ITU…

Nguyên tắc, trình tự xd tiêu chuẩn:

- Nguyên tắc: 7

+ Đơn giản hóa: nghĩa là loại trừ sự đa dạng ko cần thiết.

+ Thỏa thuận: đòi hỏi có sự tham gia, hợp tác của tất cả các bên có liên quan, nghĩa là phải có sự dung hòa quyền lợi của các bên tham gia.

+ Áp dụng: phải áp dụng tiêu chuẩn trong sản xuất kd.

+ Quyết định, thống nhất: trong xd và áp dụng tiêu chuẩn ko phải lúc nào cũng có sự đồng thuận tuyệt đối. Do đó cần có sự quyết định thống nhất để thực hiện.

+ Đổi mới: khi thời gian và đk thay đổi cần định kỳ xem xét để đổi mới tiêu chuẩn.

+ Đồng bộ: đảm bảo sự đồng bộ giữa các loại, các cấp, các đối tượng tiêu chuẩn, đồng bộ giữa xd và thực hiện tiêu chuẩn.

+ Pháp lý: các tiêu chuẩn bắt buộc là các tiêu chuẩn quốc gia, công ty. Các tiêu chuẩn tự nguyện là để khuyến khích áp dụng.

- Trình tự xd:

+ Chuẩn bị xây dựng TCVN.

+ Biên soạn dự thảo làm việc.

+ Biên soạn dự thảo ban kỹ thuật.

+ Hoàn chỉnh dự thảo TCVN.

+ Xét duyệt TCVN.

+ Ban hành TCVN.

+ Xuất bản TCVN.

Câu 37: lợi ích và nguyên tắc của chấp nhận TCH quốc tế

Lợi ích (cơ sở để chấp nhận tiêu chuẩn hóa quốc tế theo tiêu chuẩn quốc gia)

- Công nhận tiêu chuẩn hóa quốc tế có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí xd.

- Để hội nhập các tổ chức quốc tế thường yêu cầu các quốc gia thành viên hòa hợp tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế đã có trong phạm vi và lĩnh vực đó.

- Các tổ chức TCH quốc tế ko áp đặt đk chấp nhận hoàn toàn, chấp nhận 1 phần hoặc thay đổi nội dung, tiêu chuẩn quốc tế mà tùy thuộc vào đk, hoàn cảnh, mục tiêu và thậm chí ý muốn chủ quan của cơ quan TCH quốc gia.

Nguyên tắc chấp nhận tiêu chuẩn hóa quốc tế:

- Phải được các nhà chuyên môn dịch trung thực ra tiếng Việt.

- Phải đảm bảo có tính khả thi: chỉ sửa chữa thay đổi các điều khoản của tiêu chuẩn quốc tế ở những chỗ cần thiết.

- Phải chỉ rõ phần nào là của tiêu chuẩn quốc tế, điều khoản nào là nội dung thêm vào tiêu chuẩn quốc gia.

- Nếu 1 tiêu chuẩn quốc gia tương đương với tiêu chuẩn quốc tế thì nên chỉ rõ số hiệu của tiêu chuẩn quốc tế tương ứng.

Câu 38: Nhiệm vụ của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia

- Nghiên cứu và đề ra phương hướng, chính sách, chế độ trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa

- Soạn thảo, soát xét lại và ban hành tiêu chuẩn quốc gia, nghiên cứu các biện pháp chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và nước ngoài thành tiêu chuẩn quốc gia.

- Tổ chức các hội nghị, thông báo, phổ biến, cung cấp thông tin về các tiêu chuẩn và vấn đề có liên quan tới tiêu chuẩn trong nước và quốc tế cho các cá nhân, tập thể có nhu cầu.

- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ và pháp lý về tiêu chuẩn hóa.

- Xây dựng hệ thống các chứng nhận và tổ chức công nhận các tổ chức tiêu chuẩn hóa.

- Kiểm tra, kiểm soát sau khi cấp dấu hợp tiêu chuẩn.

- Tư vấn, hướng dẫn người tiêu dùng và giải quyết các khiếu nại trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa.

Câu 39: Quan niệm về chất lượng và đặc điểm của nó

Quan niệm: chất lượng sp là tổng hợp các tính chất, đặc trưng của 1 sp tạo nên gtsd, thể hiện khả năng mức độ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao, trong những đk của sx, kt-xh nhất định.

Đặc điểm:

chất lượng là thước đo mức độ hữu ích của dtsd, biểu thị mức độ gtsd của hh hay nói một cách khác, chất lượng đc đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và người sử dụng.

nhu cầu của con người luôn biến động theo thời gian, ko gian và đk sử dụng đòi hỏi các DN phải đinh kỳ xem xét lại các yêu cầu chất lượng để sx ra những sp có chất lượng cao.

giữa các đối tượng khác nhau luôn tồn tại những nhu cầu khác nhau. DN k thể sx sp phù hợp cho từng đối tượng cụ thể mà chỉ có thế x sp phù hợp với từng nhóm khách hàng, vì vậy khi xác định chỉ tiêu chất lượng cần xem xét đến đặc điểm của các đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn các nhu cầu cụ thể đó.

nhu cầu cũng có thể công bố dưới dạng các quy định tiêu chuẩn rõ ràng hoặc k rõ ràng hoặc chỉ cảm nhân và phát hiện đc trong quá trình sd. Do đó những tính chất cũng như những đặc trưng của sp có thể đc xd bằng những chỉ tiêu, những thống ố về kt-kt- thẩm mỹ.. có thể cân, đo, đong, đếm, đánh giá đc trước và sau khi sd.

khái niệm chất lượng ko chỉ dùng đối với hh mà có thể áp dụng cho mọi thực thể. Vì vậy có thể đo lương đc chất lượng của sp hữu hình và cả chất lượng của sp vô hình

chất lượng sp vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan. Nó luôn thể hiện mối quan hệ tương tác giữa sp-con người-xh. Vì vậy chất lượng theo nghĩa rộng bao gồm giá cả, giao hàng và dịch vụ là những yếu tố thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Câu 40: vai trò của chất lượng:

k/n: chất lượng sp là tổng hợp các tính chất, đặc trưng của 1 sp tạo nên gtsd, thể hiện khả năng mức độ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao, trong những đk của sx, kt-xh nhất định.

Vai trò:

Trong cơ chế thị trường, để củng cố và mở rộng thị trường, các DN 1 mặt phải k ngừng nâng cao chất lượng sp, mặt khác, phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào trong sxkd để hạ giá thành sp. Có như vậy mới giữ đc chữ tín đối với khách hàng. Sp hh có chất lượng cao giá thành hạ sẽ giúp DN có đk mở rộng và phát triển kd một cách bền vững, khách hàng đạt đc sự thỏa mãn cao trong tiêu dùng sẽ tin tưởng và mua sắm hh của DN khi có nhu cầu. ngờ đó SN có khả năng tăng doanh thu và lợi nhuận trong kd. Chất lượng hh và dv của DN ngày càng tăng sẽ giúp cho DN có khả năng cạnh tranh trên thị trường. vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng sp là sự sống còn của DN.

Nguồn tntn có hạn. nâng cao chất lượng hh,dv cung cấp sẽ làm tăng độ thỏa mãn nhu cầu của ntd, nâng cao chất lượng sống của mọi thành viên trong xh. Vì vật đảm bảo chất lượng sp là góp phần sử dụng tiết kiệm, hợp lý tntn, nguồn lực của xh.

Hh có chất lượng cao, ntd sẽ yên tâm cũng như đc an toàn khi sd sp. Cung cấp spdv với chất lượng cao là góp phần bảo vệ ntd, nâng cao uy tín cho DN.

Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kt quốc tế, các DN kd k chỉ canh tranh với các DN trong nước mà còn phải cạnh tranh với các DN nước ngoài. Mỗi khu vực thị trường, mỗi quốc gia có cnsx phát triển ở trình độ khác nhau nên chất lượng hhdv cung ứng trên thị trường cũng rất khác nhau. Hơn nữa ở mỗi quốc gia mức độ yêu cầu về chất lượng hh cũng có những sự khác biệt. vì vậy chất lượng ngày nay đã trở thành phương tiện cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút khách hàng, để hội nhập vào nền kt khu vực và thế giới.

Câu 41: nội dung quản lý chất lượng

K/n: QLCL là tất cả những hđ có chức năng quản lý chung nhằm đề ra những chính sách chất lượng mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như: lập kế hoạch chất lượng, điều khiển kiểm soát chất lượng cà cải tiến chất lượng trong khuôn khổ chất lượng.

Nội dung:

Theo quá trình hình thành chất lượng sp, nội dung quản lý chất lượng sp bao gồm: quản lý chất lượng sp trước quá trình sx, quản lý chất lượng sp trong quá trình sx, quản lý chất lượng trong khâu lưu thông, sử dụng.

- quản lý chất lượng sp trước quá trình sx: đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, ah trực tiếp đến các giai đoạn tiếp theo của quá trình hình thành chất lượng. giai đoạn này tập trung vào quản lý các hđ như: nghiên cứu tt, xác định tiêu chuẩn chất lượng cần đạt đc của DN. Nghiên cứu và năm đc nhu cầu tt đúng đắn, dn có quyết định đúng về số lượng và chất lượng sp cần sx. Nếu sp đc thiết kế phù hợp với nhu cầu tt, nó sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trên tt.

-quản lý chất lượng sp trong quá trình sx: nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình sx, các nhà quản lý cần xác định rõ chức năng kiểm tra chất lượng trong mỗi quá trình sx, xác định trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong DN, xác định những chỉ tiêu chất lượng quản lý, đồng thời cần ghi chép số liệu theo dõi và đánh giá đúng chất lượng.

- quản lý chất lượng sau quá trình sx: đấy là hoạt động quản lý chất lượng sp trong khâu lưu thông – sử dụng bao gồm: vận chuyển, dự trữ, bảo quản, bán hàng, bảo hành, dịch vụ kỹ thuật, thanh lý sau sử dụng và tổ chức hội nghị khách hàng… tất cả các công việc này đều ah đến chất lượng sp. Nhắm hạn chế các ah xấu làm giảm chất lương sp, dn cần tổ chức hợp lý việc vận chuyển hh, làm tốt công tác kho hàng, tổ chức tốt việc tiếp nhận hh về slượng và clượng. bố trí sắp xếp hợp lý hh trong kho….

Nội dung các hoạt động quản lý chất lượng gồm: 6 nội dung

Thứ nhất: xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và lập kế hoạch chất lượng.

Thứ hai: xác định phương pháp đạt mục tiêu

Thứ ba: Huấn luyện đào tạo cán bộ

Thứ tư: triển khai thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng

Thứ năm: kiểm tra kết quả các công việc

Thứ sáu : thực hiện những tác động quản lý thích hợp

Câu 42: các nhân tố ah đến chất lượng sp:

Vi mô

a/ nguyên vật liệu: muốn sx ra spdv phải có những chi phí nhất định, trong đó các chi phí về nvl thường chiếm tỷ trọng lớn. do đó để đảm bảo sx spdv có chất lượng cần phải làm tốt công tác hậu cần nvl

b/ kỹ thuật – công nghệ: sự hình thành chất lượng của sp phụ thuộc nhiểu vào quỳ trình kỹ thuật công nghệ sx, công nghệ càng hiện đại khả năng chính xác càng cao. Mặt khác công nghệ hiện đại sẽ cho phép gia công những sp có mức độ phức tạp cao. Đây là yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của sp cho DN

c/ phương pháp tổ chức quản lý: một dn hậu cần vật tư tốt đến đâu, sử dụng ktcn hiện đại đến đâu nhưng công tác quản lý yếu kém sẽ làm cho chất lượng sp sx bị giảm sút. Ngược lại nếu tổ chức và quản lý tốt sẽ giúp cho dn tránh đc tình trạng sx sp hỏng nhiều, đảm bảo sx theo đúng kế hoạch với chất lượng phù hợp, tạo khả năng cho sx sp có chất lượng cao.

d/ yếu tố con người: con người là then chốt đối với sxkd. Trình độ cũng như ý thức của còn người sẽ ah trực tiếp đến chất lượng sp. Để sp sx có chất lượng cao, cần phải có đội ngũ người lao động chuyên nghiệp có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức chấp hành kỷ luật cao.

Vĩ mô

a/ nhu cầu của nền kt: chất lượng sp là độ thỏa mãn nhu cầu của ntd. Trên thị trường nhu cầu rất đa dạng và phong phú và ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kt song khả năng đáp ứng của nền kt là có hạn. sự hạn chế về tài nguyên, công tác tác cung ứng, tay nghề, chính sách nền kt của nhà nước… làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kt. Nói cách khác chất lượng phụ thuộc vào khả hiện thực của toàn bộ nền kt.

b/ phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng: mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều có đặc tính riêng trong tiêu dùng sp. Sự khác nhau về thói quen thị hiếu dân đến quan điểm khác nhau về chất lượng sp của cùng 1 loại sp. Vì vậy ở mỗi thị trường khác nhau chất lượng sp đc đánh giá khác nhau. Điều này đòi hỏi các dn phải đánh giá chính xác đặc điểm nhu cầu của tt để sxkd những sp phù hợp

c/ sự phát triển của KHCN: khcn ngày càng phát triển, hh sx ra ngày càng đa dạng với độ tinh xảo cao. Tiến bộ khcn ngày nay đã trở thành llsx trực tiếp làm cho chu kỳ sống của sp có xu hướng rút ngắn lại để thay thế chúng bằng những sp mới tiên tiến hơn. Do đó quan điểm về chất lượng cũng thay đổi.

d/ cơ chế quản lý: nhà nước rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sp để ngày càng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ntd, nâng cao khả năng cạnh tranh của dn, xóa bỏ các rào cản giúp cho dn hội nhập vào nền kt thế giới. mỗi cơ chế chính sách nhà nước đều tác động đến việc nâng cao chất lượng sp của DN.

Câu 43: Phân tích các nguyên tắc quản lý chất lg

Câu 45: Kiểm soát chất lg và nội dung:

Total quality Control ( kiểm tra chất lg toàn diện)

Là phương pháp kiểm tra các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp từ hành chính, tổ chức, nhân sự đến các quá trình sản xuất như thiết kế, cung ứng, sản xuất, tiêu dùng

TQM:

Thực chất TQM là quản trị một quá trình, một hệ thống hành chính kinh tế của doanh nghiệp để đạt được sự tăng trưởng lớn hơn. TQM là một hệ thống quản lý có hiệu quả, thống nhất hoạt động của những bộ phận khác nhau trong 1 tổ chức, chịu trách nhiệm khai thác các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đx đạt được, nâng cao để đảm bảo sản xuất và sd sp kinh tế nhất, thỏa mãn yêu cầu toàn diện của người tiêu dùng

Câu 47: yêu cầu và cách thức đánh giá sự phù hợp

Khái niệm: đánh giá sự phù hợp của chất lg sp là sự xem xét 1 cách hệ thống để xác định mức độ mà 1 sp có khả năng đáp ứng các yêu cầu đã quy định hoặc cam kết

Theo chñ thÓ tiÕn hµnh ®¸nh gi¸ vµ kh¼ng ®Þnh sù phï hîp, cã thÓ chia thµnh 3 lo¹i ®¸nh gi¸:

§¸nh gi¸ cña bªn thø nhÊt : Ngư­êi cung øng (bªn thø nhÊt) tù ®¸nh gi¸ s¶n phÈm cña m×nh gäi lµ b¶n tù c«ng bè cña bªn cung øng.

§¸nh gi¸ cña bªn thø hai: Kh¸ch hµng lµ bªn thø hai tiÕn hµnh ®¸nh gi¸ bªn thø nhÊt, kÕt qu¶ cña ho¹t ®éng nµy lµ sù thõa nhËn cña kh¸ch hµng.

§¸nh gi¸ cña bªn thø ba: Mét tæ chøc trung gian ®éc lËp víi hai bªn kia tiÕn hµnh ®¸nh gi¸ chÊt l­ưîng s¶n phÈm th«ng qua viÖc thö nghiÖm, gi¸m ®Þnh, chøng nhËn, c«ng nhËn sau ®ã ®­a ra c¸c chøng chØ cho ®èi t­ưîng s¶n phÈm ®­ưîc ®¸nh gi¸..

Thủ tục đánh giá chất lượng sp bao gồm:

tự công bố của người cung cấp

chứng nhận chất lg sp

giám định kiểm tra

thử nghiệm, hiệu chuẩn

công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp

câu 48: Tự đánh giá: ưu nhược, vận dụng

Thử nghiệm, hiệu chuẩn

Thử nghiệm hiệu chuẩn là hoạt động cung cấp bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm so với các yêu cầu quy định phục vụ hoạt động kiểm tra, chứng nhận, giám định. Yêu cầu đối với thử nghiệm hiệu chuẩn là tùy thuộc vào mục đích của việc thử nghiệm, khối lượng mà phép thử được tiến hành cũng như trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của phép thử. Các tổ chức thử nghiệm, hiệu chuẩn phải thỏa mãn yêu cầu các quy định trong ISO/IEC guide 25

Công nhận các tổ chức đánh giá về sự phù hợp

Tổ chức đánh giá được tổ chức quốc gia công nhận thì chứng chỉ do họ cung cấp sẽ có hiệu lực tại quốc gia đó. Sẽ có hiệu quả hơn nếu các tổ chức quốc gia được các tổ chức sự phù hợp quốc tế công nhận. Mục đích công nhận các tổ chức đánh giá sựu phù và để tránh đánh giá nhiều lần, làm tăng chi phí sản xuất, cuối cùng gây ra sự tổn hại cho người tiêu dùng mà không tăng thêm khả năng bảo vệ cho họ. Về biện pháp thực hiện, tổ chức chứng nhận tiến hành thỏa thuận đa phương và song phương nhằm giúp cho chứng nhận của các tổ chức tham gia ký kết thỏa thuận. Hình thức tổ chức công nhận quốc tế, chỉ cần một thành viên của tổ chức nói trên công nhân thì chứng chỉ sẽ có giá trị ở mọi nơi.

Câu 52: Thành phần, yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng và mối quan hệ giữa hệ thống chất lượng với quá trình.

Định nghĩa và thành phần của hệ thống quản trị chất lượng

Hệ thống quản lý chất lượng là tổ chức, công cụ và phương tiện để thực hiện mục tiêu và các chức năng của quản lý chất lượng. Theo ISO 9000: 2000, thì hệ thống quản lý chất lượng là “hệ thống quản lý để chỉ đạo và quản lý một tổ chức vì mục tiêu chất lượng”.

Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm nhiều bộ phận hợp thành và giữa các bộ phận hợp thành đó có mối quan hệ mật thiết với nhau như: cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, thủ tục, quy trình và các nguồn lực để thực hiện quản lý chất lượng.

Yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng

Hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Nhận biết các quá trình cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng chúng trong toàn bộ tổ chức

Xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình

Xác định các mực chuẩn, phương pháp cần thiết nhằm đảm bảo việc tác nghiệp và kiểm soát các quá trình có hiệu lực

Đảm bảo sự sẵn có của các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ hoạt động tác nghiệp và giám sát các quá trình

Đo lường theo dõi và phân tích các quá trình

Thực hiện các biện pháp cần thiết để đạt được các kết quả của dự định và liên tục cải tiến

Cần xây dựng và công bố các văn bản của hệ thống quản lý chất lượng: như chính sách chất lượng, các mục tiêu chất lượng, số tay chất lượng, các thủ tục, các hồ sơ và các tài liệu liên quan khác.

Mối quan hệ giữa hệ thống chất lượng với quá trình

Quá trình là một hoạt động sử dụng các nguồn lực để biến các đầu vào thành đầu ra. Một doanh nghiệp hay tổ chức muốn hoạt động có hiệu quả cần quản lý tốt các nguồn lực có liên quan và coi các hoạt động như là một quá trình.

Hình 1: Mô hình tiếp cận quá trình theo hệ thống đối với quản lý

Câu53: Những lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn iso 9000. Nguyên lý xd và vận hành hệ thống chất lg theo iso 9000

1/ nâng cao sự thỏa mãn khách hàng và cung ứng cho xh các sp,dv có chất lượng tốt: một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9000 sẽ giúp dn quản lý hoạt động sx-kd một cách có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại.

2/ tăng năng suất và giảm giá thành: thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 giúp dn tăng năng suát và giảm giá thành. Hệ thống quản lý chất lượng thưo ISO 9000 sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ, qua đó sẽ giảm khối lượng công việc làm lại và chi phí xử lý sp sai hỏng, giảm đc lãng phí về thời gian, nvl, nhân lực và tiền vốn. đông thời nếu dn có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ giảm đc chi phí kiểm tra, tiết kiệm cho cả dn và khách hàng.

3/ tăng khả năng cạnh tranh của DN: có đc 1 hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9000 sẽ đem đến cho doanh nghiệp lợi thế quản lý chất lượng phù hợp với ISO9000, dn sẽ có bằng chứng đảm bảo với khách hàng là các sp của họ sx phù hợp với chất lương mà họ đã cam kết…

4/ tăng uy tín của DN: áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để c/m chất lượng sp,dv của dn và chứng mình cho khách hàng thấy rằng các hđ của DN đều đc kiểm soát, do vậy nâng cao uy tín của DN về chất lượng sp.

Câu 54: nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO9000

1/ định hướng khách hàng:dn phụ thuộc vào khách hàng, vì thế phải hiểu nhu cầu trước mắt và lâu dài của khác hàng để thỏa mãn đc những yêu cầu đó và cố gắng đáp ứng vượt mức sự mong đợi của khách hàng

2/ vai trò của lãnh đạo: lãnh đạo dn phải xây dựng mục tiêu và phươg hướng của tổ chức, thiết lập và duy trì đc môi trường bên trong để mọi người có thể tham gia hết mình vào việc hoàn thành mục tiêu do dn đề ra

3/ được mọi người tham gia: con người là nguồn vốn hàng đầu quan trọng nhất của tổ chức, mọi người cần đem hết sức mình tham gia vào các công việc nhắm đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.

4/ tiếp cận theo quá trình: quá trình là một hoạt động hoặc một tập hợp các hđ sd các nguồn lực để biến đầu vào thành các đầu ra. Một dn hay tổ chức muốn hđ có hiệu quả cần quản lý tốt các nguồn lực có liên quan và coi hoạt động như là một quá trình.

5/ có quan điểm hệ thống

6/cải tiến liên tục: dn phải thường xuyên nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng thống qua việc sử dụng chính sách của hệ thống quản lý chất lượng thông qua việc sử dụng chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, các kết quả đánh giá… DN phải xác định và thực hiện hành động khắc phục, loại bỏ nguyên nhân của sự k phù hợp để ngăn ngừa sự tái diễn.

7/ quyết định phải dựa trên các sự kiện thực tế: các quyết định hoạt động có hiệu quả bao giờ cũng dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin. Việc đánh giá phải bắt nguồn từ chiến lược của doanh nghiệp, các quá trình quan trọng, các yếu tố đầu vào và kết quả của các quá trình đó.

8/ phát triển quan hệ hợp tác: các DN cần tạo dựng mqh hợp tác nội bộ với các dn bên ngoài để đạt đc mục tiêu chung để có thể giúp các DN thâm nhập vào thị trường mới hoặc thiết kế những sp,dv mới.

Câu 55: k/n và vai trò của hệ thống quản lý chất lượng:

k/n: HTQLCL là tổ chức, công cụ và phương tiện để thực hiện mục tiêu và các chức năng của quản lý chất lượng. bao gồm nhiều bộ phận hợp thành và giữa các bộ phận hợp thành đó có quan hệ mật thiết với nhau.

Vai trò:

HTQLCL là một bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống QTKD. Nó có quan hệ và tác động qua lại với các hệ thống khác trong hệ thống qtkd như hệ thống qtkd Mar, hệ thống qtkd công nghệ… htqlcl k chỉ là kết quả của hệ thống khác mà nó còn đặt yêu cầu cho các hệ thống quản lý khác.

Tổ chức tốt htqlcl sẽ có ý nghĩa và tác dụng trên các mặt: bảo đảm sp và dv thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng, duy trì các tiêu chuẩn mà dn đạt đc 1 cách thành công; cải tiến tiêu chuẩn trong những lĩnh vực cần thiết, kết hợp hài hòa cac chính sách và việc thực hiện của tất cả các bộ phận phòng(ban). Nâng cao hiệu quả, tạo sự ổn định và giản thời gian xử lý, tập trung quan tấm đến chất lượng, bảo đảm sp và dv đc phân. phối đúng lúc, giảm chi phí hoạt động.

Câu 56: đối tượng áp dụng ISO9000 và ND bộ tiêu chuẩn iso9000:2000

Đối tượng áp dụng

1/ các dn, các tổ chức mong muốn giành đc lợi thế nhờ việc thực thi hệ thống quản lý chất lượng này.

2/ các dn,các tổ chức mong muốn giành đc sự tin tưởng từ các nhà cung cấp của họ

3/ những người sử dụng sp

4/ các dn đánh giá hoặc kiểm tra hệ thống quản lú chất lượng để xác định mưc độ phù hợp của nó đối với bộ tiêu chuẩn ISO9001

5/ các tổ chức cung cấp dv tư vấn hoặc đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng thích hợp cho dn đó.

Nội dung bộ tiêu chuẩn iso 9000-2000:

Bộ tiêu chuẩn quốc tế Iso 9000 phiên bản năm 1987 (viết tắt là iso 9000:1987) là hệ thống tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng của một tổ chức. Chất lượng quản lý của một DN là cơ sở nền tảng để hình thành chất lượng sp và dịch vụ do DN cung ứng

Lần sửa đổi thứ nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là vào năm 1994 và phiên bản này có giá trị đến năm 2003. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994 đc phân định thành 3 mô hình riêng biệt:

Mô hình 1(ISO 9001) áp dụng cho các DN liên quan đến thiết kế, triển khai sx, lắp đặt và DV

Mô hình 2(ISO 9002) có thể áp dụng cho các DN liên quan đến sx, lắp đặt và DV

Mô hình 3(ISO 9003) là mô hình bảo đảm chất lượng áp dụng cho các DN hoạt động có liên quan đến kiểm tra, thử nghiệm và cuối cùng là bán sp

Phiên bản mới ISO 9000:2000 chỉ còn 3 bộ tiêu chuẩn

ISO 9000, hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và thuật ngữ

ISO 9001, hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu

ISO 9004, hệ thống quản lý chất lượng – hướng dẫn cải tiến hiệu quả hoạt động

Đối với các phiên bản ấn hành năm 2000, các DN chỉ áp dụng mô hình ISO 9001

ISO 9003, ISO 8402 về thuật ngữ và định nghĩa nay được đề cập cùng với các nguyên tắc cơ bản trong ISO 9000:2000

ISO 9004 cũng đc điều chỉnh lại và trở thành cặp đồng nhất với ISO 9001

Về cấu trúc, từ 20 yêu cầu theo phiên bản cũ nay đc tổ chức lại theo các tiếp cận quá trình và phân nhóm theo các hoạt động của tổ chức thành 5 phần chính:

Các y/c chung của Hệ thống quản lý chất lượng(HTQLCL) gồm cả các y/c về hệ thống văn bản, tài liệu và hồ sơ

Trách nhiệm của lãnh đạo – trách nhiệm của lãnh đạo cao cấp đối với HTQLCL gồm cam kết của lãnh đạo, định hướng vào khách hàng, hoạch định chất lượng và thông tin nội bộ

Quản lý nguồn lực – gồm các y/c về cung cấp nguồn lực cần thiết cho HTQLCL trong đó có các y/c về đào tạo

Tạo sp – gồm các y/c về sp và dịch vụ, trong đó có việc xem xét hợp đồng, mua hàng, thiết kế, sx, đo lường và hiệu chuẩn

Đo lường, phân tích và cải tiến – gồm các y/c cho các hoạt động đo lường, trong đó có việc đo lường sự thỏa mãn khách hàng, phân tích dữ liệu và cải tiến liên tục.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000 có một số thay đổi chủ yếu so với ISO 9000 : 1994

Coi trọng cải tiến liên tục

Đề cao sự thỏa mãn khách hàng

Tiếp tục đề cao vai trò lãnh đạo

Câu 57: lợi ích của bộ tiêu chuẩn ISO

1/ nâng cao sự thỏa mãn khách hàng và cung ứng cho xh các sp,dv có chất lượng tốt: một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9000 sẽ giúp dn quản lý hoạt động sx-kd một cách có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại.

2/ tăng năng suất và giảm giá thành: thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 giúp dn tăng năng suát và giảm giá thành. Hệ thống quản lý chất lượng thưo ISO 9000 sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ, qua đó sẽ giảm khối lượng công việc làm lại và chi phí xử lý sp sai hỏng, giảm đc lãng phí về thời gian, nvl, nhân lực và tiền vốn. đông thời nếu dn có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ giảm đc chi phí kiểm tra, tiết kiệm cho cả dn và khách hàng.

3/ tăng khả năng cạnh tranh của DN: có đc 1 hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9000 sẽ đem đến cho doanh nghiệp lợi thế quản lý chất lượng phù hợp với ISO9000, dn sẽ có bằng chứng đảm bảo với khách hàng là các sp của họ sx phù hợp với chất lương mà họ đã cam kết…

4/ tăng uy tín của DN: áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để c/m chất lượng sp,dv của dn và chứng mình cho khách hàng thấy rằng các hđ của DN đều đc kiểm soát, do vậy nâng cao uy tín của DN về chất lượng sp.

Câu 58: vai trò của hệ thống văn bản trong QLCL