Cách chưa vô kinh thứ phát

Vô kinh là gì?

Vô kinh là hiện tượng không hành kinh qua một thời gian qui định. Phụ nữ thường không thấy kinh trước dậy thì, trong thai kỳ, cho con bú và sau mãn kinh. Nếu như không thấy kinh vào những thời điểm khác, đó có thể là triệu chứng bệnh lý.

Vô kinh có hai loại: vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát dùng để chỉ việc con gái đến tuổi dậy thì (khoảng 18 tuổi) nhưng không có kinh. Trong trường hợp người phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt bỗng nhiên mất kinh ( 3 tháng đối với kinh nguyệt đều, 6 tháng đối với người kinh nguyệt không đều) được gọi là vô kinh thứ phát.

Cách chưa vô kinh thứ phát

Cách chưa vô kinh thứ phát

Nguyên nhân gây vô kinh?

Vô kinh được gây là bởi những sự thay đổi ở các cơ quan, các tuyến, và hóc môn liên quan đến kinh nguyệt hoặc do bệnh lý tâm thần hoặc suy dưỡng…

Vô kinh nguyên phát

Những nguyên nhân gồm có:

• Tổn thương buồng trứng

• Vấn đề liên quan đến việc tiết hóc môn của khu dưới đồi hoặc tuyến yên (những khu vực ở não sản sinh ra hóc môn tham gia vào quá trình kinh nguyệt)

• Những bất thường của cơ quan sinh dục: không có tử cung, không có buồng trứng, màng trinh không thủng…

• Trong nhiều trường hợp nguyên nhân của vô sinh nguyên phát không thể phát hiện được.

Vô kinh thứ phát

Những nguyên nhân phổ biến gây ra vô kinh thứ phát:

• Suy buồng trứng sớm

• Thiếu dinh dưỡng

• Phiền muộn/ trầm cảm

• Sử dụng thuốc

• Giảm cân quá mức

• Vận động quá mức

• Đau ốm liên tục

• Đột ngột tăng cân hoặc bị béo phì

• Những vấn đề về các tuyến tiết ra hóc môn, bao gồm tuyến giáp (hiếm gặp), tuyến yên…

• U buồng trứng (hiếm gặp)

• Do từ trước có phẫu thuật tử cung để lại sẹo

Những phụ nữ cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng cũng sẽ bị vô kinh.

Làm thế nào để biết nếu tôi bị vô kinh?

Nếu bạn bị mất kinh nguyệt, hãy đến gặp bác sĩ hoặc trung tâm y tế. Đầu tiên, bác sĩ sẽ muốn biết nếu kinh nguyệt của bạn bị ngưng là do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý. Bạn sẽ được yêu cầu thực hiện kiểm tra tổng quát và phụ khoa và bạn sẽ được hỏi về tiền sử bệnh lý của mình. Bạn sẽ phải miêu tả các triệu chứng cho bác sĩ biết.

Trong nhiều trường hợp, việc tìm ra nguyên nhân gây vô kinh có thể khó khăn. Bạn cần giúp đỡ các bác sĩ ghi lại những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Ghi lại kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài bao lâu và lần cuối bạn có kinh nguyệt. Ngoài ra, cần báo cáo cho bác sĩ các loại thuốc mà bạn đang sử dụng cũng như những thay đổi trong việc ăn kiêng hoặc chương trình tập luyện. Bạn cũng cần thông báo các vấn đề về cảm xúc đang gặp phải, bao gồm cả stress.
 

Vô kinh điều trị như thế nào?

Vô kinh điều trị dựa trên nguyên nhân gây vô kinh, bao gồm:

• Ăn kiêng và tập thể dục để giảm cân (trường hợp vô kinh do béo phì)

• Ăn theo chế độ dinh dưỡng để tăng cân ( trường hợp vô kinh do giảm cân quá mức)

• Học các cách để kiểm soát stress

• Thay đổi cường độ tập luyện

• Điều trị hóc môn, theo chỉ dẫn của bác sĩ

• Phẫu thuật (hiếm gặp)

Vô kinh có thể là triệu chứng của bệnh chán ăn tâm thần, một rối loạn ăn uống nghiêm trọng. Nếu bạn hoặc người thân có tình trạng này, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
 

Khi nào bạn nên tìm đến bác sĩ?

• Trễ kinh

• Có vấn đề về khả năng giữ cân bằng, phối hợp hoặc thị lực

• Bắt đầu sản xuất ra sữa, mặc dù bạn chưa sinh con

• Phát triển bất thường (quá nhiều) của lông trên cơ thể

• Hơn 18 tuổi nhưng chưa có kinh nguyệt 

Làm thế nào để phòng ngừa vô kinh?

Cách tốt nhất để phòng ngừa vô kinh thứ cấp là duy trì một lối sống lành mạnh. Giữ cân nặng hợp lí, chú ý đến kinh nguyệt hàng tháng, và luôn thực hiện đầy đủ các kiểm tra phụ khoa định kỳ. 

Nguồn

• Eunice Kennedy Shriver National Institute of Child Health and Human Development. AmenorrheaAccessed 7/21/2014.

• The Merck Manual. Amenorrhea Accessed 7/21/2014.

• Cleveland Clinic 

Bài viết được sưu tầm và thực hiện biên tập bởi Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng. Bài viết này không thể thay thế những lời khuyên của bác sĩ hoặc các cơ sở y tế. Vui lòng tham khảo bác sĩ của bạn về những lời khuyên cho tình trạng của mình.