Cách cứu chó an phải thuộc chuột

Chó ăn phải bả chuột hay thuốc diệt chuột là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay của những tên trộm chó. Loại thuốc này có thể khiến cún cưng tử vong trong một thời gian ngắn. Mặc dù là thuốc độc nhưng bạn hoàn toàn có thể cứu sống chú chó của mình bằng một vài mẹo sơ cứu kịp thời.

Phần lớn các SEN khi thấy Boss trúng độc đều rất hoang mang, lo lắng. Vì vậy điều đầu tiên bạn cần làm chính là giữ được sự bình tĩnh để có thể giải quyết vấn đề một cách thông minh và khoa học nhất.

Các triệu chứng khi chó ăn phải bả, trúng độc

Khi chó ăn phải bả, hoặc bị trúng độc thường có các biểu hiện bất thường rõ rệt. Tùy vào các loại thuốc độc khác nhau mà có các triệu chứng cũng như thời gian biểu hiệu triệu chứng khác nhau. Phần lớn sau khi trúng độc, chó thường mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn, với các loại bả chó thường co giật, xùi bọt mép.  Những triệu chứng này báo hiệu cún cưng của bạn đang có vấn đề rất lớn nếu không được sơ cứu kịp thời.

Bạn có thể nhận biết màu khác biệt của nướu chó. Chúng thường có màu tìm tái, đỏ gạch, trắng có thể cún đang gặp vấn đề về máu. Thân nhiệt cao bất thường kết hợp nhịp tim đập nhanh cũng là một trong nhiều triệu chứng báo hiệu chó tình trạng sức khỏe có vấn đề.

Ngoài các dấu hiệu trên thì cún còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như chó bị tiêu chảy, nôn ói nghiêm trọng, mất định hướng không gian.

Nguyên nhân chó bị đánh bả

Những kẻ trộm chó thường trộn thuốc độc lẫn với các thức ăn cho chó hàng ngày để dụ chúng ăn như chả, pate…Đây là những thực phẩm mà cún cực kỳ thích. Chính điều này khiến những tên trộm dễ dàng thực hiện ý đồ xấu xa của mình.

Nguyên nhân ít thấy chính là việc chó đi xa nhà, lạc nhà ăn phải các xác động vật đã thối do bị đánh bả khiến chúng cũng nhiễm độc. Hóa chất độc hại của con người như nước xả, axit, nước gia – ven… do con người vứt lung tung cũng khiến chó của bạn vô tình ăn phải gây ra tình trạng ngộ độc.

Cách cứu chó an phải thuộc chuột
Chó ăn phải bả và cách sơ cứu. Internet

Cách sơ cứu kịp thời khi chó bị đánh bả, ngộ độc

Như đã nói ở trên, khi thấy cún có dấu hiệu lạ hãy giữ bình tĩnh không nên hốt hoảng. Gọi điện ngay cho các cơ sở thú y gần nhất để được sự trợ giúp. Nếu nhà bạn không gần cơ sở nào có thể tham khảo cách sơ cứu được chia sẻ của chúng tôi. Đối với các trường hợp ngộ độc, điều trị tức thời cực kỳ quan trọng bởi nếu để độc tố hấp thụ vào cơ thể thì vô phương cứu chữa.
Các bước sơ cứu:

  • Xác định loại chất độc mà cún ăn phải thuộc nhóm chất độc nào. Bởi mỗi loại thuốc độc khác nhau có cách giải độc khác nhau.
  • Cách 1: Nước oxy già được đưa trực tiếp vào dạ dày với liều lượng phù hợp có thể giúp chó nôn các chất độc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên tùy vào trọng lượng của cún bạn nên sử dụng lượng phù hợp bởi nếu dùng quá liều có thể phản tác dụng gây nguy hiểm tính mạng của chó. Thường thì 1 chú chó có cân nặng từ 4-5 kg sử dụng 1 thìa cafe nhỏ oxy già.

Chú ý: Chỉ sử dụng phương pháp này trong thời gian chó mới ăn phải bả sau 1-2 tiếng. Không lạm dụng phương pháp này quá nhiều lần. Chỉ áp dụng tới lần thứ 2 hoặc tối đa là lần thứ 3. Nếu không thấy cún nôn ra không được sử dụng tiếp.

  • Cách 2: Thụt rửa dạ dày cho chó bằng các biện pháp chuyên môn và nước. Cách duy nhất để thực hiện phương pháp này là tới ngay các cơ sở thú y gần nhất để được chữa trị kịp thời.
  • Cách 3: Bơm ngay dấm vào mồm cún, đây cũng được xem là phương pháp giúp cún nôn ra các chất độc. Rất nhanh và hiệu quả.
  • Cách 4: Pha sữa, nước gừng hoặc nước chanh và bơm nhanh vào miệng của cún. Những dung dịch nước này giải độc khá hiệu quả. Nhưng phải làm trong giai đoạn sớm để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Cách 5: Một phương pháp dân gian cũng được sử dụng khá nhiều chính là sử dụng trứng gà sống kết hợp với nước cho chó ăn. Nhiều trường hợp những chú chó đã được cứu sống bằng những cách làm tưởng chừng như rất đơn giản này.

Trường hợp chó bị trúng độc nào tuyệt đối không gây nôn

Nhiều trường hợp chó bị ngộ độc, trúng độc không được gây nôn như

  • Những chú chó này có thể tự nôn và đang nôn.
  • Khi chó bất tỉnh và hôn mê.
  • Không gây nôn khi chó ăn phải các hóa chất tẩy rửa, axit…
  • Khi chó bị co giật.
  • Tiêu chảy và có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa.
Cách cứu chó an phải thuộc chuột
Chú chó bị đầu độc dã man. Ảnh Internet

Các bạn chú ý: Sau khi chó ăn phải bả và kích thích nôn thành công , bạn cần đưa ngay cún tới cơ sở thú y gần nhất để được hồi sức và tẩy phần chất độc còn lại trong hệ tiêu hóa. Tại đây họ sẽ sử dụng các biện pháp điều trị tích cực. Sử dụng than hoạt tính để ngăn độc tố thấm qua thành ruột.

Thời gian quyết định tới tính mạng của chó trong trường hợp này. Vì vậy chậm 1 phút là bạn đã không thể cứu được cún yêu.

Cách phòng ngừa chó ăn phải bả

Sắp xếp mọi hóa chất và dụng cụ chứa hóa chất ra khỏi tầm mắt của cún, khu vực vui chơi cần được dọn dẹp tránh các hóa chất, thuốc trừ sâu và bả chuột. Đồng thời bạn cũng cần để mắt tới thú cưng của mình sát sao để tránh cẩu tặc ngắm mục tiêu vào cún nhà bạn nha.

Nguồn ST từ Blog yêu chó mèo

Ngộ độc vì thuốc diệt chuột là một trong số những tai nạn nguy hiểm luôn rình rập xung quanh thú cưng, nhưng không phải ai cũng có kiến thức y học cấp cứu cho thú cưng trong trường hợp nguy kịch này. Từ nhiều nguồn trang web khác nhau, chúng ta có thể đọc được rất nhiều phương pháp cấp cứu cho thú cưng khi bị ngộ độc, tuy nhiên không phải thông tin gì cũng an toàn, thậm chí các bài cấp cứu đó có thể gián tiếp hại cún cưng tử vong trong đau đớn.

Để giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn khi chó bị trúng độc, bài viết này được tổng hợp từ nhiều nguồn thú y tin cậy, bổ ích về phân loại thuốc độc, triệu chứng ngộ độc, cách xử lý và cách phòng tránh tai nạn trên.

Các loại thuốc độc phổ biến

Trên thị trường có nhiều loại bả chuột khác nhau, mỗi loại có mức ảnh hưởng khác nhau tùy vào thành phần hoạt tính. Hầu hết thuốc diệt động vật gặm nhấm có hình dáng giống hạt cơm, hay bột đường nhìn rất bắt mắt, thú cưng thấy là thèm ăn ngay. Các loại thuốc này được chiết từ mọi viên thuốc, khối thuốc hay dung dịch độc, chúng rất đa dạng nhiều, màu sắc, nhưng phổ biến nhất là màu xanh dương, màu lá, màu mòng két và màu tím.

Cách cứu chó an phải thuộc chuột

Tuy nhiên, màu sắc và hình khối của thuốc chuột không thể giúp bạn xác định thành phần hoạt tính trong đó. Cách duy nhất để biết chắc chắn thành phần hóa học nằm ở bao bì, và đưới đây là hầu hết các loại thuốc độc trên thị trường:

  • Thuốc kháng đông máu: Hầu như chó bị ngộ đo đều bị tử vong vì loại này. Thuốc kháng đông máu giết thú cưng bằng cách ngăn cản cơ thể tái tạo vitamin C - thành phần thiết yếu làm đông máu, xảy ra hiện tượng chảy máu bên trong khắp cơ thể, và sau đó thú cưng tử vong. Các biểu hiện nhiễm độc sẽ xuất hiện từ hai đến bảy ngày sau.

  • Chất độc làm tê liệt thần kinh: chất độc này lan truyền khắp cơ thể theo huyết tương vào mọi tế bào, làm tăng hàm lượng na-tri trong tế bào, sau đó các tế bào căng lên và chết. Chất độc có thể tác dụng lên bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng hệ thần kinh trung ương (não bộ, xương sống, các dây thần kinh) lại chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Với một lượng nhỏ vào cơ thể, các dấu hiệu ngộ độc dần dần xuất hiện trong khoảng 1 đến 2 tuần; nhưng nếu dùng quá liều có thể gây tử vong nhanh chóng.

  • Vitamin D3: làm tăng hàm lượng canxi trong cơ thể, dẫn đến suy thận cấp tính, rối loạn tim mạch và thậm chí gây tử vong. Thuốc độc bắt đầu phát tán từ 12 - 36 giờ sau khi tiêu hóa.

  • Zinc Phosphide và Strychnine: ít phổ biến vì hai chất này chỉ được sử dụng bởi các chuyên gia diệt loài gặm nhấm.

Triệu chứng ngộ độc

Các dấu hiệu phổ biến khi chó bị trúng độc hay gồm có chứng chán ăn, nôn ra máu, thở gấp/khó thở, hơi thở hôi bất thường, di chuyển khó khăn, các chi co cứng, toàn thân rung lên, co giật toàn thân và chứng suy nhược thần kinh.

Cách cứu chó an phải thuộc chuột

Đặc biệt khi chó ngộ độc thuốc kháng đông máu, các dấu hiệu bệnh lí thường sẽ lộ ra sau hai đến bảy ngày (mặc dù một số loài chó sẽ tiếp tục phát bệnh trong vòng bốn đến sáu tuần). Nếu cún bị trúng độc nhẹ với liều lượng thấp, các triệu chứng sẽ tiêu tan một đến hai tuần sau khi ngộ độc.

Cách xử lí

Ngay khi phát hiện chó bị ngộ độc, việc quan trọng hàng đầu là bạn cần bình tĩnh, và nhanh chóng gọi điện cho cơ sở thú y gần nhất. Bác sĩ thú y sẽ cho bạn lời khuyên cách sơ cứu kịp thời trước khi đưa thú cưng đến bệnh viện thú y. Nếu cún vừa ăn bả chuột, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn làm nó nôn ra ngay, hoặc bác sĩ sẽ nhanh chóng làm điều đó (nhưng cún của bạn có thể sẽ nguy kịch hơn nếu chờ bác sĩ lâu quá).

Để cún nôn ra chất độc tại gia, bạn cần có một lọ dung dịch Oxy già (hydrogen peroxide) mới nguyên, còn hạn dùng (không nên sử dụng dung dịch cũ vì hiệu quả thấp). Bác sĩ sẽ chỉ dẫn bạn cách đưa dung dịch vào cơ thể cún qua đường miệng và liều lượng an toàn (Oxy già dẫn vào quá mức có thể gây tử vong). Thông thường, cứ mỗi 2.3 cân nặng, bạn cần đong một thìa dung dịch Oxy già cho cún. Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong vòng 2 giờ kể từ lúc chó ăn bả chuột, và không đưa dung dịch vào quá ba lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút và không quá ba thìa dung dịch. Nếu cún không nôn ra sau liều thứ ba, bạn không được tiếp tục sử dụng phương pháp này nữa, hay bất cứ việc gì khác để giúp cún nôn ra nếu không có lời khuyên của bác sĩ thú y.

Cách cứu chó an phải thuộc chuột

Ngoài ra, bạn không được dùng thuốc mửa nếu thú cưng bất tỉnh, khó thở, hay có dấu hiệu đau đớn hoặc sốc. Dù cún có nôn được ra hay không, bạn cần nhanh chóng đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất sau khi sơ cứu.

Chú ý: Không nên làm gì khi bạn chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc bạn làm cún nôn ra không hẳn là điều hay trong lúc này, nên cần cẩn thận.

Trước khi đưa thú cưng của bạn đến cơ sở thú y, bạn cần thu thập các thứ sau:

  • Bao bì bả (nếu có)

  • Bả còn dư (nếu còn)

  • Thông tin ước chừng về lượng chất độc và thời gian chó bị ngộ độc.

Sau khi làm nôn, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thích hợp cho cún. Trong một số trường hợp, một hoạt chất được đưa qua đường miệng là than hoạt tính có tác dụng ngăn chất độc thấm qua thành ruột. Dựa vào thời gian trúng độc và lượng độc tố, bác sĩ cần thực hiện chuẩn đoán và điều trị bổ sung.

Bạn cần nhớ rằng: thời gian quyết định sinh mạng cún cưng, vì vậy đừng chần chừ gọi điện đến bác sĩ thú y gần nhất.

Cách phòng ngừa

Để tránh việc thú cưng bị ngộ độc thuốc diệt chuột, bạn cần để tất cả chất độc ngoài tầm với của thù cưng. Bạn cần quan sát những nơi cún cưng hay chơi ở ngoài, và ném bỏ đi mọi thứ có khả năng là thuốc độc ra khỏi khu vực đó. Bên cạnh đó, bạn nên để mắt tới cún cưng càng nhiều cáng tốt, ngăn cún không được ăn các đồ lạ trong nhà hoặc khu vực lân cận, và bảo vệ cún cưng khỏi những kẻ trộm chó hay rình mò xung quanh.