Cách ghi nhật ký hàng hải

  • Nhật ký phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 6 Thông tư 47/2015/TT-BGTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 04/2017/TT-BGTVT như sau:

    Nhật ký phương tiện trước khi sử dụng, phải được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đóng dấu treo tại trang bìa. Nhật ký phương tiện bao gồm: nhật ký hành trình và nhật ký máy.

    1. Nhật ký hành trình

    a) Nhật ký hành trình luôn được lưu giữ tại buồng điều khiển.

    b) Thuyền trưởng, thuyền phó có trách nhiệm ghi chép nhật ký hành trình hàng ngày.

    c) Nhật ký hành trình ghi chép, cập nhật, phản ánh liên tục những số liệu, dữ liệu, hành trình trong quá trình khai thác và việc bảo dưỡng phương tiện; khi thay ca, việc bàn giao giữa hai ca phải được ghi trong sổ nhật ký hành trình.

    d) Thuyền trưởng có trách nhiệm theo dõi việc ghi chép và quản lý nhật ký trong thời gian sử dụng. Nhật ký phải được lưu trữ ít nhất 02 năm sau khi sử dụng xong, sau đó phải được giao nộp cho chủ phương tiện lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

    đ) Nhật ký hành trình khi bị mất, hư hỏng phải được báo ngay cho Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi gần nhất.

    2. Nhật ký máy

    a) Nhật ký máy luôn được lưu giữ tại buồng máy.

    b) Máy trưởng, máy phó có trách nhiệm ghi chép nhật ký máy hàng ngày.

    c) Nhật ký máy ghi chép, cập nhật, phản ánh liên tục tất cả những số liệu, dữ liệu trong quá trình khai thác cũng như việc bảo dưỡng máy phương tiện; khi thay ca, việc bàn giao giữa hai ca phải được ghi trong sổ nhật ký máy.

    d) Máy trưởng có trách nhiệm theo dõi việc ghi chép và quản lý nhật ký trong thời gian sử dụng. Nhật ký phải được lưu trữ ít nhất 02 năm sau khi sử dụng xong, sau đó phải được giao nộp cho chủ phương tiện lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

    đ) Nhật ký máy khi bị mất, hư hỏng phải được báo ngay cho Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi gần nhất

    Như vậy, nhật ký phương tiện bao gồm: nhật ký hành trình và nhật ký máy. Nhật ký hành trình phải được thuyền trưởng, máy trưởng ghi chép và lưu trữ ít nhất trong 2 năm, sau đó giao cho chủ phương tiện lưu trữ. Khi mất nhật ký phải báo cho Cục Đường thủy nội địa VN, Sở GTVT, Cảng vụ Hàng hải, Đường thủy khu vực nơi gần nhất.

    Trên đây là nội dung tư vấn về nhật ký phương tiện thủy nội địa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 47/2015/TT-BGTVT.

    Trân trọng!

  • Cách ghi nhật ký hàng hải

    Nhà xuất bản: Cục hàng hải Việt Nam
    Khổ A4
    100 trang
    Có xác nhận của Cơ quan đăng ký tàu biển

    Giá: Liên hệ

    • Mô tả

    Mô tả

    1. Nhật ký hàng hải tàu biển phải được Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên xác nhận trước khi sử dụng và do thuyền trưởng, sỹ quan vô tuyến điện hoặc nhân viên vô tuyến điện quản lý và ghi chép.

    2. Nhật ký hàng hải phải luôn để tại buồng vô tuyến điện của tàu. Không ai được tự ý mang ra khỏi phòng vô tuyến điện, nếu không được sự đồng ý của Thuyền trưởng.

    3. Việc ghi chép phải rõ ràng, chính xác đầy đủ kịp thời. Cấm ghi chép bằng bút chì và tẩy xóa trong nhật ký. Khi cần sửa thì dùng bút mực gạch một đường thẳng ngang dòng chữ và ký tên vào bên cạnh.

    4. Khi sổ nhật ký đã hết trang ghi, phải cất giữ trên tàu ít nhất 02 năm, sau đó giao lại cho chủ tàu quản lý.

    Ngày 16 tháng 06 năm 2010

    Nhật kí Boong là nhật kí quan trọng về pháp lí trên tàu(official logbook). Là Sĩ quan hàng hải, ai cũng phải viết nhật kí Boong.

    Một câu hỏi đặt ra là: viết những gì? Và viết bằng tiếng Anh ra sao?

    Phải viết những gì?

    Về nguyên tắc, bạn phải ghi lại hoạt động của tàu trong thời gian bạn đi ca. Bạn cần chắt lọc những thông tin quan trọng để ghi vào sổ nhật kí Boong. Thông tin quan trọng là thông tin liên quan đến việc quản lí và kiểm soát an toàn hoạt động tàu, ngăn ngừa ô nhiễm. Tuy ngắn gọn, song phải thể hiện một chuỗi hoạt động liên tục của tàu từ thời điểm nhận ca đến thời điểm bàn giao ca. Nội dung cần nêu là thời gian và công việc đã thực hiện

    Những thí dụ bằng tiếng Anh

    Một chu kì hoạt động tàu bao gồm : rời cầu(unberthing); qua luồng(pass channel); chạy trên biển(navigating at sea); neo tàu(anchoring), cập cầu(berthing); làm hàng(cargo handling)  và sửa chữa(repairing)…

    Ghi nhật kí khi tàu rời cầu(unberthing)

    0400

    Chuẩn bị máy, thử máy lái và các thiết bị hàng hải

    S/B engine, tested steeringgear & navigational equipments

    0500

    Sẵn sàng làm dây

    All hands stationed

    0510

    Hoa tiêu lên tàu

    Pilot onboard

    0520

    Bắt dây tàu lai mũi và lái

    Took tugs line fore & aft

    0530

    Cởi hết dây

    Let-go last line

    0540

    Cởi dây tàu lai

    Let-go tug line

    0600

    Hoa tiêu rời tàu

    Pilot left

    Ghi nhật kí khi tàu ra vào luồng(pass channel)

    0400

    Đến trạm Hoa tiêu

    Arrival Pilot Station

    0520

    Hoa tiêu lên tàu

    Pilot onboard

    0530

    Tàu ngang phao số “0”

    Passing buoy “No. 0”

    0540

    Tàu ngang phao số 1

    Passing buoy “No.1”

    0550

    Tàu ngang phao số 3

    Passing buoy “No.3”

    0600

    Đến giới hạn cảng Saigon

    Arrival Saigon port limit

    Ghi nhật kí khi hành hải trên biển(Navigating at sea)

    0400

    Nhân ca, hướng thật 130

    Took over the watch, T/C 130

    0430

    Phương vị Cu lao Cham 270, khoảng cách 4 lí, đổi hướng thật 180

    Culaocham bearing 270, distance 4 miles, changing T/C 180

    0500

    Trời mù, tầm nhìn xa hạn chế, tăng cường cảnh giới, bật còi sương mù, thông báo thuyền trưởng, báo máy sẵn sàng,

    Fog set-in, poor visibility, intensify lookouts, put-on fog signal, informed Master, M/E in standby

    0530

    Thời tiết xấu, trời mưa, tàu lắc lư mạnh,

    Bad weather, rainy, ship rolling and pitching heavily

    0600

    Tại vị trí La…/Lo…Sự cố máy chính, tàu thả trôi, thuyền trưởng có mặt, treo tín hiệu tàu mất chủ động

    Pos.  La…/Lo…M/E trouble, ship in drifting, Master on bridge, hoisted “NUC” signals

    0700

    Tại vị trí La…/Lo…, thực tập cứu sinh, cứu hỏa và người rơi xuống biển

    Pos. La…/Lo…Start fire fighting and abandonment and man-over-board drills

    0730

    Kết thúc thực tập

    Completion of drills

    0800

    Vị trí La…/Lo…HT= ….. đã kiểm tra an toàn xung quanh tàu, bàn giao ca

    Pos. La…/Lo…. T/C= …..  Rounds made, all’s well. Hand-over

    Ghi nhật kí tàu neo(anchoring)

    0400

    Tiến vào vị trí neo

    Proceeding to anchorage

    0410

    Neo trái sẵn sàng

    Port anchor ready

    0430

    Thả  neo trái, 4 đường dưới nước

    Let-go port anchor, 4 shackles under water

    0440

    Xác định vị trí neo La…/Lo

    Fixing anchor position La…/Lo…

    0600

    Kiểm tra lại vị trí neo, OK

    Rechecking anchor position, OK

    0630

    Kéo neo trái

    Weigh up port anchor

    0650

    Neo rời đáy

    Anchor clear

    Ghi nhật kí khi cập cầu(Berthing)

    0400

    Sẵn sàng neo

    Anchor ready

    0420

    Hoa tiêu lên tàu

    Pilot onboard

    0430

    Sẵn sàng làm dây

    All hands stationed

    0440

    Tàu lai cập mạn

    Tugboats alongside

    0450

    Bắt dây tàu lai

    Took tugs line

    0500

    Đưa một dây lên bờ

    Sent first line ashore

    0540

    Xong dây

    All lines made fast

    0550

    Bỏ dây tàu lai

    Let go tugboats

    0600

    Hoa tiêu rời tàu

    Pilot left

    Ghi nhật kí khi tàu làm hàng

    0400

    Mở hầm 1, 3 và 5

    Opened hatches no.1;2&5

    0500

    Xong hàng hầm 5

    Completion of loading hold No.5

    0600

    Đóng hầm 1 và 2 vì trời mưa

    Closed hatches No.2&1 due to rain

    0700

    Mở hầm 1 và 2 tiếp tục làm hàng

    Resuming loading holds No.1&2

    1000

    Xếp xong hàng

    Completion of loading

    Ghi nhật kí khi tàu sửa chữa(Repairing)

    0400

    Tàu nằm trong cầu chờ sửa chữa

    Ship alongside berth for repairing

    0600

    Thợ lên tàu sửa chữa

    Repairers onboard

    0700

    Bắt đầu bảo dưỡng máy chính và hàn cắt trên boong

    Started maintenance of M/E and carried hot-works on Deck

    1200

    Ngừng sửa chữa, thợ sửa chữa rời tàu, kiểm tra an toàn khu vực sửa chữa và chung quanh tàu tốt

    Stopped repair-work, repairers left the ship, safety checking the repair sites and round made, all’s well

    1330

    Tiếp tục sửa chữa

    Resuming the repairing works

     (theo nguồn CREW)