Cách quấn khăn cho bé ngủ không giật mình

Cách quấn khăn cho bé ngủ không giật mình

Quấn khăn hạn chế chuyển động của em bé và giúp tay chân trẻ co lại giống tư thế trong bụng mẹ, có thể giúp xoa dịu trẻ sơ sinh. Đây là lý do tại sao quấn khăn được thực hành trên khắp thế giới như một cách phổ biến để làm dịu và tạo cảm giác an toàn cho trẻ sơ sinh

Cách quấn khăn cho bé ngủ không giật mình

Tham khảo: Trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao

Cách quấn khăn cho bé ngủ không giật mình

Quấn khăn cho bé giúp mẹ như thế nào?

  • Quấn khăn gọn gàng sẽ giúp bạn dễ ẵm bé hơn.
  • Khi chuyển bé từ người này qua người khác cũng dễ dàng và yên tâm hơn. Đồng thời giúp giữ người bé thẳng nhất là khi các bé sơ sinh chưa kiểm soát được cổ.
  • Bạn sẽ cảm giác yên tâm là bé không bị lạnh.
  • Quấn khăn còn giúp dễ ẵm bé khi bú mẹ.
  • Khi bé ngủ ngon giấc thì ba mẹ cũng sẽ yên lòng.

Tham khảo: Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ

Cách quấn khăn cho bé ngủ không giật mình

Nên dùng khăn quấn bé sơ sinh loại nào?

Chất liệu mang lại sự dễ chịu và an toàn với da bé sơ sinh 
Các loại vải muslin hay vải dệt cotton nhẹ là sự lựa chọn hoàn hảo cho làn da của bé sơ sinh mà giá thành lại không quá cao. Mẹ nên lựa chọn khăn quấn có hình vuông thay vì hình chữ nhật, sẽ thuận tiện hơn khi quấn khăn cho bé. Các mẹ có thể mua loại may sẵn hoặc có thể tự may tại nhà.

Độ dày và kích thước của khăn
Các mẹ không nên chọn các loại khăn có vải quá dày, sẽ làm cho bé bị nóng hoặc che phủ mặt bé, khiến bé khó chịu. Bên cạnh đó, với điều kiện thời tiết âm u hoặc mưa, các loại khăn dày sẽ rất lâu khô. Khăn quấn cho trẻ sơ sinh phải có độ dày thích hợp với thời tiết, kích thước khăn cũng nên vừa phải phù hợp với trẻ, không nên quá nhỏ hay quá to.

Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và thương hiệu uy tín
Khăn quấn bé sơ sinh là đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với làn da của trẻ, nên mẹ cần có sự cân nhắc và lựa chọn sáng suốt nhất. Các mẹ nên tìm hiểu kỹ chất liệu của khăn, đồng thời cũng nên ưu tiên những thương hiệu uy tín trên thị trường. Mẹ nên cân nhắc chất lượng tương xứng với giá tiền, không nên chọn những sản phẩm có chất liệu kém.

Có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau
Khăn quấn được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, chứ không chỉ dùng khi cho bé ngủ. Mẹ có thể sử dụng khăn để che chắn khi trẻ bú, hoặc có thể che chắn cho trẻ khi ra ngoài với loại có mũ… Tùy theo mục đích sử dụng, mẹ nên chọn các loại khăn phù hợp với trẻ. Ngoài những tiêu chí trên, mẹ cũng nên quan tâm đến mức giá, màu sắc hay họa tiết phù hợp cho bé trai và bé gái…  Các thương hiệu uy tín như Mothercare, Blanket, Summer Infant, Nappi… là những nhãn hàng mẹ có thể tin tưởng để chọn mua khăn quấn bé sơ sinh.

Tham khảo: Nguyên nhân trẻ khóc đêm 

Cách quấn khăn cho bé ngủ không giật mình

Hướng dẫn cách quấn khăn cho bé

Cách quấn khăn cho bé ngủ ngon, không giật mình

Sau đây là một trong nhiều cách quấn bé sơ sinh khi ngủ:

  1. Trải khăn ra trên mặt bàn hay giường sao cho khăn trải hình vuông.
  2. Đặt bé nằm ngửa vào phần phía trên tấm trải.
  3. Đảm bảo tay bé để 2 bên người và thoải mái. Không cần ép bé thẳng tay. Bạn nên nhớ cánh tay sẽ giúp bé cảm giác an toàn nên đừng cứng nhắc quá.
  4. Xếp 1 góc của tấm khăn dọc xuống dưới, qua vai và bụng bé. Luồn góc này vào dưới mông bé để giữ chặt lại. Không cần kéo căng tấm trải nhưng ráng giữ nó thẳng và đủ thoải mái cho bé.
  5. Bên đối diện làm tương tự rồi chèn góc khăn vào dưới phần khăn bên kia.
  6. Phủ phần dưới tấm trải lên tới vai bé, gấp về phía sau lưng.

Cách quấn khăn cho bé ngủ không giật mình

Cách quấn khăn cho bé khi đi ra ngoài

Khi ra ngoài, bạn có thể sử dụng nhộng chũn hoặc túi ngủ cho bé sơ sinh. Bởi nó sẽ tiện lợi, chắc chắn và thẩm mỹ hơn. Cách sử dụng túi ngủ cho bé sơ sinh khá đơn giản: 

  • Bước 1: Mở khóa kéo/ nút của túi ngủ
  • Bước 2: Đặt bé nằm vào
  • Bước 3: Kéo khóa/ cài nút lại
  • Cách quấn khăn có mũ cho bé sơ sinh sau khi tắm

    Thường thì một đứa trẻ sẽ rất vui khi trong bồn tắm, được xoa dịu bởi làn nước ấm, nhưng khi bạn nhấc đứa trẻ ra ngoài không khí lạnh, mọi thứ sẽ trở nên rối loạn. Một cách để mang lại tất cả sự thoải mái dễ chịu của một chiếc khăn quấn tắm có mũ cho bé.

    Cách quấn khăn cho bé ngủ không giật mình


    Đơn giản chỉ cần làm theo bốn bước sau để nâng niu em bé của mình trong sự thoải mái êm dịu sau khi ngâm mình nhẹ nhàng. 
  • Bước 1: Đặt khăn tắm xuống một mặt phẳng với mũ trùm ở trên cùng và cả hai dây đai hướng ra ngoài. Tiếp đó,  đặt em bé vào giữa khăn tắm với phần đầu được đặt vào bên trong mũ trùm đầu.
  • Bước 2: Gấp phần dưới của khăn tắm lên và lên trên bàn chân của bé.
  • Bước 3: Đặt cánh tay trái của bé hơi cong ở khuỷu tay bằng phẳng so với cơ thể của bé. Lấy mặt trái của khăn tắm và quấn ngang ngực bé. Đảm bảo cánh tay được cố định chắc chắn dưới lớp vải.
  • Bước 4: Cuối cùng, đặt cánh tay phải của bé hơi cong ở khuỷu tay so với cơ thể. Lấy mặt phải của khăn tắm và quấn ngang ngực của bé. Sau đó buộc các dây đai lại để đảm bảo chắc chắn chiếc khăn quấn trong bồn tắm.
  • Một số lưu ý khi sử dụng khăn quấn trẻ sơ sinh 

    Đảm bảo không che đầu hay mặt bé. Không để tấm trải quá cổ bé.

    Không phải bé nào cũng thích quấn khăn. Bạn nên quan sát con bạn có thoải mái hay không. Sự liên kết giữa bạn và con luôn quan trọng hơn là cố gắng xử lý tình huống theo một chỉ dẫn nào đó.

    Tránh dùng nhiều khăn cùng lúc vì bé có thể bị nóng. Bé có thể chỉ cần mặc tả rồi quấn khăn hoặc mặc thêm một bộ đồ là đủ.

    Tránh quấn chũn cho bé quá chặt. Bé vẫn cần đủ không gian để thở và cử động trong tấm khăn.

    Nếu bé thích để tay tự do thì đừng ép bé nằm trong khăn. Các bé phải tự học cách trấn an và điều chỉnh cảm xúc của mình. Nhiều bé thích để tay tự do để bú tay chẳng hạn.

    Đảm bảo chân bé vẫn cử động thoải mái được, hông bé cũng cử động được. Nếu bị quấn trong tư thế ép chân thẳng bé có khả năng bị kém phát triển phần hông.

    Không bao giờ quấn bé ở tư thế nằm sấp cả. Việc này nguy hiểm và tăng nguy cơ bị hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh.

    Chỉ cần quấn khăn khi bé ngủ. Còn khi bé thức cứ để bé tự do.

    Đảm bảo sau khi quấn bé và đặt vào nôi, bé phải ở tư thế nằm ngửa.

     

    Không quấn khăn cho bé có được không?

    Quấn khăn có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể, nhưng không phải trẻ sơ sinh nào cũng phù hợp với việc quấn khăn. Vậy quấn khăn cho trẻ sơ sinh có bắt buộc không?

    Một số bé sơ sinh cảm thấy ngột ngạt, cố gắng tỏ ra “chống đối" việc quấn khăn của cha mẹ bất cứ lúc nào có thể. Theo Whattoexpect, nếu việc quấn khăn làm cho trẻ khó chịu, thì ba mẹ không cần thiết phải quấn khăn cho bé.

    Trước khi “đầu hàng" với việc quấn khăn cho bé, bạn có thể thử một số cách cho bé tập quen dần:

    • Thử để tay bé ra khỏi khăn quấn, nếu bé có vẻ muốn dang tay ra.
    • Thử các loại khăn quấn khác nhau để tìm ra loại khăn mà bé thích nhất.
    • Thử các loại khăn quấn có miếng dán sẵn, các loại kén có dây kéo hoặc túi nhộng chũn. 

    Sau khi đã thử qua hết các cách giúp bé cảm thấy tự do hơn, cả về cử động tay chân, nhưng việc quấn khăn cũng không hề dễ chịu hơn? Hãy thoải mái bỏ qua giai đoạn quấn khăn này, không cần ép nếu bé không thích.

    Cách quấn khăn cho bé ngủ không giật mình

    Khi nào thì ngưng quấn khăn?

    Không có thời gian cụ thể khi nào thì nên ngưng quấn khăn cho bé. Mỗi bé phát triển khác nhau và sẽ tự học cách xoay trở tự nhiên. Một số chuyên gia cho rằng ba mẹ nên ngưng quấn khăn cho bé từ 2 tháng trở đi nhưng cũng có người cho là 6 tháng.

    Quấn khăn cả người chỉ phù hợp với bé 0-3 tháng tuổi. Còn từ 3-6 tháng tuổi thì các bé chỉ thích quấn từ eo trở xuống. Quấn khăn là cách hiệu quả để giữ yên bé khi nằm ngửa và nó giúp khuyến khích bé tập nằm ngửa nhiều hơn. Lúc 3-4 tháng tuổi tuy bé đã biết lật nhưng việc quấn khăn vẫn còn có ích khi giữ tư thế nằm ngửa lúc ngủ.

    Việc quấn khăn để giúp bé ngủ tốt rất thông dụng. Các bé có thể quẫy đạp rối tung chiếc khăn và chỉ ngưng cho đến khi được quấn khăn trở lại hoặc bạn nên sắm một chiếc khăn lớn hơn cho bé rồi đó.

     

    Cách tập ngưng dùng khăn quấn cho bé sơ sinh

    Quấn chũn cho bé trong một thời gian dài, bạn cho rằng đó là một phần giấc ngủ của bé, và bạn lo lắng rằng việc quấn khăn có thể khiến bé ngủ chập chờn, không yên giấc?
    Thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều rất dễ dàng thích nghi với việc ngủ mà không cần quấn khăn. Nhưng nếu bạn vẫn còn lăn tăn và muốn ngưng việc quấn khăn mỗi đêm một cách chậm rãi, bạn có thể thử:

    • Cho một tay của bé ra khỏi khăn quấn
    • Sau vài đêm, cho cả hai tay của bé ra khỏi khăn quấn
    • Một vài đêm sau đó, ngừng sử dụng chăn quấn hoàn toàn.

    Hoặc bạn có thể đổi khăn quấn thành những túi nhộng chũn. Những loại khăn hay túi thay thế này chắc chắn, không dễ bung ra khi con bạn trở mình hoặc cử động lúc đang ngủ. Tuy nhiên, em bé sẽ dần phát triển lớn hơn, di chuyển nhiều hơn nên các dòng túi ngủ này sẽ không còn phù hợp với kích thước và độ an toàn cho bé nữa.

    Ngoài ra, bạn có rất nhiều công cụ hữu ích xung quanh để giúp bé ngủ ngon hơn:

    • Tạo thói quen cho bé như tắm - cho ăn - đung đưa - hát ru hoặc kể chuyện, giúp con thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ.
    • Tạo không khí nhẹ nhàng bằng cách làm mờ đèn, nói nhỏ, mở tiếng ồn trắng
    • Mát-xa cho bé nhẹ nhàng. 
    Quấn khăn là một chiến lược ngủ thông minh cho trẻ sơ sinh. Nhưng khi con bạn được khoảng 2 tháng tuổi và luôn cố gắng cuộn hoặc đạp tung chiếc khăn quấn của mình, hãy suy nghĩ đến việc ngưng quấn khăn, bạn nhé!

    Tham khảo thêm tại Bé đi ngủ hoặc Chăm sóc bé.

    EmptyView

    Súp gà nấm

    Với những nguyên liệu đơn giản, dễ nấu, súp gà nấm hương thanh đạm từ nước dùng từ gà, với hương thơm đặc trưng của nấm hương quyện với bột ngô ngon ngọt sẽ giúp bé thích thú hơn.

    trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

    Mỗi ngày trôi qua, bạn đều thấy đứa con bé bỏng 4 tuần tuổi của mình luôn độc đáo. Làn da lốm đốm, mí mắt múp míp và tróc da (gặp ở bé sinh quá ngày), tất cả sẽ trở nên ổn định hơn. Con bạn sẽ cử động hoạt bát hơn và duỗi thẳng tứ chi nhiều hơn. Giai đoạn này còn quá sớm nên bé vẫn chưa kiểm soát được vận động toàn thân tuy nhiên bạn sẽ không còn thấy tư thế cuộn tròn quen thuộc như đang nằm trong bụng mẹ nữa.

    sự phát triển của trẻ 15 tháng tuổi

    Trẻ 15 tháng tuổi là một bước phát triển thêm của con cả về khả năng vận động, học hỏi và bộc lộ tâm lý, cảm xúc cá nhân. Ở tháng tuổi này, bố mẹ cần đặc biệt duy trì sự chú ý tới sự an toàn của bé. Bé ngày càng hiếu động trong khi lại chưa ý thức được những nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân. Thời điểm này cũng rất tốt để bạn hình thành và duy trì thói quen tốt cho trẻ cả trong sinh hoạt, ăn uống, vận động và xây dựng khả năng học hỏi trong tương lai.

    Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình

    Hầu hết tất cả các trẻ từ sau khi sinh đến khi được vài tuần tuổi đều có biểu hiện vặn mình không ít thì nhiều. Bởi lúc này trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài từ cung của mẹ. Khi bé ra đời, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. trẻ sẽ có biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên, phản ứng của vỏ não có xu hướng lan toả khi bị kích thích.

    Các chuyên gia về trào ngược dạ dày

    Có một số thắc mắc mà đôi khi các bà mẹ không hiểu cũng như không biết giải thích như thế nào khi thấy một số biểu hiện trào ngược dạ dày ở con mình. Hãy nêu những thắc mắc ấy với bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn về sức khoẻ trẻ em như một số câu hỏi – đáp thông thường dưới đây.