Cách Tính phép cộng và phép trừ số nguyên

  • Muốn cộng hai số nguyên dương, ta cộng chúng như cộng hai số tự nhiên.
  • Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.
  • Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên đó.

Chú ý: Cho a, b là hai số nguyên dương, ta có: 

Cách Tính phép cộng và phép trừ số nguyên

(+ a) + (+ b) = a + b

(- a) + (- b) = - (a + b)

Ví dụ 1. Thực hiện các phép tính sau:

a) 8 + 9;

b) (- 8) + (- 9);

c) (- 25) + (- 55);

d) 71 + 30.

Giải:

a) 8 + 9 = 17.

b) (- 8) + (- 9) = - (8 + 9) = - 17.

c) (- 25) + (- 55) = - (25 + 55) = - 80.

d) 71 + 30 = 101.

Ví dụ 2. Hôm qua dì Lan vay của dì Hoa 100 000 đồng, hôm nay dì Lan lại tiếp tục vay của dì Hoa 250 000 đồng nữa. Dùng số nguyên để biểu diễn tổng số tiền vay của dì Lan.

Giải:

Số tiền vay của dì Lan ngày hôm qua là - 100 000 (đồng).

Số tiền vay của dì Lan hôm nay là - 250 000 (đồng).

Tổng số tiền vay của dì Lan là:

(- 100 000) + (- 250 000) = - (100 000 + 250 000) = - 350 000 (đồng).

​@1551224@

Cộng hai số đối nhau

Tổng hai số nguyên đối nhau luôn luôn bằng 0: a + (- a) = 0.

Ví dụ 1. Tính:

a) (- 15) + 15;

b) 21 + (- 21).

Giải:

a) Vì - 15 và 15 là hai số đối nhau nên (- 15) + 15 = 0.

b) Vì 21 và - 21 là hai số đối nhau nên 21 + (- 21) = 0.

​@1555166@

Cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau

Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta làm như sau:

  • Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.
  • Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ trước kết quả.

Chú ý:

Khi cộng hai số nguyên trái dấu:

  • Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta có tổng dương.
    Cách Tính phép cộng và phép trừ số nguyên
  • Nếu số dương bằng số đối của số âm thì ta có tổng bằng 0.
  • Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta có tổng âm.

Ví dụ 2. Tính:

a) (- 122) + 92;

b) 49 + (- 49);

c) (- 26) + 51.

Giải:

a) (- 122) + 92 = - (122 - 92) = - 30 (vì 122 > 92);

b) 49 + (- 49) = 0;

c) (- 26) + 51 = 51 - 26 = 25 (vì 51 > 26).

Ví dụ 3. Một tòa nhà có 10 tầng được đánh số theo thứ tự là 0 (tầng mặt đất), 1, 2, 3, ... 9 và ba tầng hầm được đánh số là - 1, - 2, - 3. Dùng phép cộng các số nguyên để diễn tả các tình huống sau:

a) Thang máy đang ở tầng - 2, nó đi lên 6 tầng. Hỏi thang máy dừng lại tại tầng mấy?

b) Thang máy đang ở tầng 3, nó đi xuống 5 tầng. Hỏi thang máy dừng lại tại tầng mấy?

Giải:

a) Ta có (- 2) + 6 = 4.

Vậy khi đang ở tầng - 2 sau đó đi lên 6 tầng thì thang máy dừng lại tầng 4.

b)Ta có 3 + (- 5) = - 2.

Vậy khi đang ở tầng 3 sau đó đi xuống 5 tầng thì thang máy dừng lại tại tầng hầm 2.

​@1557244@

a) Tính chất giao hoán

Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán, nghĩa là: 

a + b = b + a

Chú ý: a + 0 = 0 + a = a.

Chẳng hạn, (- 18) + 32 = 32 + (- 18) = 14.

b) Tính chất kết hợp

Phép cộng các số nguyên có tính chất kết hợp:

(a + b) + c = a + (b + c)

Chú ý:

  • Tổng (a + b) + c hoặc a + (b + c) là tổng của ba số nguyên a, b, c và viết là a + b + c; a, b, c là các số hạng của tổng.
  • Để tính tổng của nhiều số, ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng (tính giao hoán), hoặc nhóm tùy ý các số hạng (tính kết hợp) để việc tính toán được đơn giản và thuận tiện hơn.

Ví dụ. Tính một cách hợp lí:

a) M = 211 + 36 + (- 11) + 64;

b) N = (- 43) + 123 + 77 + (- 157).

Giải:

a) M = 211 + 36 + (- 11) + 64 

        = [211 + (- 11)] + (36 + 64)     (tính chất giao hoán và kết hợp)

        = 200 + 100

        = 300.

b) N = (- 43) + 123 + 177 + (- 257)

        = [(- 43) + (- 157 )] + (123 + 177)

        = - 300 + 300                          (tổng hai số đối nhau)

        = 0.

​@1557404@

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.

a - b = a + (- b)

Ví dụ 1. Tính:

a) 16 - 55;

b) (- 32) - (- 67);

c) (- 21) - 92.

Giải:

a) 16 - 55 = 16 + (- 55) = - (55 - 16) = - 39.

b) (- 32) - (- 67) = (- 32) + 67 = 67 - 32 = 35.

c) (- 21) - 92 = (- 21) + (- 92) = - (21 + 92) = - 113.

Chú ý:

  • Cho hai số nguyên a và b. Ta gọi a - b là hiệu của a và b (a được gọi là số bị trừ, b được gọi là số trừ).
  • Phép trừ luôn thực hiện được trong tập hợp số nguyên.

Như vậy, hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b.

​@1557859@@1557994@

Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:

  • có dấu "+", thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc 

+ (a + b - c) = a + b - c

  • có dấu "-", thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc

- (a + b - c) = - a - b + c

Ví dụ. Tính một cách hợp lí:

a) 435 - (29 + 435);

b) (- 98) - [(402 + 189) - 89].

Giải:

a) 435 - (29 + 435) = 435 - 29 - 435 = 0 - 29 = - 29.

b) (- 98) - [(402 + 189) - 89]

= (- 98) - 402 - 189 + 89

= - (98 + 402) - (189 - 89)

= - 500 - 100

= - 600.

​@1558558@

CHUYÊN ĐỀ CỘNG – TRỪ SỐ NGUYÊN

I. LÝ THUYẾT:

  1. Cộng hai số nguyên:
  2. Phép trừ hai số nguyên: a - b = a + (-b)
  3. Quy tắc dấu ngoặc:
  4. Tổng đại số: là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên.
  5. Quy tắc chuyển vế: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu "+" thành dấu "-" và dấu "-" thành dấu "+".
  • Cộng hai số nguyên cùng dấu: ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu chung trước kết quả.
  • Cộng hai số nguyên khác dấu: ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
  • Tính chất của phép cộng các số nguyên:         
  • Giao hoán: a + b = b + a
  • Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)
  • Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a
  • Cộng với số đối: a + (-a) = 0
  • Hai số có tổng bằng 0 là hai số đối nhau.
  • Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đằng trước, ta phải đổi dấu các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "+" thành dấu "-" và dấu "-" thành dấu "+".
  • Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
  • Tính chất: trong một tổng đại số, ta có thể:
  • Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.
  • Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu "-" thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

II. BÀI TẬP VÍ DỤ:

Dạng 1: cộng trừ số nguyên:

Bài 1:  Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai? Hãy chưũa câu sai thành câu đúng.

a/ Tổng hai số nguyên dương là một số nguyên dương.

b/ Tổng hai số nguyên âm là một số nguyên âm.

c/ Tổng của một số nguyên âm và một số nguyên dương là một số nguyên dương.

d/ Tổng của một số nguyên dương và một số nguyên âm là một số nguyên âm.

e/ Tổng của hai số đối nhau bằng 0.

Hướng dẫn

a/ b/ e/ đúng

c/ sai, VD (-5) + 2 = -3 là số âm.

Sửa câu c/ như sau:

Tổng của một số nguyên âm và một số nguyên dương là một số nguyên dương khi và chỉ khi giá trị tuyệt đối của số dương lớn hơn giá trị tuyệt đối của số âm.

d/ sai, sửa lại như sau:

Tổng của một số dương và một số âm là một số âm khi và chỉ khi giá trị tuyệt đối của số âm lớn hơn giá trị tuyệt đối của số dương.

Bài 2: Tính nhanh:

a/ 234 - 117 + (-100) + (-234)

b/ -927 + 1421 + 930 + (-1421)

ĐS: a/ 17                    b/ 3

Bài 3 : Tính:

a/ 11 - 12 + 13 – 14 + 15 – 16 + 17 – 18 + 19 – 20

b/ 101 – 102 – (-103) – 104 – (-105) – 106 – (-107) – 108 – (-109) – 110

Hướng dẫn

a/ 11 - 12 + 13 – 14 + 15 – 16 + 17 – 18 + 19 – 20

= [11 + (-12)] + [13 + (-14)] + [15 + (-16)] + [17 + (-18)] + [19 + (-20)]

= (-1) + (-1) + (-1) + (-1) + (-1) = -5

b/ 101 – 102 – (-103) – 104 – (-105) – 106 – (-107) – 108 – (-109) – 110

= 101 – 102 + 103 – 104 + 105 – 106 + 107 – 108 + 109 – 110

= (-1) + (-1) + (-1) + (-1) + (-1) = -5

Bài 4: Thực hiện phép trừ

a/ (a – 1) – (a – 3)

b/ (2 + b) – (b + 1) Với a, b \( \in Z\)

Hướng dẫn

a/ (a – 1) – (a – 3) = (a – 1) + (3 - a) = [a + (-a)] +  [(-1) + 3] = 2

b/ Thực hiện tương tự ta được kết quả bằng 1.

Bài 5:   Tính tổng các số nguyên âm lớn nhất có 1 chữ số, có 2 chữ số và có 3 chữ số.

Hướng dẫn

 (-1) + (-10) + (-100) = -111

Bài 6: Tính các tổng đại số sau:

a/ S1 = 2 -4 + 6 – 8 + … + 1998 - 2000

b/ S2  = 2 – 4 – 6 + 8 + 10- 12 – 14 + 16 + … + 1994 – 1996 – 1998 + 2000

Hướng dẫn

a/ S1 = 2 + (-4 + 6) + ( – 8 + 10) +  … + (-1996 + 1998) – 2000

= (2 + 2 + … + 2) – 2000 = -1000

Cách 2:

S1 = ( 2 + 4 + 6 + … + 1998) – (4 + 8 + … + 2000)

= (1998 + 2).50 : 2 – (2000 + 4).500 : 2 = -1000

b/ S2 =  (2 – 4 – 6 + 8) + (10- 12 – 14 + 16) + … + (1994 – 1996 – 1998 + 2000)

= 0 + 0 + … + 0 = 0

Dạng 2: BT áp dụng quy tắc bỏ dấu ngoặc, chuyển vế

Bài 1: Rút gọn biểu thức

a/ x + (-30) – [95 + (-40) + (-30)]

b/ a + (273 – 120) – (270 – 120)

c/ b – (294 +130) + (94 + 130)

Hướng dẫn

a/ x + (-30) – 95 – (-40) – 5 – (-30)

= x + (-30) – 95 + 40 – 5 + 30

= x + (-30) + (-30) + (- 100) + 70 = x + (- 60).

b/ a + 273 + (- 120) – 270 – (-120)

= a + 273 + (-270) + (-120) + 120 = a + 3

c/ b – 294 – 130 + 94 +130

= b – 200 = b + (-200)

Bài 2:  Đơn giản biểu thức sau khi bỏ ngoặc:

a/ -a – (b – a – c)

b/ - (a – c) – (a – b + c)

c/ b – ( b+a – c)

d/ - (a – b + c) – (a + b + c)

Hướng dẫn

1. a/ - a – b + a + c = c – b

b/ - a + c –a + b – c = b – 2a.

c/ b – b – a + c = c – a

d/ -a + b – c – a – b – c = - 2a -2c.

Bài 3: So sánh P với Q biết:

P = a {(a – 3) – [( a + 3) – (- a – 2)]}.

Q = [ a + (a + 3)] – [( a + 2) – (a – 2)].

Hướng dẫn

P = a – {(a – 3) – [(a + 3) – (- a – 2)]

   = a – {a – 3 – [a + 3 + a + 2]} = a – {a – 3 – a – 3 – a – 2}

   = a – {- a – 8} = a + a + 8 = 2a + 8.

Q = [a+ (a + 3)] – [a + 2 – (a – 2)]

    = [a + a + 3] – [a + 2 – a + 2] = 2a + 3 – 4 = 2a – 1

Xét hiệu P – Q = (2a + 8) – (2a – 1) = 2a + 8 – 2a + 1 = 9 > 0

Vậy P > Q

Dạng 3: Tìm x

Bài 1:  Tìm x biết:

a/ -x + 8 = -17

b/ 35 – x = 37

c/ -19 – x = -20

d/ x – 45 = -17

Hướng dẫn

a/ x = 25

b/ x = -2

c/ x = 1

d/ x = 28

Bài 2:  Tìm x biết

a/ |x + 3| = 15

b/ |x – 7| + 13 = 25

c/ |x – 3| - 16 = -4

d/ 26 - |x + 9| = -13

Hướng dẫn

a/ |x + 3| = 15 nên x + 3 = ±15

• x + 3 = 15 \( \Rightarrow \) x = 12

• x + 3 = - 15 \(\Rightarrow \) x = -18

b/ |x – 7| + 13 = 25 nên x – 7 = ±12

• x = 19

• x = -5

c/ |x – 3| - 16 = -4

|x – 3|  = -4 + 16

|x – 3|  = 12

x – 3 = ±12

• x - 3 = 12 \(\Rightarrow \) x = 15

• x - 3 = -12 \(\Rightarrow \) x = -9

d/ Tương tự ta tìm được x = 30 ; x = -48

Bài 3.  Cho a,b \( \in \) Z. Tìm x \(\in \) Z sao cho:

a/ x – a = 2

b/ x + b = 4

c/ a – x = 21

d/ 14 – x = b + 9.

Hướng dẫn

a/ x = 2 + a

b/ x = 4 – b

c/ x = a – 21

d/ x = 14 – (b + 9)

ó x = 14 – b – 9

ó  x =  5 – b.

III. BÀI TẬP LUYỆN THÊM:

Bài 1: Tính 

a/ (187 -23) – (20 – 180)

b/ (-50 +19 +143) – (-79 + 25 + 48)

Bài 2: Tính tổng:

a/ S1 = 1 + (-2) + 3 + (-4) + … + 2001 + ( -2002)

b/ S2  = 1 + (-3) + 5 + (-7) + … + (-1999) + 2001

c/ S3 = 1 + (-2) + (-3) + 4 + 5 + (-6) + (-7) + 8 + … + 1997 + (-1008) + (-1999) + 2000

Bài 3:  Bỏ dấu ngoặc rồi thu gọn biểu thức:

a/ A = (a + b) – (a – b) + (a – c) – (a + c)

b/ B = (a + b – c) + (a – b + c) – (b + c – a) – (a – b – c)

 Bài 4:  1/ Tìm x biết:

 a/ 5 – (10 – x) = 7

 b/ - 32 - (x – 5) = 0

 c/ - 12 + (x – 9) = 0

 d/ 11 + (15 – x) = 1

Bài 5: Tính

a. A = 1 – 3 + 5 – 7 + …. + 17 – 19

b. B = -2 + 4 – 6 + 8 - …. – 18 + 20

c. C = 1 – 2 + 3 – 4 + 5 - …. +2011 – 2012 + 2013

Bài 6:Tính tổng tất cả  các số nguyên x biết:

  1.  -50 < x ≤ 50
  2. -100 ≤ x < 100

Bài 7: Tính nhanh:

  1. 4524 – (864 – 999) – (36 + 3999)
  2. 1000 – (137 + 572) + (263 – 291)
  3. -329 + (15 – 101) – (25 – 440)

Bài 8: Tìm số nguyên x biết:

  1. 3 – (17 – x) = 289 – (36+ 289)
  2. 25 – (x +5) = -415 –(15 – 415)
  3. 34 + (21 – x) = (3747 – 30) – 3746

Bài 9: Tính giá trị biểu thức a – b –c biết:

  1.  a = 45, b = 175, c = -130
  2. a = -350, b = -370, c = 85
  3. a = -720, b = -370, c = -250

Bài 10:  Tính tổng:

  1.  (-125) +100 + 80 + 125 + 20
  2.  27 + 55 + (-17) + (-55)
  3. (-92) +(-251) + (-8) +251
  4.  (-31) + (-95) + 131 + (-5)

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.