Cách tính tỉ số truyền nhông sên dĩa

Một cách tổng quát nhất thì người ta sẽ so sánh tỉ số truyền tổng cộng. Còn để so sánh giữa 2 xe thì người ta sẽ dựa vào mục đích để chọn từng tỉ số truyền mà so sánh cho tiện. Nội dung bài viết bao gồm các mục chính sau:

1. So sánh giữa 2 bộ số. 2. So sánh để sắp nhông sên dĩa cho phù hợp. – Sắp NSD để thay đổi mục đích sử dụng xe. – Tỉ số nhông dĩa và độ mòn.

3. Thay bộ nồi và nhông hú mới.

1. So sánh giữa 2 bộ số

Cách tính tỉ số truyền nhông sên dĩa
Cách tính tỉ số truyền nhông sên dĩa

Tạm thời không quan tâm tới bộ nhông hú và bộ nhông sên dĩa. Chúng ta thử so sánh bộ số của 2 xe Scrambler CL50 và Sporty SS50E.

Điểm khác nhau đầu tiên là số 4 của ss50e có tst<1. Khả năng chạy trớn của ss50e tốt hơn cl50. Điểm khác nhau thứ 2 là dòng cl50 có tst của số 1 lớn hơn ss50. Số 1 của cl50 để tải, còn số 1 của ss50e để tăng tốc. Điểm khác nhau tiếp theo là số 1 và số 2 của ss50e(2.692-1.824)  nhuyễn hơn cl50(3-1.765). Số 1 và số 2 nhuyễn hơn cho phép ss50e kéo rát ở số 1 rồi vào số 2 mà ít bị sượng hơn cl50, khi đề pa tăng tốc ngọt ngào hơn. …

..

2. So sánh để sắp nhông sên dĩa cho phù hợp.

Người ta sẽ so sánh tỉ số truyền cuối cùng, tức là tỉ số truyền tổng cộng như trên, rồi chọn bộ nhông sên dĩa cho phù hợp.

Chúng ta hãy cùng Blog Xeco xét ví dụ trên 2 chiếc xe Honda67 ss50 và Yamaha yb50:
Cơ cấu truyền động theo thứ tự sau: Động cơ- Nhông hú (bộ côn nồi)- Nhông số (hộp số)- Nhông dĩa (nhông sên dĩa truyền động ra bánh xe). Tỉ số truyền của 2 xe được tính như sau

TST ss50= 71/16 x 36/12 x 40/13= 40.962

TST yb50= 74/19 x 40/13 x 39/12 = 38.928

Ví dụ với dòng yb50 nếu muốn có lực tải tốt ở số 1 như ss50 thì ta nên chọn bộ nhông dĩa 12-41 thay cho 12-39 gin. TST tổng cộng lúc này là 40.925 ngang ngửa với ss50.
Hoặc ngược lại, nếu số 1 của ss50 muốn đề pa trớn như của yb50 thì sắp dĩa 38. TST của ss50 đi dĩa 38 sẽ là 38.913 (ở số 1).

Ngoài ra người ta còn xét riêng tỉ số truyền thứ cấp hay còn gọi là tỉ lệ nhông dĩa cho cùng một dòng xe để thay đổi mục đích sử dụng

Ví dụ để tăng cường khả năng chạy trớn người ta thay nhông trước lớn hơn, hoặc thay dĩa sau nhỏ hơn. Để tải nặng tốt hơn thì người ta làm ngược lại. Đới các loại nhông dĩa thông dụng thì việc tăng (giảm) 1 răng nhông trước tương đương với việc giảm (tăng) 2 răng dĩa sau. Ví dụ 40/13= 3.077 gần bằng với 42/14= 3

Với dòng 100-125cc sức tải tốt như Honda Dream, Wave thì việc hạ tăng 1 răng nhông (hay giảm 2 răng dĩa) để nhẹ máy khi đi đường trường. Nhưng với dòng xe chay trớn như Suzuki Viva, xbike thì việc này sẽ khiến cho xe khá yếu khi đi trong thành phố, và thậm chí không đủ tua bù công suất khi ở tốc độ cao.

Với dòng xe small bore như ss50, cd cl 50 hay yb50… việc thay đổi tỉ số nhông sên dĩa cần hết sức cân nhắc.

Tỉ số truyền thứ cấp và độ mòn nhông sên dĩa

Khi sắp lại bộ nhông sên dĩa, người ta thích chọn dĩa có số răng là số nguyên tố, hoặc tỉ số truyền là số vô tỉ. Ví dụ 40/13= 3.0769230769230769…… hoặc 40/15= 2.666666666666…. Với tỉ số truyền của bộ nhông dĩa không phải số vô tỉ như: 39/13= 3; 40/16= 2.5 hay 38/16= 2.375. Thì khi quay 2 vòng hay 2.5 vòng thì sẽ lặp lại quy luật cũ dẫn đến mòn không đều.

Các dĩa có số răng là số nguyên tố như: 31, 37, 41, 43, 47 được ưa chuộng hơn cả

Cách tính tỉ số truyền nhông sên dĩa

Nhông trước 16 dễ lặp lại quy luật gần với các loại dĩa nên trên thị trường người ta ít dùng loại nhông có số răng này.
Nhông trước 13 và 14  khi sắp với các loại dĩa thường tạo ra tỉ số là số vô tỉ nên được các hãng xe ưu tiên sử dụng.

3. Thay bộ nhông hú mới.

Với xe cũ thì nhông hú sẽ phát ra tiếng hú ồn ào nên người sử dụng có nhu cầu thay bộ nhông hú mới. Với nhông hú dòng xe cổ như honda67 ss50 thì trên thị trường khó hoặc không còn bộ mới. Nếu gắn bộ nhông hú CD 2 lá PAG của Đài Loan vào thì cần tính lại tỉ số truyền cuối cùng.

Cách tính tỉ số truyền nhông sên dĩa
 
Ví dụ ss50 gin tỉ số truyền tổng cộng của số 1 và số 2 sẽ là 40.96224.095

Cách tính tỉ số truyền nhông sên dĩa

Khi thay nhông hú CD thì tỉ số truyền tương ứng là 34.35920.211 (tương đương với ss50 gin khi tăng 2 răng nhông (13 lên 15) hoặc giảm 6 răng dĩa (40 xuống 34).
Với dòng xe 50cc thì việc hạ 6 răng dĩa sẽ gặp vấn đề rất lớn khi đề pa ở số 1 và số 2.

Cách tính tỉ số truyền nhông sên dĩa

Để giữ được tỉ số truyền như nguyên bản thì người sử dụng phải tìm dĩa 46 răng hoặc nhông 11 răng, việc này sẽ rất là khó. Cho nên khi thay bộ nồi CD thì đa số những người sử dụng xe 67 đều tăng phân khối để tăng sức tải cho động cơ.

Blog Xeco

Các bài viết liên quan đến “Tỉ số truyền”: https://xeco.wordpress.com/tag/t%E1%BB%89-s%E1%BB%91-truy%E1%BB%81n/

Tỷ số truyền hoạt động dựa vào nguyên lý Accimet : “Lợi về lực thì thiệt về đường đi và ngược lại”, người ta đã truyền động trên các bánh răng có số răng khác nhau. Hãy tham khảo với Mobitool nhé.

Cách tính tỉ số truyền nhông sên dĩa

Tỷ số truyền là gì

Lấy ví dụ bánh răng A có số răng chỉ bằng 1 nửa so với bánh răng B, hai bánh răng được lắp ăn khớp với nhau. Khi A quay 2 vòng thì kéo theo B quay được 1 vòng. Lực sẽ được chia đều trong 2 vòng quay, như vậy dù bánh răng B có nặng bao nhiêu, nhưng lực kéo là từ bánh răng A vẫn cảm thấy nhẹ nhàng.

Phần mềm tính tỉ số truyền Online đơn giản

Ở ví dụ trên. Người ta sẽ quay bánh răng A. Thì bánh răng A gọi là Sơ cấp (SC). Bánh răng B gọi là Thứ cấp (TC).

Tỉ số truyền sẽ được tính như sau: TST= TC/SC

Trong ví dụ trên tỉ số truyền là TST= 20/10= 2.

– Tỉ số truyền lớn hơn 1 (tst>1) là lợi về lực. Tst= 2 là lợi về lực gấp 2 lần. (vd ta tác động lực 2kg có thể nâng được vật 4kg)

– Tỉ số truyền nhỏ hơn 1 (tst<1) là lợi về đường đi (thiệt về lực). Trong ví dụ trên, ta quay trực tiếp bánh B, thì bánh B lúc này là Sơ cấp. TST lúc này sẽ là 10/20= 0.5. Nếu đủ lực, ta sẽ quay được bánh B và kéo theo bánh A quay nhanh gấp đôi. Lúc này sẽ lợi về đường đi, cụ thể ở đây là vòng tua. Ví dụ như xe đạp, ta đạp 1 vòng thì bánh xe quay 2 vòng. Giúp xe chạy nhanh hơn.

Tỉ số truyền sẽ được tính như sau: TST= TC/SC

– Tỉ số truyền lớn hơn 1 (tst>1) là lợi về lực. Tst= 2 là lợi về lực gấp 2 lần. (vd ta tác động lực 2kg có thể nâng được vật 4kg) – Tỉ số truyền nhỏ hơn 1(tst<1) là lợi về đường đi (thiệt về lực). Ví dụ như xe đạp, ta đạp 1 vòng thì bánh xe quay 2 vòng. Giúp xe chạy nhanh hơn.

Cách tính tỉ số truyền nhông sên dĩa

Cơ cấu tuyền động xe đạp chỉ có 2 bánh răng: nhông trước (dĩa) và nhông sau (líp) được nối với nhau bởi dây sên (xích). Cơ cấu đơn giản chỉ có 2 bánh răng như ví dụ trên ta dễ dàng gọi tên 2 bánh răng Sơ cấpthứ cấp

Nhưng với động cơ xe máy có rất nhiều bánh răng nối với nhau thì gọi như thế nào?

Nhà sản xuất vẫn giữ nguyên tắc chỉ có 2 bánh răng sơ cấp- thứ cấp nối với nhau từng cặp. Bánh răng sơ cấp truyền động từ nguồn phát ra lực, bánh răng thứ cấp truyền động tới bộ phận kế tiếp (hoặc tới bánh xe). Càng gần nguồn phát thì gọi là sơ cấp, càng gần đích (bánh xe) thì gọi là thứ cấp.

Người ta chia ra từng cặp SC-TC. Mỗi cặp đó là một bộ phận.

– Tỉ số truyền của cặp bánh răng nhông hú gọi là tỉ số truyền sơ cấp (Primary Reduction Gear Ratio)

Cách tính tỉ số truyền nhông sên dĩa
Tỷ số truyền động cơ

Nhông hú của honda67 và cặp nhông hú răng xéo của suzuki xbike (A- sơ cấp nối với cốt tay dên, B- thứ cấp nối với nồi sau và truyền động qua bộ số) (bấm vào hình để phóng to)

– Tỉ số truyền của từng cặp bánh răng trong hộp số gọi là tỉ số truyền của từng số (thuật ngữ tiếng Anh vẫn gọi ngắn gọn là Gear Ratio)

Bộ 5 số ss50

– Tỉ số truyền của cặp nhông dĩa trong bộ nhông sên dĩa gọi là tỉ số truyền thứ cấp (Secondary Reduction Gear Ratio). Ví dụ nhông 13- dĩa 40 thì tỉ số truyền là 40/13= 3.077

Khi sắp lại bộ nhông sên dĩa, người ta thích chọn dĩa có số răng là số nguyên tố, hoặc tỉ số truyền là số vô tỉ. Ví dụ 40/13= 3.0769230769230769……

Từ Khóa Liên Quan:

  • cách xác định tỷ số truyền
  • tỉ số truyền hộp giảm tốc là gì
  • tỷ số truyền tăng
  • tỷ số truyền motor
  • cách tính tỉ số truyền đai
  • cách tính tỷ số truyền puly
  • tỉ số truyền motor giảm tốc
  • tỉ số truyền hộp số xe máy