Cách trị ổi ia

Ổi là loại cây mọc hoang và được trồng rất nhiều ở trong vườn, quanh nhà để lấy quả ăn. Theo Đông y, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết; quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa đại tiện lỏng, lỵ mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, sang thương xuất huyết, đái tháo đường...

Cách trị ổi ia

Chữa tiêu chảy cấp: búp ổi hoặc vỏ rộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống. Hoặc búp ổi 12g, vỏ rộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước, cô còn 100ml. Trẻ 2 - 5 tuổi mỗi lần uống 5 - 10ml, cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20 - 30ml, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Tiêu chảy do hàn: búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g, sắc uống.

Tiêu chảy do nhiệt: vỏ rộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn. Hoặc vỏ rộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng.

Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày.

Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính: lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần. Hoặc lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6 - 9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống. Hoặc quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9 - 15g, sắc uống.

Lỵ mạn tính: quả ổi khô 2 - 3 quả, thái phiến, sắc uống. Hoặc lá ổi tươi 30 - 60g sắc uống.

Lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính: lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

Đái tháo đường: quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc lá ổi khô 15 - 30g sắc uống hàng ngày.

Ðau răng: vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

Mụn nhọt mới lên: lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.

Chấn thương: lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.

Kiêng kỵ: Những người bị táo bón hoặc tả, lỵ có trướng bụng không tiêu không nên dùng. 

Lương y Đình Thuấn


Cây ổi còn có tên là ủi, thu quả, phiên thạch lựu, phiên đào thụ, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt, phan quỷ tử... tên khoa học là Psidium guyjava L., thuộc họ Sim (Myrtaceae).

Về thành phần hóa học, quả và lá đều chứa sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và avicularin; lá còn có volatile oil, eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các polysaccharide như: fructose, xylose, glucose, rhamnose, galactose...; rễ có chứa arjunolic acid; vỏ rễ chứa tanin và organic acid.

Theo các nhà khoa học, dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp (nhất là loại ổi da sần và ruột màu đỏ). Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy. Dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Cách trị ổi ia

Dưới đây xin nói đến cách trị bệnh đường tiêu hóa:

Tiêu chảy do ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn sống lạnh: biểu hiện bụng trướng căng đầy hơi, đau bụng cuộn lên từng cơn, sau đó tiêu chảy nhiều lần, cơ thể mất nước, rối loạn điện giải, mạch nhỏ nhanh, huyết áp tụt. Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh tốt. Dùng một trong các phương thuốc từ ổi:

- Lá ổi 20g, lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, lá khổ sâm 20g, củ riềng 12g, sinh khương 10g, lá lốt 12g. Sắc uống 2 - 3 lần trong ngày.

- Búp ổi 20g sao qua; vỏ quýt khô 10g; gừng nướng chín 10g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

- Hoặc búp ổi 20g, củ sả 16g, củ riềng 8g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.

- Lá ổi (được dùng rất phổ biến để chữa đau bụng, tiêu chảy, nhất là ở trẻ nhỏ). Lấy lá ổi 20g phối hợp với vỏ quả bòng 20g, phơi khô; lá chè tươi 10g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống.

- Dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.

- Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi.

Ngoài ra, ổi còn có thể trị một số bệnh như:

- Giảm đau nhức răng do sâu răng: vỏ rễ cây ổi sắc với một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

- Trị mụn nhọt mới phát: lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.

- Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da): dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày.

- Trị rôm sảy, mẩn ngứa: dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.

- Chữa ho, sốt, viêm họng: lá ổi non 20 - 40g phơi khô, sắc uống.

- Chữa vết thương do chấn thương hoặc trùng, thú cắn: búp ổi non nhai nát, đấp vào vết thương.

Lưu ý: không dùng cho những người đang bị táo bón và trong thời gian điều trị tiêu chảy cần ăn uống kiêng mỡ và chất tanh, không ăn đồ sống lạnh.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI


Lá ổi là dược liệu được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời điều trị bệnh tiêu chảy. Nhiều nghiên cứu phát hiện thêm trong thành phần dinh dưỡng của ổi chứa nhiều các loại sinh tố và vitamin khác nhau như sinh tố A, C, acid béo omega 3, omega 6 và nhiều chất xơ… Để hiểu rõ hơn tác dụng từ lá ổi mời các bạn tham khảo bài viết sau.

Mô tả 

Tên gọi, danh pháp

Ổi hay còn gọi là ổi ta, Phan Thạch Lựu, ủi…

Tên khoa học : Psidium guajava L.

Thuộc họ Sim – Myrtaceae.

Cách trị ổi ia
Cây ổi mọc nhiều ở những vùng quê Việt Nam

Đặc điểm thực vật

Cây nhỡ cao 3-10m. cành nhỏ, Vỏ nhẵn, mỏng, khi cây già vỏ thân bong từng mảng lớn. Cành non vuông, có nhiều lông mềm, về sau hình trụ và nhẵn. Lá mọc đối, thuôn hay hình trái xoan. Gốc cây tù hay gần tròn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu trắng, mọc đơn độc hay tập trung 2-3 cái thành cụm ở nách lá. Quả mọng hình cầu, chứa rất nhiều hạt hình bầu dục. Ðài hoa tồn tại trên quả.

Nơi sống và thu hái: nguồn gốc ở châu Mỹ nhiệt đới sau được trồng rộng rãi ở nhiều nơi như vùng nhiệt đới châu, châu phi, đặc biệt ở nước ta cây ổi mọc hoang dại ở vùng núi phía bắc. Nhiều gia đình trồng ổi để ăn và buôn bán.

Cách trị ổi ia
Lá và quả ổi non là bộ phần thường được dùng làm thuốc

Thu hái và chế biến

Thu hái các bộ phận của cây ổi như lá, trái non quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng: Lá và quả ổi xanh

Cách trị ổi ia
Bảo quản lá ổi bằng cách phơi khô

Thành phần hóa học

Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen. Còn có sitosterol, acid maslinic (acid cratagolic), acid guijavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Nhựa cây ổi chứa acid d-galacturonic (72,03%), d-galactose (12,05%) và l-arabinose (4,40%). Cây, quả ổi có pectin, vitamin C; trong hạt có tinh dầu với hàm lượng cao hơn trong lá.

Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền

Tính vị, tác dụng: Trái ổi thì có vị ngọt và chát, tính bình; Vỏ ổi, lá ổi có vị chát, tính bình. 

Chất berbagia có rất cao trong lá ổi có thể điều trị tiêu chảy cấp, tiểu đường, cholesterol máu. Ngoài ra trong vỏ ổi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và tanin. Do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, làm giảm tiết dịch ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn. Khi hãm lá ổi thành trà thì giải phóng các vitamin C và flavonoid, chúng giúp cơ thể duy trì được sức khỏe tốt.

Theo y học hiện đại

Lá ổi có khả năng chống lại vi sinh vật gây bệnh

Chất chiết xuất từ ​​lá ổi có thể điều trị các bệnh do kí sinh trùng gây ra ( như bệnh leishmaniasis, sốt rét, giardia, amip và trichomonas), nấm (bệnh da liễu và da niêm mạc), vi khuẩn (nhiễm trùng đường hô hấp, niêm mạc và đường tiêu hóa, bệnh tả , viêm dạ dày và loét dạ dày, nhiễm trùng miệng và nha chu, bệnh hoa liễu và nhiễm trùng tiết niệu) và vi rút (herpes, cúm, bệnh rotavirus và AIDS). 

Chiết xuất từ lá ổi có tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường

Theo nghiên cứu chiết xuất từ ​​lá và vỏ cây ổi có chất ức chế α-glucosidase và chất ức chế α-amylase. Hơn nữa chiết xuất lá ổi cải thiện sự hấp thu glucose trong các tế bào cơ, chiết xuất lá và vỏ cây làm tăng hàm lượng chất béo trung tính trong tế bào mỡ. Do đó, chất chiết xuất từ ​​lá và vỏ cây ổi có thể có các ứng dụng trong tương lai trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá ổi được dùng làm thuốc điều trị tiêu chảy. Điều này đã được chứng minh trong các nghiện cứu lâm sàng. Ngoài ra nó còn tác động vào sự hấp thu nước trong đường ruột, các lectin trong lá có thể gắn vào vi khuẩn E.coli (vi khuẩn thường gây ra tiêu chảy) ngăn chặn vi khuẩn hấp thu vào vách trong của ruột và do đó ngăn ngừa được sự nhiễm trùng của đường ruột.

Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hoá; dùng 15-30g dạng thuốc sắc.

Một số bài thuốc thường dùng

  • Bệnh zona: Dùng búp ổi non 100g rửa sạch, muối 1g, phèn chua 10g, cho vào cối giã nhỏ, thêm ít nước. Dùng nước dã để bôi. Có thể cho thêm 5-6g bột sunfamit càng tốt.
  • Trị tiêu chảy: Lá ổi vừa non dùng một nắm khoảng 50g đem sắc với hai chén nước. Đun nhỏ lửa sôi khoảng 15-30 phút. Để nguội lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần một chén nhỏ.
  • Viêm dạ dày ruột cấp: Lá ổi khoảng 30g thái nhỏ và rang với một nắm gạo, thêm nước đun sôi, uống ngày hai lần.
  • Trị đái tháo đường: lá ổi khô 15-30g sắc uống hàng ngày
  • Chữa tiêu chảy cấp: Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g sắc uống
  • Chữa vết thương do côn trùng cắn: Búp ổi non nhai nát, đắp vào vết thương
  • Chữa đau răng hoặc vết lở miệng: nhai hoặc dã nát búp ổi non xát nhẹ vào nướu hoặc chỗ lở.
Cách trị ổi ia
Nước sắc từ lá ổi trong điều trị đái tháo đường

Liều dùng, cách dùng, kiêng kỵ

Trong ổi xanh có chứa nhiều tanin, giúp cầm tiêu chảy và gây táo bón ở người bình thường. Lá và quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên dùng khi bình thường dễ gây táo bón, gây tích trệ chất độc. Nên người đang bị táo bón hoặc bị tả lị có tích trệ chưa được giải quyết không nên dùng các bài thuốc có thành phần từ cây ổi.

Với những công dụng điều trị được ứng dụng từ lâu đời, người ta không ngừng nghiên cứu về những công dụng khác của cây ổi, đắc biệt là thành phần lá ổi, hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Khi sử dụng lá ổi, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để tránh những rủi ro đáng tiếc.