Cần Giờ có diện tích bao nhiêu?

Cần giờ là huyện biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km đường bộ. Phía Bắc ngăn cách với huyện Nhà Bè bởi sông Soài Rạp. Phía Nam giáp biển Đông. Phía Tây ngăn cách với huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước của tỉnh Long An, huyện Gò Công Đông của tỉnh Tiền Giang, ranh giới là sông Soài Rạp. Phía Đông Bắc ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bởi sông Lòng Tàu. Phía Đông Nam tiếp giáp với huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ranh giới là sông Thị Vải. Cần Giờ giống như một hòn đảo tách biệt với xung quanh, bốn bề là sông và biển.

Về hành chánh, hiện nay huyện bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã là: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An, Lý Nhơn, Long Hoà.

Đến Cần Giờ, du khách có thể thăm các địa điểm như: di chỉ Giồng Cá Vồ, khu du lịch Lâm Viên, khu du lịch Vàm Sát, khu du lịch 30 tháng 4...

Điều kiện tự nhiên

Diện tích Cần Giờ chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện, đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đất đai phần lớn nhiễm phèn và nhiễm mặn. Trong đó, vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, cây mắm …

Cần Giờ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo, hướng gió chính là Tây Nam, mùa mưa bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn so với các địa phương khác trong vùng (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 250C - 290C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm.

Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính năng quan trọng này, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”.

Cần Giờ có bờ biển dài gần 20 km, vùng biển có thể nuôi trồng nhiều loài hải sản như: nghêu, tôm, sò, hàu, cá...Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Lịch sử

Lịch sử vùng đất Cần Giờ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (tính từ năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam và cho lập phủ Gia Định).

Mảnh đất Cần Giờ là một trong những nơi đặt chân sớm nhất của người Việt đi khai khẩn phương Nam. Cần Giờ là nơi chứng kiến bao sự kiện lịch sử bi hùng của đất nước: nơi Gia Long “tẩu quốc” bị quân Tây Sơn đánh bại ở “Thất Kỳ Giang”, nơi tàu chiến nước Pháp đầu tiên vào xâm chiếm Nam Bộ, một trong những địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định, là căn cứ kháng chiến của Việt Minh, của quân Bình Xuyên trong thời kỳ chống Pháp, của đoàn 10 anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ…

Trước 30/4/1975, Cần Giờ chỉ là căn cứ quân sự tiền tiêu của địch, canh phòng cho con đường thủy huyết mạch từ biển Đông vào cảng Sài Gòn. Sau ngày miền Nam được giải phóng, ngày 28/2/1978, Cần Giờ được sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh.

Xã hội

Sau 30 năm kể từ ngày được sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, mảnh đât Cần Giờ tuy vẫn còn nghèo, nhưng đã có nhiều đổi thay đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ vào năm 1998 là 38,47% kéo giảm xuống còn 2,22% vào cuối năm 2003. Năm 2004, theo chuẩn mới (4 triệu/ người/năm), tỷ lệ này giảm còn 20%. Năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống còn 14,46% (theo chuẩn 06 triệu đồng/năm).

Năm 2003, huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Mặt bằng học vấn dân cư đã đạt lớp gần lớp 8 vào năm 2007. Năm học 2007-2008, trên địa bàn huyện có 34 trường, 500 lớp với 15.469 học sinh các cấp học.

Hệ thống y tế tại huyện và cơ sở được xây dựng, nâng cấp. Các xã đều có bác sĩ và nữ hộ sinh trung cấp, xây dựng mạng lưới nhân viên y tế ấp và nhân viên sức khỏe cộng đồng, đến năm 2005 đạt 2000 dân có 01 bác sĩ.

Kinh tế

Trong 30 năm qua, nghành nghề đánh bắt trên biển và nuôi trồng thủy sản trong hồ - ao được xem là kinh tế chủ lực của huyện miền biển. Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm trở thành “Nghành kinh tế mũi nhọn” bên cạnh những nghề truyền thống: trồng trọt, làm rừng, làm muối.... Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển từ đầu những năm thập niên 90 đến nay, nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong nền kinh tế của huyện. Du lịch vẫn còn là tiềm năng, chưa trở thành sức mạnh thật sự.

Về ngư nghiệp: Cần Giờ đã phát triển đánh bắt xa bờ cả về số lượng phương tiện cũng như trang thiết bị hiện đại, năm 2007 nâng công suất tàu lên hơn gấp đôi so với năm 1995. Nghề nuôi nghêu ổn định và phát triển với diện tích 3.000 ha, chiếm 50% trong cơ cấu sản lượng ngư nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Đặc biệt, chương trình khai thác đất hoang, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã góp phần phát triển nghề nuôi tôm sú, tăng tỷ lệ lợi nhuận từ 0,5 đến 1,5 lần trong 01 vụ. Cùng với sản phẩm thủy sản, sản lượng muối bình quân hàng năm đạt trên 30.000 tấn đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân lao động.

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Trong 9 tháng đầu năm 2005, giá trị sản lượng đạt 89,8 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 14,6% với cùng kỳ và đạt 103% so với kế hoạch. Trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu gia công hàn tiện, sản xuất nhỏ đạt 79 tỷ đồng, tăng 17,5% so vời cùng kỳ và tăng 20,7% kế hoạch; khu vực kinh tế quốc doanh đạt 108 tỷ đồng đạt 49,8% kế hoạch do sản lượng sản xuất mặt hàng cá philê, nghêu đạt thấp (51,6%). Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tăng 5%, công nghiệp cơ khí đạt 86%, công nghiệp xay xát lượng thực, chế biến gỗ đạt 73% so với kế hoạch. Các sản phẩm sản xuất chủ yếu đạt khá so với cùng kỳ gồm: muối thô 86.860 tấn (tăng 1.381 tấn), nước đá 26.550 tấn (tăng 2.450 tấn), bột cá 762 tấn (tăng 202 tấn).

Thương mại - Dịch vụ: Những năm qua, tất cả các thành phần kinh tế đều có mức tăng trưởng ổn định, đảm bảo lượng hàng hóa, vật tư cung ứng cho tiêu dùng và sản xuất trên địa bàn. Hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn không ngừng phát triển, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hình thành nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ. Khu du lịch 30 tháng 4 là một trong những điểm du lịch chủ yếu thu hút khách du lịch của huyện có số lượng ngày càng tăng, trong năm 2004 đã đón tiếp 390 ngàn lượt khách, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ 9 tháng đầu năm 2005 đạt 817,8 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ và đạt 63% kế hoạch.

Quy hoạch phát triển

Theo quy hoạch đến năm 2010, Cần Giờ sẽ có một số dự án, công trình trọng điểm như sau:

  • Công trình xây dựng Cầu Bình Khánh (nối liền thành phố với huyện Cần Giờ) .

  • Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Rừng Sác và hệ thống cầu trên tuyến đường này.

  • Công trình đường ống dẫn nước ngọt từ thành phố (qua xã Bình Khánh) về huyện lỵ và các tuyến đường ống nhánh dẫn đến trung tâm các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn và Long Hòa .

  • Công trình đường giao thông và Bến phà Bình Khánh – Nhơn Trạch .

  • Công trình đường Vành đai (giai đoạn 1) và các cầu trên tuyến đường Vành đai ( Vàm Sát, An Nghĩa, Rạch Lá, Tắc Tày Đen …) ven sông Soài Rạp – Nhà Bè – Lòng Tàu, nối liền các xã Lý Nhơn, An Thới Đông, Bình Khánh và Tam Thôn Hiệp

  • Hoàn thành các dự án: Khu Đô thị lấn biển Cần Giờ (856 ha, có 600 ha lấn biển), các Khu du lịch – dân cư – nhà vườn Cần Thạnh – Long Hòa (1000 ha), Quảng trường Rừng Sác – thị trấn Cần Thạnh và Khu căn cứ kháng chiến Rừng Sác – xã Long Hòa (giai đoạn 1), các công trình Trung tâm sinh hoạt dã ngoại Thanh thiếu niên thành phố (xã Long Hòa), Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục thể thao.

Giao thông

Cần Giờ là cửa ngõ đường thuỷ của thành phố Hồ Chí Minh. Tàu thuyền ngoài biển vào cửa Cần Giờ ngược dòng sông Nhà Bè vào cảng Sài Gòn, cách biển 80 km theo đường sông.

Hệ thống giao thông nông thôn phát triển nhanh, xây dựng mới đường bộ ở các xã (ngoại trừ xã đảo Thạnh An), đường Rừng Sác với kết cấu nền đường cấp phối sỏi đỏ hoàn thành năm 1986 hiện đang trong tiến trình nâng cấp, mở rộng, trải nhựa, cầu Dần Xây hoàn thành năm 2001, rút ngắn đáng kể thời gian lưu thông tạo nhiều thuận lợi cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong đó có việc khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái.

Cần Giờ có bao nhiêu huyện?

Huyện Cần Giờ có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An.

Cần Giờ là vùng gì?

Biển Cần Giờ thuộc tỉnh nào? Đây là vùng biển nằm trên địa phận của làng Thạnh Thới, Long Hòa, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 50km.

rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích bao nhiêu?

Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) cùng nhiều loài chim, cò.

Cần Giờ có đường bờ biển dài bao nhiêu?

Nằm cách trung tâm TP khoảng 50km, rộng 70.445 ha, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên của TP, huyện Cần Giờ như một bán đảo nằm tách biệt với các địa phương lân cận, có đường bờ biển dài 23km, hệ thống sông rạch chằng chịt, gần 50% diện tích là rừng ngập mặn, với dân số 75.672 người.