Cây kơ nia còn gọi là cây gì năm 2024

Không ai biết cây kơ nia (người dân địa phương quen gọi là cây cốc) mọc trên gò đất bằng phẳng cạnh dinh Bà ở làng Mỹ Sơn (xã Duy Phú, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) bén rễ tự bao giờ. Theo các cao niên trong làng cũng như đánh giá của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN, cây kơ nia tại dinh Bà Mỹ Sơn có hơn 300 năm tuổi. Ngày 15.5.2023, cây kơ nia này được công nhận là Cây di sản VN.

Cây kơ nia còn gọi là cây gì năm 2024

Cây kơ nia cạnh dinh Bà ở Quảng Nam có tuổi đời hơn 300 năm

MẠNH CƯỜNG

Chúng tôi tìm đến dinh Bà cũng là lúc vợ chồng ông Trần Sáu, Trưởng thôn làng Mỹ Sơn, vừa phát quang xong những bụi cây dại xung quanh dinh và cây kơ nia cổ thụ. Ông Sáu được dân làng "ủy quyền" trông coi, chăm sóc dinh Bà. Ông Sáu kể, nghe nói cách đây hơn 300 năm, khi các tộc họ đến khai phá vùng đất này thì đã thấy cây kơ nia hiện hữu. "Người dân chúng tôi từ già đến trẻ ai cũng gọi cây kơ nia bằng cụ, với một sự kính trọng. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đạn bom, nhưng cụ kơ nia vẫn đứng vững và trở thành chứng nhân lịch sử", ông Sáu mở đầu câu chuyện.

Trong chiến tranh chống Mỹ, làng Mỹ Sơn là vùng đất trắng, địch tự do bắn phá, không một mái nhà, bụi cây nào nguyên vẹn. Duy chỉ có cây kơ nia ở dinh Bà vẫn hiên ngang đứng vững, trở thành pháo đài quan sát của cách mạng, giúp bộ đội, du kích địa phương nắm bắt mọi hoạt động càn quét cũng như điểm đóng quân của địch từ xa. Từ năm 1968 - 1970, địch tìm mọi cách triệt hạ cây kơ nia bằng cách đem mìn đánh phá, cho xe cày ủi nhưng cây cổ thụ vẫn đứng vững.

Cây kơ nia còn gọi là cây gì năm 2024

Cụ Nguyễn Hữu Hoàng kể lại những câu chuyện kỳ bí gắn liền với cây kơ nia ở miếu dinh Bà

MẠNH CƯỜNG

Đến năm 1973, cây kơ nia là nơi cắm cờ giành đất của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN, vì đây là điểm cao duy nhất có thể treo cờ lúc bấy giờ. "Thời điểm đó, địch bắn trực tiếp vào cây kơ nia nhưng chỉ làm gãy cán cờ, riêng cây không hề hấn gì. Ở làng Mỹ Sơn này có 8 cây kơ nia nhưng có đến 7 cây đã bị địch đánh ngã, chỉ cây kơ nia ở dinh Bà vẫn đứng vững theo năm tháng cho dù bom đạn liên tục tàn phá", ông Sáu nói.

Theo lời kể của các lão niên, cây kơ nia có trước dinh Bà. Dinh Bà là nơi thờ bà Cốc Dinh, rất thiêng. Bà Cốc Dinh vốn là một lang y. Thời đó khó khăn, bà thường xuyên chữa bệnh, phát thuốc miễn phí để cứu người. Khi bà Cốc Dinh mất, người dân chôn cất bà ngay cạnh cây kơ nia để tôn vinh công đức của bà. Sau giải phóng, dân làng góp công, góp của dựng ngôi miếu nhỏ gần cây cốc thờ bà. Qua vài lần sửa sang, đến năm 2017 dinh Bà được xây mới, mở rộng khang trang. Cây kơ nia như chiếc ô khổng lồ tỏa bóng che mát dinh Bà.

HUYỀN BÍ BÊN GỐC KƠ NIA

Dân làng vẫn kể cho nhau nghe chuyện khi chưa trùng tu dinh Bà, cây kơ nia năm nào lá cũng vàng, ra trái rất nhiều. Nhưng khoảng 4 năm trở lại đây, khi người dân sắm sanh lễ vật, hương hoa dâng cúng Bà thì cây xanh tốt quanh năm, và không có trái.

Ông Trần Sáu, Trưởng thôn làng Mỹ Sơn, rất tâm đắc với sự kiện công nhận Cây di sản VN đối với cây kơ nia, bởi "cụ cây" góp phần tôn vinh nét đẹp văn hóa, cũng là niềm tự hào của người dân. "Nhiều thế hệ ở làng Mỹ Sơn này luôn nhắc nhở, bảo ban nhau ra sức bảo vệ cây kơ nia. Bảo vệ cây kơ nia là bảo vệ cội nguồn của vùng đất thiêng này", vị trưởng thôn làng Mỹ Sơn chia sẻ.

Cụ Nguyễn Hữu Hoàng (86 tuổi, ở làng Mỹ Sơn) kể đây là vùng đất thiêng của người Chăm xưa. Từ nhỏ, cụ đã được ông nội kể cho nghe rất nhiều sự tích gắn liền với cây kơ nia ở miếu dinh Bà này, trong đó có những câu chuyện tâm linh, huyền bí đến nay vẫn chưa có lời giải.

"Có câu chuyện truyền tai rằng trong thời kỳ chiến tranh, Chi bộ Sông Lô ra đời đã bí mật lập căn cứ ngay dưới gốc cây kơ nia để hoạt động cách mạng. Sau một thời gian, căn cứ bị phát hiện, quân địch bí mật tấn công vào. Điều đáng nói, thời điểm đó một số người vẫn đang họp bàn phương án chiến đấu ngay dưới gốc cây nhưng quân địch lại... không phát hiện ra. Người dân cho rằng việc không phát hiện ra quân giải phóng là do được "cụ" kơ nia cũng như bà Cốc Dinh che chở", cụ Hoàng kể.

Khi còn bé, cụ Hoàng và nhiều người khác mỗi lần dắt bò ngang qua dinh Bà, gặp cây kơ nia đều dừng lại cúi đầu chào cây. "Không chỉ trong kháng chiến mà thời bình "cụ" kơ nia vẫn luôn che chở, bảo vệ cho làng này bình yên sau bao giông bão", cụ Hoàng khẳng định.

(VACNE) - Cây Kơ nia, còn có tên Cầy hay Cốc (Quảng Nam – Đà Nẵng), tên khoa học là Irvingia malayana Oliv. ex Benn., họ Kơ nia (Irvingiaceae), là một trong những hình ảnh độc đáo của Tây Nguyên, đã trở nên thân thuộc trong tiềm thức của mỗi người dân ở vùng đất này.

Ở ngay trung tâm thành phố Kon Tum có một “làng trong phố” của đồng bào Ba Na mang tên “Plei Tơ Nghia” (gọi chệch tên “làng Kơ nia”), vì xưa kia quanh làng có rất nhiều cây này mọc. Ở nước ta, đã có trường hợp lấy tên cây làm địa danh, như cây thuốc Hoàng liên được dùng đặt tên cho cả dãy núi lớn, dãy Hoàng Liên Sơn (tỉnh Lào Cai), hoặc cây Củ chi (Mã tiền) được đặt tên cho vùng đất Củ Chi, một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh.

Tên Kơ nia khá nổi tiếng, đã thành tên ca khúc “Bóng cây Kơ nia” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (thơ Ngọc Anh): “Buổi sáng em lên rẫy, thấy bóng cây kơ nia; Bóng ngả che ngực em, về nhớ anh, không ngủ,…”. Nhiều người đã biểu diễn thành công bài hát này, trong đó có ca sĩ Măng Thị Hội.

Kơ nia là cây gỗ lớn, thường xanh, cao 15-30m hay hơn; đường kính thân cây trưởng thành khoảng 40-60cm hay hơn, gốc thường có khía dọc. Vỏ thân dày đến 6cm, màu nâu hồng, bong thành mảng nhỏ, có sạn màu vàng. Cành non màu nâu, nhiều bì khổng. Tán cây hình trứng, rậm rạp, màu xanh thẫm. Lá đơn, mọc tập trung ở đầu cành, mặt trên màu xanh bóng, phiến lá hình trái xoan hẹp, dài 9-11cm, rộng 4-5cm, gân bên 10-11 đôi, khi non lá có màu tím nhạt; cuống lá dài 1-1,2cm. Lá kèm hình dùi, dài 2-3,5cm. Cụm hoa chùm, mọc ở nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng, cánh hoa 4-5; nhị 10. Nhụy có đĩa mật bao quanh; bầu 2 ô. Quả hình trái xoan, dài 3-4cm, rộng 2,5-2,7cm, chứa 1 hạt, khi chín có màu vàng nhạt, vị ngọt, ăn được. Nhân hạt cũng ăn được, mùi thơm và bùi như hạt Điều đã qua chế biến. Mùa hoa tháng 5-6, quả tháng 9-11. Khi nhỏ, cây ưa bóng và chỉ tái sinh bằng chồi và hạt dưới tán rừng.

Cây kơ nia còn gọi là cây gì năm 2024

Hình 1: Cây Kơ nia. Nguồn Internet

Cây kơ nia còn gọi là cây gì năm 2024

Hình 2: Quả Kơ nia. Nguồn Internet

Cây Kơ nia có tán rộng, tròn như một chiếc nấm khổng lồ và thường đứng đơn lẻ, rất dễ nhận biết. Tán cây che nắng, tạo bóng mát cho bà con lao động trên nương rẫy sau những giờ làm việc mệt nhọc.

Cây Kơ nia có nguồn gốc ở Châu Phi và phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á, như Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Ở Việt Nam, cây này mọc hoang trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, mưa mùa ẩm, hay rừng cây nửa rụng lá, ít gặp trong rừng thưa; phân bố tập trung quanh khu vực Tây Nguyên (nhiều nhất là vùng Sa Thầy -Kon Tum và Lăk, Buôn Đôn -Đăk Lăk). Nó cũng phân bố rải rác ở một số tỉnh Nam Bộ, ra đến tận các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo.

Du khách đến Tây Nguyên muốn xem cây Kơ nia có thể đến nhà Văn hoá ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), cách Ngã Sáu Ban Mê vài trăm mét. Ở đó, có một cây cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau. Một số cây Kơ nia đã được mang từ Tây Nguyên ra trồng ở Hà Nội (khu vực Lăng và nhà sàn của Bác Hồ và khu di tích K84).

Kơ nia cũng là một loại cây có dược tính và được dùng làm thuốc. Người ta thu hái vỏ cây và vỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô. Hạt có chất dầu có thể ăn được, mùi thơm dễ chịu.

Thành phần hóa học: Theo tài liệu nước ngoài, phân đoạn ethyl acetat chiết xuất từ vỏ thân Kơ nia đã phân lập được acid betulinic. Chất này có tác dụng gây độc tế bào và chống lại dòng tế bào HeLa (được dùng trong nghiên cứu ung thư). Nhân hạt Kơ nia chứa 7,5% nước và 70% dầu màu trắng hay vàng. Dầu chứa các axit béo bão hòa, chứa ít α-tocopherol hơn so với γ-tocopherol và hợp chất sterol tương tự như các loại dầu thực vật khác, dùng làm xà phòng và thắp đèn.

Gỗ cây Kơ nia chứa 8 hợp chất đã biết, trong đó có aldehyd caffeic, ferulaldehyd, n-hexacosyl ferulat, 7β-hydroxy-β-sitosterol, β-sitosterol-β-D-glucosid, glutinol, axit oleanoic, và 2 chất mới là neolignan và phenylpropanoid.

Tính vị, tác dụng: Theo Đông y, Kơ nia có vị chua thơm, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu phù, trừ đờm, trục u bướu và tiêu thức ăn. Nước chiết lá Kơ nia trong cồn có tác dụng kháng ký sinh trùng Plasmodium falciparum gây bệnh sốt rét. Người Tây Nguyên cũng biết dùng vỏ cây Kơ nia làm thuốc chữa sốt rét rừng và đầy bụng. Ở Campuchia, vỏ cây Kơ nia được sử dụng trong toa thuốc bổ dùng cho sản phụ uống cho khỏe. Người dân tộc dùng vỏ thân, vỏ rễ cây rửa sạch thái nhỏ, nấu nước uống.

Gỗ Kơ nia màu vàng nhạt, khi khô rất cứng. Gỗ này dễ bị mối mọt và cong vênh nên ít được sử dụng trong xây dựng. Trước đây, ở Quảng Nam người ta hay dùng loại gỗ này để làm chày cối và để đốt than hầm, cho loại than rất chắc và đượm.