Chế độ ăn cho bà đẻ nhiều sữa

Rau có màu xanh đậm phổ biến như bông cải, rau dền, rau lang… là nguồn cung cấp vitamin A, E, C, K và chất xơ tuyệt vời cho mẹ. Ngoài ra, với lượng calo thấp mẹ có thể ăn nhiều rau cho mỗi bữa ăn mà không sợ quá no. Tất tần tật các món chế biến từ rau như salad, xào, nấu canh… nên được thêm vào bữa ăn mỗi ngày của mẹ sau sinh. Điều này không chỉ giúp tăng dinh dưỡng cho bữa ăn mà còn giúp mẹ phòng ngừa chứng táo bón sau sinh hiệu quả.

8. Quả mơ và chà là

Chế độ ăn cho bà đẻ nhiều sữa

Việc tiêu thụ quả mơ và chà là có mối quan hệ mật thiết với hormone prolactin. Đây loại hormon chủ đạo trong tăng sản xuất và tiết sữa ở mẹ sau sinh. Do đó, chúng hiển nhiên nằm trong danh sách các món ăn lợi sữa cho mẹ. Với vị chua ngọt tự nhiên dễ ăn, quả mơ và chà là còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C và kali.

9. Các loại hạt và quả hạch

Trong giai đoạn đầu đời, trẻ cần được bú sữa mẹ có hàm lượng cao canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển nên nhu cầu canxi của các mẹ bỉm cũng tăng cao (1000mg/ngày). Hạt vừng (mè), hạnh nhân… là nguồn cung cấp canxi tốt cho mẹ bên cạnh sữa, đặc biệt phù hợp cho trường hợp em bé của bạn không thể dung nạp sữa qua sữa mẹ. Do đó, nếu có thể hãy thêm mè (vừng) hay các loại quả hạch khác vào món ăn mỗi ngày của các mẹ đang nuôi con bú.

10. Sữa chua

Như đã nói, canxi là một trong những khoáng chất cần thiết cho mẹ sau sinh. Tình trạng thiếu canxi kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến xương và răng của người mẹ về sau. Do đó, mẹ nên có nhiều nguồn thực phẩm cung cấp canxi hơn bên cạnh sữa như các loại quả hạch, hạt và sữa chua. Ngoài ra, đây cũng là nguồn cung cấp protein tốt cơ thể, kết hợp với nhiều loại thực phẩm tạo mùi vị thơm ngon, kích thích sự ngon miệng cho các mẹ bỉm.

Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa: nên tránh ăn gì?

Nếu đã có danh sách những món ăn lợi sữa cần được ưu tiên trong chế độ dinh dưỡng thì dưới đây là những loại thức ăn, đồ uống các mẹ nên hạn chế:

  • Thức uống chứa cồn và caffeine: Mẹ sau sinh không nên tiêu thụ các loại rượu, thức uống có cồn và hạn chế lượng caffeine mỗi ngày để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ và sức khỏe của bé.
  • Hải sản là nguồn cung cấp protein và chất béo tốt nhưng một số loài cá chứa hàm lượng thủy ngân cao được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ cho con bú như: cá thu, cá kiếm…
  • Các loại thuốc dùng cho phụ nữ đang cho con bú nên được thông qua ý kiến từ bác sĩ sản khoa hay dược sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Ngoài ra, dù khuyến khích thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng nhiều dưỡng chất nhưng các mẹ cũng nên kiêng ăn đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ và gia vị (hành, tỏi, muối…) khi ở cữ và đang cho con bú.

Gợi ý thực đơn mỗi ngày cho mẹ sau sinh nhiều sữa

Chế độ ăn cho bà đẻ nhiều sữa

Theo thực đơn từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho mẹ sau sinh nhiều sữa, các mẹ có thể kết hợp các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn tùy ý sao cho luôn có mặt 5 đại diện cho các nhóm, bao gồm:

  • Lương thực: lúa gạo, khoai lang, bắp hay các loại bột ngũ cốc…
  • Các loại đậu và hạt: đậu xanh, đậu đen, mè (vừng)…
  • Rau củ quả có màu xanh, da cam, đỏ, xanh thẫm như cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh… cùng với các loại rau củ khác.
  • Nhóm cung cấp protein nói chung như trứng, sữa, các loại thịt, cá…
  • Dầu ăn, mỡ các loại nhằm cung cấp chất béo.

Trong thời gian ở cữ và nuôi con bằng sữa mẹ, việc kiêng khem quá mức là không cần thiết cho chế độ ăn lành mạnh mà bổ dưỡng của mẹ sau sinh. Đồng thời, để tăng khẩu vị các mẹ cũng nên thay đổi món ăn thường xuyên dựa trên các chỉ dẫn trên.

Những thông tin mà Hello Bacsi cung cấp ở bài viết này hy vọng sẽ là cẩm nang cho mẹ những ngày ở cữ. Từ đó, xây dựng thực đơn cho mẹ đảm bảo nhiều sữa sau sinh để bé khỏe mẹ vui nhé!

Bài viết cung cấp các thông tin quan trọng, hữu ích của ThS.BS Đoàn Ngọc Hà - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM chia sẻ về chế độ sinh dưỡng giúp các mẹ sau sinh gọi sữa về nhanh chóng và chất lượng sữa tốt.

Chăm sóc dinh dưỡng sau sinh hợp lý

Trong giai đoạn sau sinh là giai đoạn mẹ cho con bú, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp bà mẹ có đủ sữa nuôi con. Vì vậy, bà mẹ sau sinh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với vận động, nghỉ ngơi khoa học và có tâm lý thoải mái.

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu đời, lượng kháng thể của trẻ được cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ. Vì vậy, việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật tốt nhất cho bé.

Những trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất, có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng và khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng nhất định tới lượng sữa và thành phần vi chất có trong sữa mẹ. Nếu chế độ ăn uống của người mẹ thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin A, D và B1 thì sữa mẹ cũng sẽ thiếu các vitamin này.

Đa dạng các loại thực phẩm với đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng

Chia bữa ăn thành nhiều bữa: 3 - 6 bữa/ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. 

Đa dạng các loại thực phẩm với đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là: Đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. 

Hằng ngày, bà mẹ đang nuôi con bú cần lượng thực phẩm gồm: 450 - 500g ngũ cốc, 50 - 100g đậu và chế phẩm từ đậu, 80 - 100g cá và thịt, 40 - 50g trứng, 300 - 400g rau, 100 - 200g hoa quả, 20g dầu mỡ

Chế độ ăn cho bà đẻ nhiều sữa

Bổ sung nhiều nước và ăn các thức ăn nhiều nước như: cháo, súp, sữa... sẽ giúp sữa về nhiều

Chất đạm

Nhu cầu năng lượng của bà mẹ đang cho con bú sẽ cao hơn khoảng 500 kcal/ngày so với phụ nữ khi chưa mang thai.  

Nhu cầu về chất đạm (Protein): trong vòng 6 tháng đầu, cần ăn thêm 19 gam đạm/ngày, nâng tổng lượng đạm cần cung cấp cho 1 ngày là 79g; trong 6 tháng sau, cần thêm 13g/ngày, tổng lượng đạm cho 1 ngày là 73g. Nên cân bằng giữa các loại protein, lượng protein động vật nên ≥ 30% tổng số hàm lượng protein cần cung cấp cho cơ thể. 

  • Chế độ ăn cho bà đẻ nhiều sữa

    Động phải cành dâu, ăn bắp cải, đậu xanh làm mất sữa ở các mẹ cho con bú?

Nước:

Để sản xuất đủ sữa cho nhu cầu của bé, bà mẹ đang cho con bú nên uống khoảng 2 - 2,5 lít nước/ngày.

Chất béo

Lượng chất béo cần cung cấp cho bà mẹ đang nuôi con bú nên chiếm 20 - 30% năng lượng khẩu phần.

Các chất béo như EPD, DHA, n3, n6,... có nhiều trong dầu cá, một số loại cá mỡ, một số loại dầu thực vật,... được khuyến khích sử dụng vì chúng rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và thị lực của bé.

Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất: Cần bổ sung đầy đủ cho người mẹ đang nuôi con bú. Theo đó, bà mẹ sau sinh nên ăn trên 400g trái cây, rau củ mỗi ngày và ăn đủ chất xơ để tránh táo bón. 

Chế độ ăn cho bà đẻ nhiều sữa

Bà mẹ sau sinh nên ăn trên 400g trái cây, rau củ mỗi ngày và ăn đủ chất xơ để tránh táo bón.

Các thực phẩm nên ăn:

  • Cá hồi giàu DHA, theo khuyến nghị mỗi tuần phụ nữ sau sinh nên ăn khoảng 336g cá hồi 
  • Thịt bò nạc 
  • Chế phẩm từ sữa: mỗi ngày mẹ nên bổ sung khoảng 6-7 đơn vị sữa  
  • Trái cây, rau củ 
  • Ngũ cốc nguyên hạt

Chế độ ăn cho bà đẻ nhiều sữa

Móng giò, chân dê, chân chó hầm không cung cấp nhiều đạm nên chất lượng sữa không tốt như mẹ ăn các chất đạm khác (thịt bò, gà, lợn….)

Không quá lạm dụng móng giò, chân dê, chân chó

Tâm lý người nhà thường ép các mẹ sau sinh ăn thật nhiều đồ ăn để tiết sữa như: móng giò, chân dê, chân chó hầm, cơm... Nhưng thực chất lượng sữa tiết ra nhiều hay ít không phải hoàn toàn phụ thuộc vào ăn nhiều mà quan trọng nhất là phải cho con bú thường xuyên và bú đúng cách, ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái.

Cơ chế tiết sữa phụ thuộc nhiều vào yếu tố thần kinh. Khi con bú, sẽ kích thích vào các đầu dây thần kinh ở núm vú tạo thành luồng thần kinh ra thùy sau của tuyến yên tiết ra 2 nội tiết tố là: Prolactin và ocytixin. 

Prolactin kích thích tuyến sữa sản xuất ra sữa còn ocytoxin kích thích cơ trơn của tuyến vú bài tiết ra sữa. Vì vậy, nếu không cho con bú hoặc dùng các dụng cụ hút sữa thì dù có ăn rất nhiều cũng không thể có sữa.

Việc ép các mẹ sau sinh ăn thật nhiều móng giò, chân dê, chân chó hầm như vậy sẽ không giữ được sự cân bằng của 4 nhóm chất thiết yếu, ảnh hưởng tới chất lượng sữa của mẹ. Mặt khác, các loại thực phẩm như móng giò, chân dê, chân chó không cung cấp nhiều đạm nên chất lượng sữa không tốt như mẹ ăn các chất đạm khác (thịt bò, gà, lợn….)

Nếu các mẹ đã nặng cân sẵn và muốn giảm cân thì không nên ăn quá nhiều những thức ăn có nguồn gốc tinh bột. Nên ăn các thực phẩm giầu chất dinh dưỡng như: sữa không đường, hoa quả không ngọt, nhiều rau xanh và cần thiết có thể bổ sung các thực phẩm chức năng cung cấp các vi chất dinh dưỡng thì chất lượng sữa của mẹ sẽ rất tốt.

Lưu ý, cần bổ sung nhiều nước và ăn các thức ăn nhiều nước như: cháo, súp, sữa...

Chế độ ăn cho bà đẻ nhiều sữa

Không lạm dụng ăn quá nhiều chân dê hầm

Một số biện pháp gọi sữa về nhanh chóng sau sinh:

  • Cho con bú ngay lập tức hoặc càng sớm càng tốt. 
  • Massage ngực nhẹ nhàng để kích thích các tuyến sữa. 
  • Uống nhiều nước ấm. 
  • Ăn uống khoa học, đa dạng các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất. 
  • Mẹ cần phải được ngủ đủ giấc. Ngủ đủ 8-10h/ngày.

Chế độ ăn cho bà đẻ nhiều sữa
Phương pháp khoa học giúp mẹ 'gọi' sữa về sau sinh nhanh chóng

SKĐS - Có rất nhiều câu hỏi của bạn đọc về việc nuôi con bằng sữa mẹ, làm cách nào để nguồn sữa mẹ dạt dào và chất lượng. Bài viết dưới đây là giải đáp của BSCK2. Nguyễn Thị Bích Ngọc - nguyên trưởng Khoa sản II - Bệnh viện Thanh Nhàn.