Chỉ số đánh giá sốt xuất huyết năm 2024

Xét nghiệm sốt xuất huyết giúp xác định sự có mặt của virus dengue gây bệnh có tồn tại trong máu hay không. Xét nghiệm thường dùng hiện nay dựa trên đánh giá 3 chỉ số gồm: Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1, Xét nghiệm kháng thể IgM và Xét nghiệm kháng thể IgG.

1. Các xét nghiệm sốt xuất huyết cơ bản

Xét nghiệm sốt xuất huyết nhằm đưa ra các kháng nguyên của virus dengue gây bệnh trong máu. Theo đó, bệnh nhân cần được lấy máu, sau đó xét nghiệm tìm kháng nguyên trong huyết thanh. Hiện nay, 3 chỉ số xét nghiệm sốt xuất huyết được sử dụng để chẩn đoán gồm:

Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1

Xét nghiệm Dengue NS1 thường được chỉ định khi bệnh nhân nghi mắc từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3. Nếu sau khoảng thời gian này, kể từ cuối ngày mắc bệnh thứ 3 trở đi, xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 có thể không còn chính xác.

Bệnh nhân thực sự mắc sốt xuất huyết nhưng kết quả xét nghiệm Dengue NS1 lúc này lại âm tính. Nguyên nhân là sau 3 ngày, nồng độ kháng nguyên NS1 trong máu đã giảm thấp, nên chỉ số xét nghiệm có thể âm tính mặc dù vẫn có virus.

Xét nghiệm kháng thể IgM

Xét nghiệm tìm kháng thể IgM thường được chỉ định khi bệnh nhân mắc bệnh từ ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, kháng thể này được sinh ra chống lại Virus Dengue gây sốt xuất huyết trong giai đoạn cấp tính.

.jpg)

Các xét nghiệm kháng thể thực hiện trên mẫu máu bệnh nhân

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm kháng thể IgM có thể âm tính hoặc dương tính tùy vào mức độ tạo kháng thể của từng bệnh nhân.

Xét nghiệm kháng thể IgG

Kháng thể IgG xuất hiện trong cơ thể người bệnh sau giai đoạn nhiễm virut Dengue cấp tính từ 10 - 14 ngày trở đi và tồn tại suốt đời. Do đó, xét nghiệm kháng thể này chỉ có thể xác định người bệnh có từng nhiễm virus Dengue hay chưa, không dùng để chẩn đoán cho bệnh nhân ở tình trạng sốt cấp tính.

Tùy theo tình trạng và thời gian mắc bệnh mà bác sỹ có thể chỉ định làm xét nghiệm sốt xuất huyết khác nhau.

2. Các xét nghiệm sốt xuất huyết bổ sung

Ngoài 3 chỉ số xét nghiệm kháng nguyên sốt xuất huyết cơ bản trên, dựa theo tình hình bệnh mà bác sỹ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung như:

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu giúp theo dõi diễn biến, hỗ trợ chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Nếu kết quả thấy lượng tiểu cầu giảm thấp, hematocrit tăng cao thì có thể do bệnh đang diễn biến nặng.

Xét nghiệm điện giải đồ

Xét nghiệm điện giải đồ bao gồm xét nghiệm các ion Na+, K+, Cl- giúp đánh giá tình trạng rối loạn điện giải của cơ thể.

Xét nghiệm Albumin

Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng thoát huyết tương - thường xảy ra khi mắc sốt xuất huyết Dengue, để nhận biết sớm và theo dõi nếu tiến triển đến tăng tính thấm thành mạch.

Xét nghiệm CRP

Xét nghiệm CRP giúp đánh giá tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây sốt và hiện tượng bội nhiễm.

.jpg)

Sốt xuất huyết có thể biến chứng đến gan

Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan gồm ALT, AST và GGT, nhằm kiểm tra chức năng gan, đánh giá tổn thương và biến chứng nếu có của bệnh.

Xét nghiệm chức năng thận

Xét nghiệm bao gồm đánh giá các chỉ số Creatinine, Cystatin C, Ure, MicroAlbumin niệu, để kiểm tra chức năng thận, thăm dò biến chứng tổn thương thận sớm do sốt xuất huyết.

3. Xét nghiệm sốt xuất hiện thực hiện như thế nào?

Khi nghi ngờ bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, bác sỹ đầu tiên sẽ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm máu. Trước khi lấy mẫu máu, bệnh nhân không cần chuẩn bị đặc biệt gì trước.

Quy trình lấy máu nhanh chóng qua kim nhỏ cắm vào đường tĩnh mạch ở cánh tay, mẫu máu sẽ được đựng trong ống chuyên dụng trước khi đưa đi phân tích. Quá trình lấy mẫu diễn ra chỉ mất vài phút.

Chỉ số đánh giá sốt xuất huyết năm 2024

Sốt xuất huyết cần được điều trị sớm

Kết quả phân tích các chỉ số cần thiết để xét nghiệm sốt xuất huyết thường có sau một vài giờ, tùy vào từng loại xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm như sau:

Dengue NS1 dương tính: Nghĩa là bệnh nhân đã nhiễm virus Dengue gây sốt xuất huyết trong máu.

Dengue NS1 âm tính: Có thể là bệnh nhân không nhiễm virus sốt xuất huyết hoặc do thời điểm xét nghiệm chưa thích hợp, lượng virus và kháng nguyên trong máu thấp (tình trạng âm tính giả).

Với kết quả xét nghiệm Dengue NS1 dương tính, bác sỹ sẽ sớm tư vấn và chỉ định phương án điều trị sốt xuất huyết hợp lý cho bệnh nhân. Hiện chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu, song bạn có thể hạn chế triệu chứng bệnh, giảm nhẹ triệu chứng bệnh và tăng miễn dịch cơ thể. Ví dụ như nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn nếu cần thiết.

Nếu bệnh nhân có triệu chứng cảnh bảo của sốt xuất huyết, với kết quả xét nghiệm Dengue NS1 dương tính thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị tốt hơn. Thường bác sỹ sẽ truyền dịch qua đường tĩnh mạch hoặc tiểu cầu nếu cần thiết. Ngoài ra, bệnh nhân được theo dõi và can thiệp khác nếu cần.

Với kết quả xét nghiệm âm tính, bệnh nhân nghi ngờ có các triệu chứng nhiễm trùng hoặc đã tiếp xúc với virus sốt xuất huyết thì có thể trao đổi với bác sỹ để có thể xét nghiệm kiểm tra lại.

Như vậy, nếu bạn có bất cứ biểu hiện nào nghi mắc sốt xuất huyết thì nên sớm tới cơ sở y tế để xét nghiệm chẩn đoán. Phát hiện sốt xuất huyết và điều trị càng sớm thì thời gian điều trị càng ngắn, hạn chế được biến chứng đến sức khỏe và các cơ quan nội tạng.

4. Xét nghiệm sốt xuất huyết ở đâu uy tín?

Hiện nay, ở Việt Nam, có nhiều bệnh viện có dịch vụ xét nghiệm sốt xuất huyết. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là số ít bệnh viện hàng đầu, với trang thiết bị hiện đại thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết hàng ngày.

Tại MEDLATEC, bạn sẽ được thực hiện quy trình xét nghiệm tiêu chuẩn, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu, đội ngũ y bác sỹ đầu ngành và kết quả sẽ sớm trả về đến bạn nhanh chóng, chính xác nhất.

Bên cạnh đó, MEDLATEC dựa trên kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp với thắc mắc, yêu cầu của bạn.

Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn và giúp đỡ từ các chuyên gia hàng đầu.

Sốt xuất huyết quan tâm đến chỉ số gì?

Các chỉ số huyết thanh quan trọng cần được quan tâm bao gồm NS1, IgM và IgG. Ba chỉ số này có thể hỗ trợ đánh giá tình trạng sức khỏe và phát hiện bệnh sớm. Đồng thời, việc thực hiện kiểm tra chỉ số sốt xuất huyết phải tuân thủ đúng thời gian để đạt được kết quả chính xác nhất.

Sau bao lâu thì xét nghiệm sốt xuất huyết?

Xét nghiệm kháng thể loại này được áp dụng cho những bệnh nhân đã có triệu chứng sốt khoảng 3 - 5 ngày từ khi nhiễm virus sốt xuất huyết. Sau khi đã bước sang giai đoạn cấp tính, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể IgM. Kháng thể này có chức năng chống lại virus gây bệnh sốt xuất huyết.

Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết?

Do đó, khi sốt giảm dần và biến mất hoàn toàn, thân nhiệt ổn định từ 36,5 đến 37,5 độ C và không còn sốt trong ít nhất 24 giờ thì đây là dấu hiệu sắp khỏi sốt xuất huyết. Đồng thời, các triệu chứng của bệnh cũng giảm dần hoặc dừng hẳn như: đau đầu, đau khớp và các cơ, buồn nôn hay chảy máu.

Làm thế nào để biết mình bị sốt xuất huyết?

Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau: Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết, phát ban, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.