Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra

Cách tính chu vi - diện tích - thể tích các hình ở tiểu học

Muốn tính diện tích hình vuông

Cạnh nhân chính nó vẫn thường làm đây

Chu vi thì tính thế này

Một cạnh nhân bốn đúng ngay bạn à.


Diện tích tam giác sao ta

Chiều cao nhân đáy chia ra hai phần.

Diện tích chữ nhật thì cần

Chiều dài, chiều rộng ta đem nhân vào

Chu vi chữ nhật tính sao

Chiều dài, chiều rộng cộng vào nhân hai.

Bình hành diện tích không sai

Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm.

Muốn tính diện tích hình thang

Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào

Xong rồi nhân với chiều cao

Chia đôi lấy nửa thế nào chẳng ra.

Hình thoi diện tích sẽ là

Tích hai đường chéo chia ra hai phần

Chu vi gấp cạnh bốn lần.

Lập phương diện tích toàn phần tính sao

Sáu lần một mặt nhân vào

Xung quanh nhân bốn thế nào cũng ra

Thể tích ta sẽ tính là

Tích ba lần cạnh sẽ ra chuẩn liền

Hình tròn, diện tích không phiền

Bán kính, bán kính nhân liền với nhau

Ba phẩy mười bốn nhân sau

Chu vi cũng chẳng khó đâu bạn à

Ba phẩy mười bốn nhân ra

Cùng với đường kính thế là xong xuôi.

Xung quanh hình hộp dễ thôi

Tính chu vi đáy xong rồi nhân ra

Cùng chiều cao nữa thôi mà

Thể tích hình hộp chúng ta biết rồi

Tích ba kích thước mà thôi

Để giải hình tốt bạn ơi thuộc lòng.

Được biết đây là sáng kiến của thầy Nguyễn Thọ Tuyến, giáo viên Trường tiểu học Phú Nhuận (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang). Những vần thơ hài hước, dí dỏm này đã khiến cư dân mạng tỏ ra rất thích thú, trong đó có cả các bậc phụ huynh học sinh, cũng như những đồng nghiệp cùng giảng dạy bậc tiểu học.

Qua tìm hiểu, với kinh nghiệm 20 năm công tác cùng với lòng yêu nghề, thầy Tuyến thường xuyên trao đổi cùng các đồng nghiệp về cách học toán bằng thơ. Một số đề toán cũng có thể chuyển thành thơ, thậm chí thầy còn giải toán bằng thơ.

Một bài toán thông thường có thể được giải rất dễ dàng bằng lời văn nhưng khi chuyển thành thơ thì không phải đơn giản và cần rất nhiều thời gian do phải tuân thủ đúng luật thơ. Tuy nhiên, với môi trường giảng dạy trên vùng miền núi, làm sao để học sinh thích thú học toán luôn là nỗi trăn trở của thầy Tuyến cũng như nhiều đồng nghiệp khác. Vì vậy, thầy luôn tìm những cách giảng dạy thú vị tránh gây nhàm chán cho học sinh.

Thầy Nguyễn Thọ Tuyến đã từng chia sẻ: "Nhiều khi tôi phải bỏ một tiết học để nói chuyện cho các em vui, đọc cho các em nghe một vài bài toán bằng thơ, một vài công thức bằng thơ, các em cảm thấy hay và sẽ nhớ lâu bài toán đó."

Không chỉ có thầy Tuyến, thầy Hoàng Xuân Khánh, hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Khai 1, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa cũng "vè hóa" các kiến thức toán tiểu học dựa trên một số làn điệu dân ca, bài hát có sẵn giúp học sinh có thể vừa học vừa chơi rất thú vị.

Theo thầy Khánh, thường môn Toán khô khan nên một bộ phận HS lười học, nhất là hình học, HS lại càng nhác học hơn. Phương pháp này được áp dụng cho HS vừa hát vừa diễn, diễn đến loại nào thì đưa hình có các công thức ra minh hoạ.

“Chu vi tứ giác bảo rằng: Bốn cạnh cộng lại là bằng tôi thôi Diện tích được thơ hóa rồi Mời bạn hát nhé để tôi đệm đàn Muốn tìm diện tích hình thang Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào Thế rồi nhân với chiều cao Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra Hình vuông mỗi cạnh bằng a Diện tích - bằng tích a nhân a rồi Muốn tìm diện tích hình thoi Tích hai đường chéo chia đôi ngon lành Diện tích của hình bình hành Chiều cao nhân đáy là thành ngay thôi Diện tích chữ nhật bạn ơi

Lấy dài nhân rộng chẳng đời nào quên….”.

Để phương pháp học trở nên sinh động, thầy Khánh còn tổ chức làm đạo cụ cho HS, khi học vừa vần vè nhưng theo dạng hát, không cần đúng làn điệu, miễn là dễ thuộc, nếu HS có muốn xuyên tạc thế nào cũng được miễn là các em nhớ và thuộc bài.

Ảnh đẹp,18,Bài giảng điện tử,10,Bạn đọc viết,225,Bất đẳng thức,74,Bđt Nesbitt,3,Bổ đề cơ bản,9,Bồi dưỡng học sinh giỏi,39,Cabri 3D,2,Các nhà Toán học,129,Câu đố Toán học,83,Câu đối,3,Cấu trúc đề thi,15,Chỉ số thông minh,4,Chuyên đề Toán,289,Công thức Thể tích,11,Công thức Toán,101,Cười nghiêng ngả,31,Danh bạ website,1,Dạy con,8,Dạy học Toán,259,Dạy học trực tuyến,20,Dựng hình,5,Đánh giá năng lực,1,Đạo hàm,16,Đề cương ôn tập,38,Đề kiểm tra 1 tiết,29,Đề thi - đáp án,939,Đề thi Cao đẳng,15,Đề thi Cao học,7,Đề thi Đại học,157,Đề thi giữa kì,16,Đề thi học kì,130,Đề thi học sinh giỏi,123,Đề thi THỬ Đại học,381,Đề thi thử môn Toán,48,Đề thi Tốt nghiệp,41,Đề tuyển sinh lớp 10,98,Điểm sàn Đại học,5,Điểm thi - điểm chuẩn,210,Đọc báo giúp bạn,13,Epsilon,8,File word Toán,33,Giải bài tập SGK,16,Giải chi tiết,185,Giải Nobel,1,Giải thưởng FIELDS,24,Giải thưởng Lê Văn Thiêm,4,Giải thưởng Toán học,5,Giải tích,29,Giải trí Toán học,170,Giáo án điện tử,11,Giáo án Hóa học,2,Giáo án Toán,17,Giáo án Vật Lý,3,Giáo dục,349,Giáo trình - Sách,80,Giới hạn,20,GS Hoàng Tụy,8,GSP,6,Gương sáng,192,Hằng số Toán học,19,Hình gây ảo giác,9,Hình học không gian,106,Hình học phẳng,88,Học bổng - du học,12,Khái niệm Toán học,64,Khảo sát hàm số,36,Kí hiệu Toán học,13,LaTex,12,Lịch sử Toán học,81,Linh tinh,7,Logic,11,Luận văn,1,Luyện thi Đại học,231,Lượng giác,55,Lương giáo viên,3,Ma trận đề thi,7,MathType,7,McMix,2,McMix bản quyền,3,McMix Pro,3,McMix-Pro,3,Microsoft phỏng vấn,11,MTBT Casio,26,Mũ và Logarit,36,MYTS,8,Nghịch lí Toán học,11,Ngô Bảo Châu,50,Nhiều cách giải,36,Những câu chuyện về Toán,15,OLP-VTV,33,Olympiad,280,Ôn thi vào lớp 10,1,Perelman,8,Ph.D.Dong books,7,Phần mềm Toán,26,Phân phối chương trình,5,Phụ cấp thâm niên,3,Phương trình hàm,4,Sách giáo viên,12,Sách Giấy,10,Sai lầm ở đâu?,13,Sáng kiến kinh nghiệm,8,SGK Mới,6,Số học,56,Số phức,34,Sổ tay Toán học,4,Tạp chí Toán học,37,TestPro Font,1,Thiên tài,95,Thơ - nhạc,9,Thủ thuật BLOG,14,Thuật toán,3,Thư,2,Tích phân,77,Tính chất cơ bản,15,Toán 10,129,Toán 11,173,Toán 12,366,Toán 9,64,Toán Cao cấp,26,Toán học Tuổi trẻ,26,Toán học - thực tiễn,100,Toán học Việt Nam,29,Toán THCS,16,Toán Tiểu học,4,Tổ hợp,36,Trắc nghiệm Toán,220,TSTHO,5,TTT12O,1,Tuyển dụng,11,Tuyển sinh,270,Tuyển sinh lớp 6,7,Tỷ lệ chọi Đại học,6,Vật Lý,24,Vẻ đẹp Toán học,109,Vũ Hà Văn,2,Xác suất,28,

Các câu hỏi tương tự

a. Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 3 

đo) rồi chia cho 2.

Một thửa ruộng hình thang có trung bình cộng hai đáy là 36m. Diện tích thửa ruộng đó bằng diện tích một mảnh đất hình vuông có chu vi 96m.

a) Tính chiều cao của thửa ruộng hình thang.

b) Biết hiệu hai đáy là 10m, tính độ dài mỗi cạnh đáy của thửa ruộng hình thang.

Gợi ý: S =  ( a + b ) × h 2

Vậy "muốn tìm chiều cao của hình thang ta lấy diện tích chia cho trung bình cộng hai đáy (cùng loại đơn vị đo)"

Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra

Thơ vui: Cách tính diện tích

Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra
Tính diện tích

Toán học với vô vàn các công thức tính khác nhau. Làm thế nào để ta có thể nhớ được hết nhỉ. Tại sao con người có thể dễ dàng thuộc được một bài hát mà khó có thể thuộc được một công thức toán học. Chính vì vậy ngày hôm nay, một lần nữa chúng ta co sự kết hợp giữa Toán và Văn để cho ra đời một tác phẩm bất hủ. Cách tính diện tích qua thơ.

1.Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn, đáy nhỏ ta mang cộng vào Rồi đem nhân với đường cao

Chia đôi kết quả thế nào cũng ra.

2.Muốn tính diện tích Việt Nam Ta đem Trung Quốc, Thái Lan cộng vào Rồi đem nhân với nước Lào Campuchia phát thế nào cũng ra…) Chữ nhật em đã học qua Dài nhân với rộng thế là ra ngay Hình vuông quả thật là hay Cạnh nhân với cạnh ra ngay tức thì Tam giác thì có khó chi Cao nhân với đáy ta thì chia đôi Hình tròn tính cũng dễ thôi Bán kính bán kính nhân pi là thành Khối hộp làm cũng thật nhanh Muốn tìm diện tích xung quanh khó gì Hôm nào em sắp đi thi

Lấy chu vi đáy nhân thì chiều cao.

Điều kiện để 2 tam giác bằng nhau: Con gà con, gân cổ gáy, cúc cù cu

(cạnh góc cạnh, góc cạnh góc, cạnh cạnh cạnh)

Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra

“Muốn tính diện tích hình thang Đáy dài, đáy ngắn ta mang cộng vào Rồi đem nhân với chiều cao Chia đôi lấy nữa thế nào cũng ra”.

TÍNH DIỆN TÍCH - CHU VI BẰNG THƠ

1- Chu vi hình chữ nhật:

“Chu vi chữ nhật bạn ơi!

Tổng dài và rộng nhân đôi – dễ làm”.

2- Chu vi hình vuông:

“Hình vuông – muốn biết chu vi

Một cạnh nhân 4, có gì khó đâu!”

3- Diện tích hình chữ nhật:

“Diện tích chữ nhật đây rồi:

Lờy dài nhân rộng điểm mười nở hoa!”

4- Diện tích hình vuông:

“Muốn tính diện tích hình vuông

lấy cạnh nhân cạnh bình thường là xong”.


5- Diện tích hình bình hành:

  “Diện tích của hình bình hành

Chiều dài nhân đáy – tính nhanh lên nào!”

Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra

6- Diện tích hình thoi:

       
 “Diện tích của một hình thoi

Tích hai đường chéo chia đôi, rõ ràng”.

7- Diện tích hình tam giác:

“Diện tích tam giác dễ thôi

Chiều cao nhân đáy chia đôi, ra liền”.

7’- Tam giác vuông:

“Tam giác hai cạnh góc vuông

Bình tĩnh chớ có cuống cuồng mà sai

Cạnh, cạnh nhân nhau, chia hai

Là ra diện tích làm bài nhanh lên”.

8- Diện tích hình thang:

       
“Muốn tính diện tích hình thang

Đáy dài, đáy ngắn ta mang cộng vào

Rồi đem nhân với chiều cao

Chia đôi lấy nữa thế nào cũng ra”.

9- Chu vi hình tròn:

 “Muốn tính chu vi hình tròn

Ba phẩy mười bốn ta luôn có rồi

Đem nhân đường kính bạn ơi

Thầy cô, bè bạn sẽ liền ngợi khen”.

10- Diện tích hình tròn:

      
“Hình tròn diện tích khó chi

Tích hai bán kính nhân Pi đó mà”.

11- Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật:

        

 "Muốn tính diện tích xung quanh,

Hình hộp chữ nhật ta nhanh lên nào:

Chu vi đáy nhân với chiều cao,

Chỉ trong chốc lát thở phào, xong ngay”.

12- Thể tích hình hộp chữ nhật:

       “Thể tích hình hộp tính sao?

Diện tích đáy nhân với chiều cao – khó gì!”

13- Thể tích hình lập phương:

“Thể tích một hình lập phương?

Ta tính bình thường: ba cạnh nhân nhau”.
 

Sưu tầm