Chiếu cói ở đâu

Chiếu Nga Sơn là một loại chiếu cói được dệt tại huyện Nga Sơn, một huyện ven biển của tỉnh Thanh Hoá. Huyện Nga Sơn có 27 xã và 1 thị trấn là Nga Sơn. Thập niên 1980 chỉ có các xã như: Nga Thủy, Nga Tân, Nga Thanh, Nga Liên, Nga Tiến là làm nghề trồng cói và dệt chiếu. Nhưng ngày nay rất nhiều nơi trong huyện này trồng cói như xã Ba Đình, Nga Thạch... cũng trồng nhiều vì lợi ích kinh tế của nó mang lại. Ngoài dệt chiếu, cói còn được dùng làm hàng thủ công mĩ nghệ (nghề này phát triển chủ yếu ở Kim Sơn, Ninh Bình). Nguồn xuất chủ yếu là sang Liên Xô cũ, và bán nội địa. Ngày nay cói được xuất chủ yếu sang Trung Quốc.

Để làm ra cây cói đẹp, người dân phải một nắng hai sương. Đầu tiên là làm cỏ, người trồng phải nhổ sạch cỏ gà và chủ yếu là những cây sậy, vì khi bón phân đạm cho cả ruộng mà còn cây sậy thì chúng hấp thụ hết phân bón và phát triển rất nhanh. Sau đó, tầm tháng 6 đến tháng 9 hàng năm (mùa hè), thì người ta tiến hành thu hoạch, lúc đó cói đã phát triển rất nhanh và cao khoảng 1,7 m đến 1,8 m. Người dân dùng một loại liềm chuyên dụng chỉ có ở vùng cói để cắt. Liềm có hình dạng số 7, được rèn bằng loại thép rất tốt. Vừa cắt, người ta vừa giũ và phân loại cói, thường thì thành ba loại: loại dài nhất là 1,75 m (dùng để dệt chiếu lại 1,6 m và 1,5 m) loại trung bình dài khoảng 1,5 m và loại ngắn nhất (loại này dệt chiếu cá nhân 0,9-1,0 m). Còn lại là những cây cói chết gọi là "bổi". Bổi thường được dùng để đun nấu va lợp nhà.

Sau đó lợi dụng thủy triều lên, người dân thả những đóm cói xuống ngánh (là cái gì?) và dùng dây thừng kéo về nhà. Để chẻ Cói, người ta có thể dùng tay hoặc máy (gồm 2 trụ gỗ hình tròn, đường kính khoảng 120 mm, dài khoảng 350–400 mm, ở giữa có một lưỡi dao được đánh bằng sắt tốt) chẻ cây cói ra làm 2 mảnh rồi mới đem phơi (khi phơi có thể phơi tại ruộng cói).

Nếu trời nắng đẹp thì khoảng 3 ngày nắng to là được. Khi phơi, tránh trời mưa vì nước mưa mà ngấm vào thì coi như là cói xấu, mất giá. Vì mùa thu hoạch vào mùa hè nên thường có mưa, người trồng phải theo dõi thời tiết để phơi cói.

Xử lý cói và dệt chiếu

Cói một nắng gọi là "ưởn" được đánh đống để ngoài sân phơi, che bằng bổi đã khô, sau ba nắng là cây cói có màu trắng xanh đem bó lại gọi là "gù".

Khi hết mùa thu hoạch, hầu hết người dân ở vùng cói ở nhà dệt chiếu. Cói được chọn loại bỏ những cây xấu và bắt đầu dệt. Thường thì mọi người dệt chiếu cho đến vụ mùa năm sau.

Bắt đầu dệt chiếu người ta dùng đay sợi mắc lên thành từng hàng theo chiều dài sợi nọ cách sợi kia khoảng 1 cm trước khi mắc đay người ta xuyên những sợi đay qua lỗ cái "go". Mỗi "và chiếu" gồm 2 người dệt, 1 người mắc sợi cói vào một cái văng (làm bằng tre, nứa) rồi văng qua "và đay" (lúc này người ngồi trên và đay nghiêng go để và đay chia làm 2 một nửa trên, một nửa dưới để sợi cói được văng vào) và một người dập go. Để dệt được một lá chiếu đẹp thì 2 người mất khoảng 3-4 giờ đồng hồ. Nếu dệt chiếu cải hoa thì phải nhuộm cói bằng phẩm màu, và phải mất 1 ngày 2 người mới dệt được một lá chiếu. Chiếu dệt màu trắng thường được in hoa văn rồi đem hấp cho chín phẩm màu. Khi dệt hết 1 và chiếu (thường thì khoảng 2 lá chiếu) thì được cắt ra và gim những đầu đay để thừa để giữ cho cây cói không bị bong ra khi sử dụng.

  • Làng nghề chiếu cói Nga Sơn[liên kết hỏng]
  • Giành lại thương hiệu chiếu Nga Sơn
  • Về đâu chiếu cói Nga Sơn?

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chiếu_Nga_Sơn&oldid=68939680”

Chiếu cói là một trong những vật dụng cần thiết trong gia đình người Việt từ xưa đến nay. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhiều loại chiếu, giường, nệm,… khác nhau, chiếu cói vẫn đóng vai trò quan trọng trong gia đình Việt từ nông thôn đến thành thị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại chiếu “quốc dân” này qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Nguồn gốc và các làng nghề chiếu cói nổi tiếng tại Việt Nam

Chiếu cói được người Việt sáng tạo ra bằng cách dùng những sợi cỏ cói, phơi khô rồi dệt và liên kết lại bằng sợi đay. Để tăng thêm tính thẩm mỹ cho những chiếc chiếu, người thợ thường nhuộm màu sợi cói hoặc vẽ lên trên đó những hoa văn đặc trưng. 

Trước đây, toàn bộ quá trình này đều được làm bằng tay nên giá trị của một chiếc chiếu cói không chỉ nằm ở sản phẩm mà còn nằm ở sự tâm huyết, công sức của người lao động Việt Nam. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, quá trình sản xuất chiếu cói đã có sự tham gia của máy móc giúp cho chất lượng, mẫu mã của sản phẩm đa dạng và phong phú hơn. 

Nghề dệt chiếu cói đã trở thành một trong những nghề truyền thống của Việt Nam mà nhân dân ta luôn bảo vệ và giữ gìn. Những làng nghề chiếu cói tiêu biểu có thể kể đến như: 

  • Làng dệt Chiếu Hới: Làng dệt này tọa lạc tại tỉnh Thái Bình với truyền thống dệt chiếu lâu đời (tương truyền từ thế kỉ XV đến nay). Hiện làng có khoảng 3000 hộ dân và 80% đều sinh sống bằng nghề dệt chiếu.
  • Làng chiếu Nga Sơn: Nhắc đến làng chiếu Nga Sơn tại tỉnh Thanh Hóa, ai ai cũng phải trầm trồ vì sự phát triển vượt bậc của nơi đây. Không chỉ dệt chiếu cói trong nước, người dân nơi đây đã xây dựng thương hiệu “chiếu Nga Sơn” xuất khẩu đến Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.
  • Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch: Một làng nghề dệt chiếu nổi tiếng của Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam chính là Bàn Thạch. Về đến nơi đây, bạn sẽ bạn choáng ngợp bởi không gian phơi chiếu. Những chiếc chiếu đầy màu sắc được người dân phơi khắp nơi như phô trương thanh thế của một làng nghề lâu đời. 
Chiếu cói ở đâu
Tại Việt Nam có rất nhiều làng nghề làm chiếu cói như làng dệt Bàn Thạch, Chiếu Hới, Nga Sơn

2. Ưu, nhược điểm khi sử dụng chiếu cói

Mỗi loại chiếu đều có những ưu, nhược điểm riêng. Trước khi chọn mua chiếu cói, bạn nên tìm hiểu trước về ưu, nhược điểm của dòng sản phẩm này để có những lựa chọn chính xác. Ưu điểm của chiếu cói có thể kể đến đó là: 

  • Tính mát, an toàn: Vì được làm hoàn toàn bằng cói nên loại chiếu này có khả năng thoáng khí tốt, rất mát mẻ khi sử dụng vào mùa nóng. Thành phần nguyên liệu 100% tự nhiên nên bạn sẽ không cần quá lo về phần dị ứng với chiếu khi nằm. 
  • Giá thành rẻ: Chiếu cói sử dụng nguồn nguyên liệu cói có rất nhiều trong tự nhiên nên sản phẩm này thường chỉ dao động từ 50.000 đồng – 100.000 đồng/chiếc. Đối với những loại chiếu cói cao cấp hơn, được làm bằng máy nên sẽ bền, chắc chắn hơn thì có giá từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.
  • Dễ dàng vận chuyển, vệ sinh: Một chiếc chiếu cói chỉ có trong lượng từ 1kg – 3kg nên quá trình vận chuyển nó vô cùng dễ dàng. Với thành phần là những sợi cói dẻo dai, bạn có thể gấp, cuộn, gập loại chiếu này rất tiện lợi. Thêm vào đó, khi muốn vệ sinh chỉ cần chà bằng nước xà phòng loãng và phơi trong ngày thì chiếu có thể khô nhanh chóng. 
  • Đa dạng kích thước: Chiếu cói có rất nhiều kích thước khác nhau như 1mx2m, 1m2x2m, 1m6x1m8,… Loại chiếu 1mx2m phù hợp với sinh viên, học sinh khi nằm giường tầng trong ktx hoặc khi bộ đội hành quân cần đem theo. Loại 1m6x1m8 phù hợp cho gia đình nhỏ sử dụng để nằm hoặc trải ăn cơm. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn kích thước cho phù hợp. 
Chiếu cói ở đâu
Chiếu cói có giá thành rẻ nên rất được ưu ái lựa chọn

Tuy nhiên, chiếu cói cũng có những nhược điểm sau:

  • Dễ ẩm mốc: Chiếu cói khi được sử dụng vào mùa đông ở ngoài Bắc hoặc những nơi có thời tiết ẩm sẽ rất dễ bị nổi mốc. Thêm vào đó, nếu sau khi vệ sinh chiếu và không phơi khô hoàn toàn cũng sẽ khiến chiếu bị mốc, gây hại tới sức khỏe người dùng.
  • Có mùi thuốc nhuộm: Vì trong quá trình sản xuất chiếu cói, người thợ phải tẩy chiếu bằng hóa chất sau đó nhuộm màu sợi cói nên khi mới mua về chiếu thường có mùi trong khoảng 1 tuần.Tuy nhiên chỉ cần giặt sạch và phơi khô nhiều lần thì chiếu sẽ hết mùi nhanh chóng.
  • Tuổi thọ ngắn: Vì được làm bằng sợi cói và kết nối bằng những dây đay nên chiếu cói thường bị bong, tróc sợi cói nếu sử dụng trong thời gian dài. Đồng thời, nếu tác động mạnh lên chiếu như kéo căng, đập mạnh,… thì sản phẩm cũng dễ dàng bị bung và trở nên lỏng lẻo, không liên kết. 

Tuy nhiên, hiện nay các nhà sản xuất cũng đã khắc phục nhược điểm này bằng cách bọc vải ở viền chiếu, giúp chiếu sử dụng được lâu hơn. 

Chiếu cói ở đâu
Chiếu cói thường có tuổi thọ ngắn, dễ hỏng

3. Cách sử dụng chiếu cói lâu bền

Dù có tuổi thọ ngắn nhưng nếu biết cách sử dụng và bảo quản thì chiếu cói có thể dùng được đến 1-2 năm. Khi sử dụng chiếu cói, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Vệ sinh chiếu: Khi mua về, bạn không nên sử dụng liền mà nên giặt chiếu với nước và phơi ngoài nắng thật khô. Việc này để loại bỏ bớt bụi bẩn và mùi thuốc nhuộm có trên chiếu. Khi chiếu bị dính bẩn, bạn có thể dùng khăn ẩm để lau và phơi lại chiếu. Định kỳ 1 – 2 tháng, bạn nên đem chiếu ra vệ sinh bằng cách giặt với nước và phơi ngoài nắng từ 2 đến 3 tiếng.

Tránh phơi chiếu ngoài nắng quá lâu sẽ khiến sợi cói bị khô, dễ gãy và mất đi sự mịn của chiếu. Hạn chế ngâm chiếu cói trong nước quá lâu, điều này sẽ làm sợi cói mất màu và khi phơi dễ bị giòn, gãy.

  • Sử dụng và bảo quản chiếu: Nếu chiếu cói được sử dụng và vệ sinh thường xuyên sẽ tránh được hiện tượng nấm mốc. Vào mùa mưa cần thường xuyên đem chiếu ra ngoài phơi và hạn chế sử dụng những loại đồ ăn, thức uống gây ướt chiếu. 

Nếu gia đình bạn ít sử dụng thì có thể bảo quản chiếu bằng cách giặt sạch, phơi khô, đóng vào bọc ni lông và để ở nơi thoáng mát. Khi chiếu bị mốc, bạn có thể giặt chiếu với nước rửa chén hoặc xà phòng pha thật loãng, sau đó phơi ngoài nắng để chiếu trở lại bình thường. 

  • Tránh để chiếu bị đứt, gãy: Khi gấp chiếu, nên gấp dọc theo chiều sợi chiếu được dệt, mặt trên của chiếu gấp vào bên trong để hạn chế bụi bẩn. Tránh để trẻ em dùng tay bóc các sợi cói trên chiếu hoặc dùng dao cắt những mối liên kết bằng dây đay trên chiếu. 
Chiếu cói ở đâu
Bảo quản đúng cách giúp chiếu được bền hơn

4. Lưu ý khi mua chiếu cói trên thị trường

Để chọn được một chiếc chiếu cói ưng ý cho mình, bạn nên lưu ý đến chất lượng sợi cói. Sợi cói tốt là sợi cói có kích thước nhỏ, trắng ngà, sờ vào có cảm giác mịn. Liên kết giữa các sợi cói và dây đay chắc chắn, phần dây đay hiện lên không quá thô. Khung viền xung quanh chiếu nên chọn loại được bo lại bằng vải để chắc chắn hơn.

Thêm vào đó, hiện nay có nhiều loại chiếu cói đã được xử lý để tránh được ẩm mốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Không nên chọn loại chiếu có màu sắc quá sặc sỡ hoặc mùi thuốc nhuộm quá nồng. Những sản phẩm này đã được xử lý qua thuốc nhuộm với liều lượng cao, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt cho người sử dụng. 

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua chiếu cói tại chợ hoặc bất kỳ cửa hàng bán chăn, ga, giường, nệm, chiếu nào. Đồng thời bạn có thể mua chiếu cói trên các trang thương mại điện tử phổ biến như Tiki, Lazada, Shopee, Sendo,… Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ về chất lượng, kích thước, mục đích của chiếc chiếu trước khi mua nhé. 

Chiếu cói ở đâu
Một số lưu ý khi mua chiếu cói bạn nên biết

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về chiếu cói, một sản phẩm quan trọng trong đời sống người Việt. Hy vọng qua đây, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn khi chọn mua chiếu cói trong thời gian sắp tới.