Chính sách đối nội đối ngoại nhà Hồ

Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển tăng trưởng đều hằng năm,con người nơi đây có cuộc sống vui vẻ, hoà bình. Để làm được điều này, chính phủ Việt Nam đã thực hiện rất nhiều các chính sách đối nội kết hợp với đối ngoại. Trong phạm vi bài viết này của ACC, chúng ta cùng tìm hiểu về Đối nội, đối ngoại là gì? Tìm hiểu về chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước.

Chính sách đối nội đối ngoại nhà Hồ

Đối nội hay cũng chính các chính sách đối nội. Chúng ta sẽ có thể hiểu một cách đơn giản đối nội chính là một trong những quy định được nhà nước đưa ra cụ thể ở trong pháp luật Việt Nam; đối nội sẽ được biểu hiện cụ thể dưới dạng các chính sách, chủ trương, các quy định trong văn bản pháp luật.

Những chính sách đối nội này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích chính đó là để có thể đảm bảo việc quản lý đất nước về vấn đề con người, trật tự an ninh xã hội; chính sách đối nội giúp quản lý sự phát triển của nền kinh tế; bên cạnh đó thì các chính sách đối nội cũng góp phần đảm bảo cho chính trị đất nước luôn trong tình trạng ổn định, hạn chế việc xảy ra các hiện tượng về tham nhũng hay những bất công mà từ đó dẫn đến tình trạng biểu tình trong toàn nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, các chủ trương chính sách đối nội tại nước ta đều sẽ được quốc hội (đại diện cho nhân dân), nhà nước ban hành thông qua sự tham khảo ý kiến của toàn thể nhân dân; các chính sách  đối nội này sẽ nhanh chóng được luật hóa thành những văn bản cụ thể; các vắn bản này sẽ được ban hành rộng rãi đến nhân dân về các quy định, pháp lý, trong trường hợp nào thì các chủ thể là những người dân sẽ bị cưỡng chế; tất cả các trường hợp không tuân thủ hay bất cứ ai nếu có hành vi chống đối sẽ bị xử lý theo quy định của luật.

Công tác đối ngoại là lĩnh vực hoạt động phong phú và phức tạp. Các hoạt động đối ngoại có thể diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, có thể xảy ra trên lãnh thổ của một quốc gia khác, cũng có thể đồng thời diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Các hoạt động có được tiến hành nhằm đạt những mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh… hoặc kết hợp các mục đích khác nhau.

Nhà nước ta có các chức năng đối nội cụ thể như sau:

– Chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là một chức năng đối nội của Nhà nước:

Chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là một trong số những chức năng căn bản nhất của nhà nước ta. Muốn tiến hành sự nghiệp đổi mới một cách thuận lợi và nhanh chóng, thì Nhà nước ta cũng sẽ cần phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn bộ đất nước.

– Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân là một chức năng đối nội của Nhà nước:

Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân là một trong số các những chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chức năng này có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng; bởi vì, việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân này sẽ thể hiện trực tiếp bản chất của nhà nước kiểu mới, đó là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Bên cạnh đó thì việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân này cũng sẽ đảm bảo sức mạnh của Nhà nước trong việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước, chức năng này có quan hệ đến sự tồn tại, phát triển của chính bản thân Nhà nước và chế độ.

– Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chức năng đối nội của Nhà nước:

Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa và cũng là một chức năng rất quan trọng, chức năng này có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước. Pháp luật chính là phương tiện có vai trò to lớn để Nhà nước có thể tổ chức thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình, cũng chính bởi vì thế, việc bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng chính là một hoạt động cần làm thường xuyên, việc bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.

– Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế là một chức năng đối nội của Nhà nước:

Tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước chính là chức năng hàng đầu và là cơ bản nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích để có thể từ đó xây dựng mọi xã hội dựa trên cơ sở vật chất và kỹ thuật phát triển cao.

Đường lối đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế của Đản và nhà nước ta như sau:

Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới

Tiếp tục phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới như: Lào, Trung Quốc và Cam-pu-chia.

Hội nhập quốc tế là nội dung rất quan trọng của nhiệm vụ đối ngoại. Hội nhập quốc tế không giới hạn trong một phạm vi, một lĩnh vực nào của đời sống quốc tế mà được lan tỏa ở mọi cấp độ, mọi lĩnh vực trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Tham gia mọi mặt đời sống quan hệ quốc tế là phải tham gia các quá trình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Hội nhập quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của thời cuộc nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của mỗi nước, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam sẽ mở rộng tham gia và đóng góp ngày càng tích cực, chủ động, trách nhiệm vào các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu…, đặc biệt là Liên hợp quốc. Việt Nam sẽ tích cực hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh, trong đó có tham gia các hoạt động hợp tác ở mức độ cao hơn như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc,…

Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hợp tác quốc tế. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo và các lĩnh vực khác. Bảo đảm hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị…; hội nhập là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu.

  • Vai trò của đối ngoại trong thời kỳ hiện nay là gì?

– Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với các nước trên thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

– Hoạt động đối ngoại đã chủ động, tích cực triển khai mạnh và hiệu quả chủ trướng lớn về Hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế đã được triển khai mạnh mẽ trên tất cả các kênh, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại của Quốc hội, đối ngoại nhân dân, diễn ra hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội.

– Hoạt động đối ngoại đã có nhiều đóng góp thiết thực vào việc tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Có nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam.

– Người Việt Nam ở xa đất nước ngày càng hướng về quê hương, gắn bó và có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã và đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ công dân, thực hiện thành chỗ dựa tin cậy của cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

  • Mối quan hệ giữa chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của nhà nước là gì?

Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn phải xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng đối nội. Đồng thời, kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội.

Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.

  • Các yếu tố tác động đến chính sách đối ngoại của nhà nước là gì?

_ Lợi ích của quốc gia. Lợi ích quốc gia của Việt Nam trong đối ngoại bao gồm hai nhóm: nhóm các lợi ích sống còn và nhóm các lợi ích phát triển. Nhóm các lợi ích sống còn bao gồm giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; giữ vững hòa bình với bên ngoài, bảo đảm ổn định và trật tự bên trong; bảo đảm cuộc sống an toàn cho nhân dân; bảo đảm an ninh kinh tế của quốc gia; giữ gìn bản sắc dân tộc. Nhóm các lợi ích phát triển bao gồm không ngừng nâng cao khả năng giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; mở rộng không gian phát triển; phát huy bản sắc dân tộc; phát huy vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

– Thế và lực của quốc gia trên trường quốc tế: Chính sách đối ngoại được xây dựng trên cơ sở không những phải phù hợp với lợi ích của quốc gia, mà còn phải tương thích với vị thế và sức mạnh tổng hợp của đất nước.

– Tình hình chính trị và an ninh thế giới: cục diện thế giới và khu vực cũng có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của mọi quốc gia trên thế giới

– Mục tiêu quốc gia mong muốn đạt được;

– Ảnh hưởng của bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại;

– Các nhân tố chính trị nội bộ (các nhóm lợi ích, giới truyền thông, công luận,…)

Xem thêm: Đối ngoại là gì? Những điều cần biết

Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan đến vấn đề Đối nội, đối ngoại là gì? Tìm hiểu về chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Website: accgroup.vn

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin