Chứng thực và công chứng khác nhau thế nào năm 2024

Hoạt động công chứng và chứng thực phân biệt như thế nào? Đâu là điểm giống và khác nhau giữa hai hoạt động này? Bài viết dưới đây xin làm rõ các nội dung trên

Vậy trên thế giới hoạt động công chứng và chứng thực được phân biệt như thế nào? Định nghĩa của hai hoạt động này là gì?

Hoa Kỳ định nghĩa Công chứng là quy trình ngăn chặn gian lận chính thức đảm bảo cho các bên của giao dịch rằng một tài liệu là xác thực và có thể tin cậy được. Đây là một quy trình gồm ba phần, do một công chứng viên thực hiện, bao gồm kiểm tra, chứng nhận và lưu giữ hồ sơ. Công chứng đôi khi được gọi là “hành vi công chứng.”

Liên minh Công chứng quốc tế định nghĩa Công chứng viên “là viên chức được Nhà nước giao quyền cho phép công chứng viên trao tính xác thực cho các tài liệu do mình soạn thảo, để bảo đảm việc lưu trữ và cấp cho giá trị chứng cứ xác thực và hiệu lực thi hành.”

Đối với Chứng thực, từ điển pháp luật WEX định nghĩa là lời chứng thực hoặc xác nhận rằng một cái gì đó là sự thật, chính hãng hoặc xác thực. Chứng thực thường được viết bằng văn bản. Ví dụ, một nhân chứng chứng thực di chúc bằng cách ký tên vào di chúc đó; chữ ký của người đó có thể xác nhận, ngoài ra còn có thể xác nhận rằng người đó đã chứng kiến người lập di chúc ký vào bản di chúc. Nhìn chung, trên Thế giới chứng thực thường bao gồm 04 hoạt động sau:

  • Làm chứng (Witness): Áp dụng trong trường hợp cần xác thực về ý chí, về chủ thể, các thông tin là lời nói, ký hiệu, hành vi.
  • Xác minh (Verify): Áp dụng trong trường hợp cần đối chiếu, xác thực sự chính xác của thông tin, tài liệu, văn bản.
  • Xác thực (Authenticate): Thông qua hoạt động làm chứng hoặc/và xác minh, khẳng định sự thật, tính chính xác, tính có thật.
  • Chứng nhận (Certify): Chứng nhận ở dạng văn bản về tính xác thực, tính đúng, tính có thật.

Những hoạt động phổ biến trong đời sống thường áp dụng chứng thực như: Chứng thực bản sao; chứng thực chữ ký, con dấu; chứng thực các hành vi, sự kiện pháp lý. Ngoài ra, hoạt động chứng thực được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giao dịch ngân hàng, ký kết các giao dịch trên môi trường số nhằm xác minh danh tính, xác thực thông tin gửi và nhận, xác thực ý chí của chủ thể…

Tại Việt Nam, theo quy định của Luật Công chứng: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng, chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. (Khoản 1, Điều 2, Luật Công chứng 2014)

Theo quy định của pháp luật thì hoạt động Chứng thực được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. (Khoản 2, Điều 2, Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Gồm 04 (bốn) hoạt động chứng thực như sau:

  • Cấp bản sao từ sổ gốc;
  • Chứng thực bản sao từ bản chính;
  • Chứng thực chữ ký;
  • Chứng thực Hợp đồng, Giao dịch.

1. Phân biệt giữa hoạt động công chứng và chứng thực

Trên thế giới, ua phân tích các định nghĩa và thủ tục được thực hiện ở nhiều quốc gia, có thể nhận thấy hai đặc điểm quan trọng nhất, rõ ràng nhất để phân biệt giữa hoạt động công chứng và chứng thực, đó là:

  • Công chứng là hoạt động bổ trợ tư pháp, trong đó việc lưu giữ chứng cứ bằng văn bản là bắt buộc để phục vụ cho quá trình tố tụng tại Tòa án trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Chứng thực không bao gồm việc lưu giữ chứng cứ bằng văn bản mà chỉ là việc xác nhận tính xác thực của văn bản, giấy tờ, hành vi hoặc sự kiện;
  • Chủ thể thực hiện hoạt động công chứng chỉ có thể là công chứng viên (một số trường hợp đặc biệt được giao cho viên chức ngoại giao, lãnh sự). Chủ thể thực hiện hoạt động chứng thực có thể rất đa dạng, bao gồm cơ quan, tổ chức; cá nhân, trong đó có thể bao gồm cả công chứng viên.

Như vậy, việc làm chứng, chứng nhận tính xác thực được thực hiện bởi công chứng viên, có lưu giữ chứng cứ bằng văn bản thì được gọi là “công chứng”; nếu vẫn là việc làm chứng, chứng nhận tính xác thực nhưng không bao gồm yếu tố lưu giữ chứng cứ hoặc/và được thực hiện bởi công chứng viên thì thường được gọi là “chứng thực”.

Sự khác biệt từ 2 yếu tố nêu trên cũng tạo ra những sự khác biệt về hậu quả pháp lý, quy trình thực hiện, yêu cầu về năng lực chủ thể thực hiện, chi phí… của hai hoạt động này là khác nhau. Xét về nhu cầu của xã hội, công chứng là một dịch vụ bổ trợ tư pháp, phục vụ chủ yếu cho các hoạt động tố tụng; chứng thực đáp ứng cho các nhu cầu đa dạng hơn, từ việc giải quyết các thủ tục hành chính đến hoạt động kinh doanh thương mại, ngân hàng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin…

Tại Việt Nam, có thể phân biệt công chứng và chứng thực như sau

So sánh Công chứng Chứng thực Hình thức Hình thức của văn bản công chứng là những Hợp đồng Giao dịch đã được công chứng viên chứng nhận. (Khoản 4, Điều 2, Luật Công chứng) Hình thức của văn bản chứng thực là những giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực. (Khoản 8, Điều2, Nghị định 23/2015/NĐ-CP) Đặc điểm Công chứng là hành vi của Công chứng viên. Đảm bảo tính hợp pháp của nội dung Hợp đồng, giao dịch. Chứng thực là hành vi của Công chứng viên hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người thực hiện chứng thực chỉ chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm nơi giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Còn người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.

Thẩm quyền

thực

hiện

– Tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

– Phòng Tư pháp cấp huyện.

– Ủy ban nhân dân cấp xã.

– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

– Công chứng viên.

Giá

trị

pháp

– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.(Điều 5 Luật Công chứng 2014)

– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. (Điều 3, Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

2. Mối quan hệ giữa công chứng và chứng thực

Mặc dù có những điểm khác biệt giữa công chứng và chứng thực như đã nêu trên, nhưng hoạt động công chứng và chứng thực có mối quan hệ tương đồng đó là được nhà nước trao quyền thực hiện công vụ và dịch vụ công. Nhiệm vụ của các tổ chức công chứng và các cơ quan thực hiện chứng thực là thực hiện các yêu cầu của cá nhân, tổ chức về công chứng, chứng thực các văn bản, giấy tờ, tài liệu và hợp đồng, giao dịch. Theo quy định của Luật Công chứng 2014 và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì công chứng viên cũng có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký cá nhân trong giấy tờ, văn bản. Nhiệm vụ này được các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nhanh chóng, thuận tiện và chính xác cao.

Các hoạt động công chứng và chứng thực đều phải thực hiện theo nguyên tắc:

  • Tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật.
  • Thực hiện một cách khách quan, trung thực.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công công chứng, chứng thực trong phạm vi thẩm quyền của mình.
  • Tuân thủ quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Trên đây là sự phân biệt khái quát hoạt động công chứng và chứng thực, để nhận được tư vấn đầy đủ về các dịch vụ công chứng, chứng thực mời bạn liên hệ với Legal tech.

Công chứng và chứng thực khác nhau ở đâu?

- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. - Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Lập vi bằng và công chứng khác nhau như thế nào?

- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Sao y bản chính và công chứng khác nhau như thế nào?

Sao y là việc làm cho một bản sao giống hệt với bản gốc. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác nhận bản sao đó là đúng. Ví dụ như: Sao y chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bằng tốt nghiệp, bản án… Công chứng là việc xác nhận một hợp đồng hay giao dịch là đúng và hợp pháp.

Công chứng là gì ví dụ?

Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Ví dụ: Công chứng hợp đồng thế chấp BĐS, Hợp đồng ủy quyền, văn bản thừa kế,…