Chuyê n ba c ba i ba o văn nghê năm 2024

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là con trai thứ hai của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, sinh vào buổi sáng ngày 18/1/1978. Đến chiều, nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại một lần nữa làm cha của một "nhóc tỳ" kháu khỉnh mà sau này lớn lên, người em sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm với Nguyễn Quang Dũng không chỉ được yêu thích ở Việt Nam mà còn được nhiều nước trên thế giới đánh giá rất cao.

Chuyê n ba c ba i ba o văn nghê năm 2024

Kịch bản phim Cánh đồng hoang là "anh em song sinh" cùng cha của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.

Có một điều đặc biệt là người em song sinh của Nguyễn Quang Dũng chỉ cùng cha chứ hoàn toàn khác mẹ. "Cậu bé" ấy chính là… kịch bản phim Cánh đồng hoang. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng xem đó cũng là một người con khác của ông, một người con tinh thần ông thai nghén ý tưởng từ những năm 60 nhưng mãi đến khi vợ ông sinh Nguyễn Quang Dũng, ông mới bắt tay viết. Chính ông cũng không thể lý giải vì sao mình lại sáng tác kịch bản Cánh đồng hoang vào đúng ngày 17/1/1978.

Đồng tác giả bài hát "Mẹ đi vắng"

Nhiều em nhỏ mầm non rất thích bài Mẹ đi vắng vừa vui tươi, hồn nhiên vừa ngộ nghĩnh, dí dỏm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Mẹ đi vắng, mẹ đi vắng/Con sang chơi nhà bạn (í a)/Con cầm cây đàn con hát/Con cầm cây đàn con hát/Hát cho mẹ về với con/Hát cho mẹ về với con...”. Ít ai biết rằng ca từ bài hát này là của chú nhóc Nguyễn Quang Dũng 4 tuổi.

Tên Nguyễn Quang Dũng xuất hiện bên cạnh cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong ca khúc thiếu nhi Mẹ đi vắng.

Hồi bé, Nguyễn Quang Dũng rất được ba Nguyễn Quang Sáng cưng chiều, thường xuyên được ba đưa đi học, đưa đi đánh bóng bàn và được gặp nhiều người bạn của ba như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Văn Cao... Một ngày thấy nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cầm đàn và hát, Nguyễn Quang Dũng bắt chước và ứng tác mấy câu hát ngô nghê. Thế là sau đó không lâu, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã trau chuốt lời hát dễ thương của Nguyễn Quang Dũng thành ca khúc nổi tiếng Mẹ đi vắng.

Bài hát được trả nhuận bút 70 đồng, phần lời của Nguyễn Quang Dũng được 35 đồng, nhưng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tặng hết cho anh. Đó là số tiền đầu tiên Nguyễn Quang Dũng kiếm được từ nghệ thuật, tuy ít ỏi nhưng có giá trị hơn những khoản thù lao lớn từ các bộ phim anh làm sau này.

Con nhà văn nhưng dốt văn

Hầu hết những bộ phim ăn khách của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng như Nụ hôn thần chết, Giải cứu thần chết hay Mỹ nhân kế… đều do chính anh viết kịch bản. Thế nhưng ngày xưa, anh lại là cậu học trò thường xuyên trốn học, bị giáo viên phê bình là "học hành lan man, thiếu tập trung", đặc biệt là học dở văn, dở đến mức điểm 5 là mơ ước.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thời bé (trái) cùng ba Nguyễn Quang Sáng và anh trai.

Thời đi học, nhà văn Nguyễn Quang Sáng thường nhận được những lời ca thán, mắng vốn từ các giáo viên dạy văn vì việc "chậm tiến" của Nguyễn Quang Dũng. Học những tác phẩm nổi tiếng của chính cha mình như Chiếc lược ngà và Con gà trống, anh vẫn không biết viết bài tập làm văn khiến cô giáo phải than trời.

Biệt danh Dũng Khùng

Không ai thích khi bị gọi là khùng nhưng Nguyễn Quang Dũng lại thích thú với biệt danh Dũng "khùng". Bởi chính anh đã tặng mình chữ "khùng" và hào hứng thú nhận: "Tôi tự đặt cho mình để phân biệt với các Dũng khác trong giới nghệ thuật. Cái tên đó cũng rất đúng với những suy nghĩ và hành động gàn gàn, cực đoan của tôi một thời tuổi trẻ. Theo thời gian, tôi đã biết điều chỉnh bớt cái “khùng” của mình nhưng vẫn muốn giữ lại cái tên đó".

Những kiểu tóc thời khùng nhất của Nguyễn Quang Dũng.

Thanh Hằng từng tuyên bố mối quan hệ giữa cô với Nguyễn Quang Dũng rất trong sáng.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là vị giám khảo bền bĩ, hóm hỉnh và được yêu thích tại cuộc thi Vietnam Idol.

Từ một biệt danh để phân biệt, bây giờ Dũng Khùng đã trở thành một "thương hiệu" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng với loạt phim ăn khách.

Vào lúc 14h, ngày 17/1, đúng sinh nhật lần thứ 36 của Nguyễn Quang Dũng, Zing.vn tổ chức buổi phỏng vấn trực tuyến với anh theo chủ đề "Năm Ngọ trực tuyến người tuổi Ngựa".

Với tên thân mật Dũng Khùng tự đặt, anh sớm nổi lên là một hiện tượng đặc biệt của làng điện ảnh Việt. Một loạt tác phẩm điện ảnh như Hồn Trương Ba da hàng thịt, Những nụ hôn rực rỡ, Nụ hôn thần chết, Mỹ nhân kế… đã đưa tên tuổi của Nguyễn Quang Dũng trở thành tâm điểm của truyền thông và khán giả. Năm 2013 đánh dấu nhiều thành công đáng nể của chàng đạo diễn tuổi Ngựa.

(Thanhuytphcm.vn) - Hiện nay cả nước có trên 5.100 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Các làng nghề hoạt động trên đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho khoảng trên 10 triệu lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Nhiều làng nghề truyền thống vẫn giữ được thương hiệu sản phẩm nổi tiếng như: dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, gốm Bầu Trúc, gốm Bình Dương; Chằm nón lá An Hiệp… Trong những năm gần đây, một số làng nghề truyền thống đã cải tiến kỹ thuật, công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực nên sản phẩm ngày càng được thị trường, người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa thích, tiêu thụ với số lượng lớn.

Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM giới thiệu một số ngành nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam. Qua đó nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề là một nhiệm vụ rất có ý nghĩa trong tiến trình phát triển đất nước ngày nay, khi công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, để đất nước phát triển bền vững và hội nhập quốc tế thành công.

Chuyê n ba c ba i ba o văn nghê năm 2024
Nghệ thuật trang trí hoa đất sét Ngọc Điệp, Phường 12, Quận 10

Chuyê n ba c ba i ba o văn nghê năm 2024
Làng Nghề truyền thống không những có giá trị về kinh tế trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ và phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trong ảnh: Nghệ thuật làm diều của CLB diều Phượng Hoàng thuộc Trung tâm văn hoá TPHCM

Chuyê n ba c ba i ba o văn nghê năm 2024
Làng nghề truyền thống Chằm nón lá An Hiệp, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Nghề Chằm nón lá đã xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với đời sống văn hóa của nhân dân ấp An Hiệp

Chuyê n ba c ba i ba o văn nghê năm 2024
Những món đồ chơi bình dị, ngộ nghĩnh nhưng đầy tính nghệ thuật được nhiều người yêu thích, qua đó, góp phần nâng tầm, quảng bá trò chơi dân gian độc đáo của vùng đất Nam bộ

Chuyê n ba c ba i ba o văn nghê năm 2024
Gốm sứ Bình Dương đã tạo nên một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời tại Tân Phước Khánh. Nhờ đôi bàn tay khéo léo cùng với óc sáng tạo tuyệt vời đã tạo ra vô số các sản phẩm gốm với đầy đủ các mẫu mã khác nhau

Chuyê n ba c ba i ba o văn nghê năm 2024
Gốm Bàu Trúc – Ninh Thuận đã thể hiện giá trị dân tộc cốt lõi không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm

Chuyê n ba c ba i ba o văn nghê năm 2024
Bên cạnh gốm Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp – Ninh Thuận là nơi lưu giữ bao nét nghệ thuật đặc sắc cho đến ngày nay

Chuyê n ba c ba i ba o văn nghê năm 2024
Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’Tiêng – Bình Phước không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, mà còn góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa, nét độc đáo riêng của đồng bào dân tộc S’Tiêng

Chuyê n ba c ba i ba o văn nghê năm 2024
Tranh thêu Hữu Hạnh có mặt rất sớm ở Đà Lạt và được bạn bè thế giới ngưỡng mộ, đón nhận, đã có mặt ở nhiều nước như: Nhật, Pháp, Đức, Mỹ, Úc, Anh, Na Uy, Hàn Quốc…

Chuyê n ba c ba i ba o văn nghê năm 2024
Nghề cắm hoa, cắt tỉa củ, quả góp phần làm tăng thêm tính độc đáo cho Ẩm thực Việt Nam. Trong ảnh: Nghệ nhân SaiGontourist trình bày cắt tỉa hoa, củ hoa