Có bao nhiêu nhà máy tại hồ chí minh năm 2024

Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM liên quan việc đầu tư các nhà máy xử lý nước thải đô thị trên địa bàn thành phố.

Theo Sở Xây dựng, hiện TP.HCM có 3 nhà máy và 4 trạm xử lý nước thải với tổng công suất thiết kế xử lý nước thải của thành phố là 644.200m3/ngày, khả năng xử lý đạt khoảng 40,8% theo nhu cầu. 3 nhà máy gồm: Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, công suất xử lý 469.000m3/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, công suất xử lý 30.000m3/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát giai đoạn 1, công suất xử lý 131.000 m3/ngày.

4 trạm xử lý gồm: Trạm xử lý nước thải trong khu dân cư (phi tập trung), gồm: Trạm xử lý nước thải Tân Quy Đông (Quận 7), công suất 500m3/ngày; Trạm xử lý nước thải Khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh), công suất xử lý 3.700m3/ngày; Trạm xử lý nước thải Khu tái định cư 17,3ha, phường Bình Khánh (TP. Thủ Đức), công suất xử lý 3.000m3/ngày; Trạm xử lý nước thải Khu tái định cư 38,4ha, phường Bình Khánh (TP. Thủ Đức), công suất xử lý 7.000 m3/ngày.

Có bao nhiêu nhà máy tại hồ chí minh năm 2024
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng

Bên cạnh đó, TP.HCM đang xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè với công suất 480.000m3/ngày, dự kiến hoàn thành vào năm 2025 và nâng khả năng xử lý đạt khoảng 71,3% theo nhu cầu.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng 11 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị với tổng công suất 3,076 triệu m3/ngày vào năm 2030 theo quy hoạch được duyệt, Sở Xây dựng TP.HCM đã đề xuất danh mục 7 dự án dự kiến kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP với thứ tự ưu tiên: Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải khu vực Tây Thành phố (lưu vực Bình Tân, lưu vực Tây Sài Gòn, lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm); xây dựng hệ thống thu gom và nâng cấp nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát giai đoạn 2.

Cùng với đó là xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Nam Sài Gòn; xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1; xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2; xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây Bắc Thành phố.

Chuẩn bị sẵn quỹ đất thu hút đầu tư

Theo Sở Xây dựng, thời gian vừa qua, TP.HCM đã kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý nước thải đô thị theo quy hoạch. Hiện nay, đã có một số nhà đầu tư quan tâm, được giao lập đề xuất dự án. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể thực hiện, trong đó, khó khăn lớn nhất trong việc thu hút đầu tư đối với việc kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý nước thải đô thị là chưa có đất xây dựng nhà máy.

Theo đó, hiện nay, ngoài nhà máy xử lý nước thải lưu vực Bình Tân có mặt bằng để triển khai thực hiện, các nhà máy xử lý nước thải còn lại đều chưa có mặt bằng, khi xây dựng nhà máy phải thực hiện thu hồi đất theo quy định.

Vì vậy, để huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải theo các hình thức khác nhau, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP.HCM có văn bản kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho 7 nhà máy xử lý nước thải tập trung dự kiến đầu tư.

Đặc biệt, Sở Xây dựng kiến kiến nghị UBND Thành phố giao Sở TN&MT phối hợp các Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, UBND TP. Thủ Đức và các quận - huyện (12, Bình Tân, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi) rà soát quỹ đất, tổ chức cắm mốc ranh đất tại các vị trí xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch. Đồng thời, tham mưu UBND Thành phố triển khai thực hiện dự án bồi thường, thu hồi đất đối với các nhà máy xử lý nước thải đô thị để chuẩn bị sẵn quỹ đất nhằm thu hút đầu tư.

Các nhà đầu tư luôn mong muốn tìm kiếm các khu công nghiệp ở ngay tại thành phố này để phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh, tận dụng dòng hàng hóa giao thương sôi động của đầu tầu kinh tế chính tại Việt Nam này.

Vậy tại Hồ Chí Minh, có những khu công nghiệp nào đang hoạt động một cách sôi động?

Cùng tham khảo Top 5 các khu công nghiệp ở Hồ Chí Minh tại thời điểm hiện tại thông qua bài viết chi tiết dưới đây.

I. Tổng quan chung về các khu công nghiệp ở Hồ Chí Minh?

Hồ Chí Minh tập trung rất nhiều các khu công nghiệp và cụm công nghiệp để phát triển kinh tế địa phương. Tỉnh thành này đã đầu tư và phát triển các khu công nghiệp từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Dòng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở Hồ Chí Minh luôn mạnh mẽ. Tỉnh thành luôn có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp/tập đoàn sản xuất kinh doanh trong nước cũng như Quốc tế.

Theo thống kế, hiện tại, Hồ Chí Minh đang có khoảng gần 20 khu công nghiệp đang hoạt động, hoạt động da dạng trên nhiều lĩnh vực ngành nghề, đặc biệt tập trung trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và chế tạo.

Những khu công nghiệp tại Hồ Chí Minh góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế chung của địa phương, nâng cao hạ tầng đô thị cũng như đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương theo thời gian.

II. Top 5 các khu công nghiệp ở Hồ Chí Minh hiện tại?

Như đã đề cập ở trên, ở Hồ Chí Minh hiện tại, có rất nhiều các khu công nghiệm & cụm công nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Trong khuôn khổ giới thiệu của một bài viết, chúng tôi không thể đưa toàn bộ thông tin chi tiết vào trong cùng một nội dung. Chính vì vậy, bài viết sẽ chỉ điểm qua TOP 5 những khu công nghiệp lớn nhất ở Hồ Chí Minh tại thời điểm hiện tại, danh sách các khu công nghiệp khác ở HCM, quý bạn đọc có thể tìm kiếm thêm thông tin trên Internet hay đón chờ thêm những bài viết giới thiệu tiếp theo trong chuyên mục tin tức của ALS.

1. Khu công nghiệp Tân Tạo

Khu công nghiệp Tân Tạo được đánh giá là 1 trong 10 khu công nghiệp trọng điểm, có quy mô lớn nhất, cũng như có tác động mạnh đến sự phát triển chung của tỉnh.

Được xây dựng từ năm 1996, Tân Tạo được định hướng phát triển trở thành khu công nghiệp trung tâm, phát triển dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng như tận dụng được nhịp độ trao đổi hàng hóa sôi động giữa Hồ Chí Minh với các vùng kinh tế lân cận.

Lĩnh vực hút hút đầu tư chính của khu công nghiệp này đó là: công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến, điện – điện tử, lắp ráp, hóa chất – dược phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khoảng sản – vật liệu.

Tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng: 60%

Tổng quy mô: 380.15ha

2. Khu công nghiệp Tân Phú Trung

Khu công nghiệp Tân Phú Trung nằm ở phía Tây Bắc TP.HCM, mặt tiền Quốc lộ 22, thuộc xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi. Phía Bắc giáp Tỉnh Tây Ninh, Phía Đông giáp Tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp tỉnh Long An và phía Nam giáp Huyện Hóc Môn thuộc vùng quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc thành phố với diện tích 6.000ha.

Đây là một trong những khu công nghiệp có quy mô lớn nhất tại Hồ Chí Minh được thành lập.

Lĩnh vực thu hút đầu tư chính: Điện – điện tử, Công nghệ thông tin, Cơ khí, Thiết bị y tế, Hóa dược, Lương thực phẩm phẩm, Cách ngành nghề khác không gây ô nhiễm môi trường.

Tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng: (chưa cập nhật)

Tổng quy mô: 542ha

3. Khu công nghiệp Tân Bình

Khu công nghiệp Tân Bình ngay tại phường 15, Quận Tân Bình. Đây là khu vực công nghiệp có vị địa chiến lược vô cùng quan trọng, địa điểm duy nhất nằm trong nội thành, gần ngay các cửa ngõ quan trọng của TP Hồ Chí Minh.

Khu công nghiệp này chỉ cách:

- Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ: 3km

- Cảng Sài Gòn/Ga đường sắt hòa Hưng 10 – 20km

- Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22 khaongr 1km

- Cách Long An khoảng 20km

Với vị trí thuận lợi như vậy cùng hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000, Tân Bình thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư trong nước cũng nhưa Quốc tế.

Tổng số vốn đầu tư tại khu công nghiệp này đang ở mức gần 200 triệu USD với tỷ lệ lấp đầy 100%.

Lĩnh vực phát triển chính: xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp, kinh doanh dịch vụ nhà ở, văn phòng, kho bãi, …

Tổng quy mô: 352 ha

4. Khu công nghiệp Hiệp Phước

Khu công nghiệp Hiệp Phước có tổng diện tích quy hoạch dự kiến lên tới 2.000ha được triển khai làm 3 giai đoạn. Hiện tại, khu công nghiệp đã trải qua 2 giai đoạn với tổng diện tích khai thác lên tới gần 1.700ha.

Hiệp Phước được đánh giá là một trong những khu công nghiệp lớn và quan trọng nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Đây là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư có hoạt động xuất nhập tại khu vực miền Nam.

Vị trí khu công nghiệp Hiệp Phước tạo điều kiện dễ dàng và thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển cả bằng đường bộ, đường thủy cũng như đường hàng không, đường sắt.

Tổng quy mô: 2.000 ha

5. Khu công nghiệp Vĩnh Lộc

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Tây Nam:

- Cách sân bay Tân Sơn Nhất chỉ 8km

- Các trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 15km

- Cảng Cảng Sài Gòn khoảng 17km

- Cách ga Sài Gòn khoảng 10km

- Nằm ngay trục Giao thông Quốc lộ 1A

Ngày 30/4/1997 Khu công nghiệp Vĩnh Lộc chính thức được khởi công xây dựng tại Huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh, một vùng đất nông nghiệp chỉ trồng lúa năng suất thấp.

Qua quá trình xây dựng phát triển, khu công nghiệp này dần trở thành điểm nóng công nghiệp của tỉnh, với cơ sở hạ tầng được đầu tự hiện đại, đồng bộ, đầy đủ các tiện nghi: cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, an ninh, …

Tổng quy mô: 283 ha

Hy vọng bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về các khu công nghiệp ở Hồ Chí Minh. Nếu bạn có những thắc mắc cần giải đáp hay tư vấn về các dịch vụ Logistics tới những khu công nghiệp nói trên, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của ALS để nhận được hỗ trợ sớm nhất.