Cỏ ngọt khô sử dụng như thế nào

Hiện nay, chất ngọt được sử dụng rộng rãi từ bánh kẹo, nước giải khát, tăng lực và cả thuốc chữa bệnh. Theo ước tính, có 100 tấn đường được được con người tiêu thụ mỗi năm.

Với giá thành thấp, dễ sử dụng dẫn đến sự lệ thuộc, dùng quá mức dẫn đến phá hủy răng miệng, giảm tuổi thọ và ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Trước nhu cầu tìm kiếm sản phẩm tự nhiên, có thể thay thế đường, ít calo và không ảnh hưởng tới sức khỏe thì đường chiết xuất từ cỏ ngọt khô đang là sự lựa chọn số 1 hiện nay.

Cỏ ngọt là một loại thảo dược có vị ngọt đậm. Cỏ ngọt khô đã được dùng để làm ngọt đồ uống, dùng khi pha trà từ thế kỷ 16. Vậy cỏ ngọt phòng bệnh gì, chúng có tác dụng phụ không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cỏ ngọt là gì?

Theo Wikipedia, cỏ ngọt hay cỏ ngọt stevia có tên đầy đủ là Stevia rebaudiana Bertoni. Đây là một loại cây bụi rậm. Mọc nhiều ở Bắc và Nam Mỹ. Ngày nay, người ta đã phát hiện 150 loại cỏ ngọt stevia khác nhau. Chúng cũng được đưa đến nhiều nơi khác nhau trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam….

Cỏ ngọt khô sử dụng như thế nào

Ngoài việc trồng để sản xuất thực phẩm, đồ uống, cỏ ngọt còn được trồng trong vườn nhà vì nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lá cỏ ngọt ngọt gấp đường khoảng 18 lần. Trong khi chiết xuất từ cỏ ngọt, có độ ngọt gấp 200 đến 300 lần đường. Và quan trọng là chúng gần như không có calo (K. Ramesh et al., 2006). Đây cũng là lý do cỏ ngọt được xếp vào nhóm thực phẩm không calo. Được gắp mác hữu ích cho bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì và hàng loạt chứng bệnh chuyển hóa khác.

Cỏ ngọt khô phòng bệnh gì?

Các thành phần tạo vị ngọt trong cỏ ngọt là hoàn toàn tự nhiên. Đây là lý do những người thích thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc tự nhiên lựa chọn cỏ ngọt. Nhưng nhiều người còn chọn cỏ ngọt vì hàng loạt công dụng cho sức khỏe mà nó đem lại.

Theo Medical News Today, một trong những trang tin tức uy tín của Anh đã chỉ ra những lợi ích của Cỏ ngọt với sức khỏe người dùng.  Cùng xem thông tin sau để biết cỏ ngọt phòng bệnh gì.

Cỏ ngọt ngăn ngừa thừa cân, béo phì

Nếu bạn đang băn khoăn không biết cỏ ngọt phòng bệnh gì thì nên tìm hiểu về khả năng ngăn ngừa thừa cân béo phì của cỏ ngọt. Cụ thể, cỏ ngọt không hoàn toàn chứa lượng calo bằng không. Nhưng nó ít calo hơn nhiều khi so sánh với đường và đủ thấp để được phân loại như vậy (ít hơn 5g carbohydrate).

Cỏ ngọt khô sử dụng như thế nào

Cỏ ngọt khô nguyên lá

Do đó, khi thêm cỏ ngọt khô vào chế độ ăn uống, chúng sẽ không tăng calo hoặc carbohydrate của chế độ ăn. Điều này cho phép người thừa cân, béo phì ăn nhiều loại thực phẩm hơn. Thậm chí thoải mái ăn đồ ngọt (làm từ cỏ ngọt) và vẫn đảm bảo kế hoạch ăn uống lành mạnh.

Ngoài ra, những người đang muốn ăn kiêng giảm cân cũng có thể dùng cỏ ngọt. Không chỉ có hương vị ngọt ngào mà loại cỏ này còn giúp bạn no lâu hơn. Tăng hiệu quả của cả quá trình giảm cân. Hơn nữa, cách chế biến cỏ ngọt cũng rất đơn giản. Bạn có thể thêm vào trà, nước detox, cho vào bánh….

Cỏ ngọt phòng bệnh gì – phòng bệnh tiểu đường

Nghiên cứu trên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 còn chỉ ra rằng cỏ ngọt có khả năng làm giảm đáng kể phản ứng glucose và một hormone peptide trong máu sau bữa ăn. Trong đó, hormone peptide là một loại hormone điều chỉnh nồng độ glucose trong máu. Cơ chế tiết hormone peptide thường bị lỗi ở những người mắc bệnh tiểu đường. Hormone peptide giảm khi đường huyết tăng. Điều này điều chỉnh mức glucose.

Tuy nhiên, khi dùng cỏ ngọt hoặc thực phẩm từ cỏ ngọt thì mức hormone peptide và glucose trong cơ thể đều ổn định. Do đó, với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 cỏ ngọt không chỉ giúp bệnh nhân ăn uống thoải mái hơn mà còn giúp ổn định đường huyết.

Các lợi ích sức khỏe khác của cỏ ngọt khô

Giảm cân và phòng bệnh tiểu đường là hai lợi ích sức khỏe hàng đầu của cỏ ngọt. Đây cung là hai công dụng được nhiều người yêu thích nhất. Nhưng trên thực tế, cỏ ngọt còn có rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Ví dụ:

1. Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Cỏ ngọt có công dụng trong việc ngăn chặn sự hình thành của tế bào ung thư. Thậm chí giúp cơ thể loại bỏ các tế bào này. Đặc biệt là ung thư tuyến tụy.

2. Cỏ ngọt mang lại nhiều lợi ích cho hệ tim mạch

Tiêu thụ cỏ ngọt thường xuyên có tác dụng tích cực đối với cholesterol và hệ tim mạch. Cụ thể chúng làm giảm triglyceride và LDL cholesterol (cholesterol xấu). Đồng thời tăng mức HDL (cholesterol tốt) giúp phòng tránh các bệnh tim mạch và ổn định huyết áp.

Cỏ ngọt khô sử dụng như thế nào

Cỏ ngọt cành và lá

3. Thanh nhiệt, giải độc gan

Cỏ ngọt có đặc tính chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch giúp bảo vệ gan khỏi các hóa chất gây hại. Cỏ ngọt sấy khô, pha nước uống hằng ngày thay cho nước lọc sẽ giúp thanh nhiệt, hỗ trợ giải độc gan phòng ngừa mụn trứng cá và ngứa da.

4. Có khả năng kháng khuẩn cao

Chiết xuất cỏ ngọt có khả năng kháng khuẩn. Đây có thể là phương pháp điều trị tương lai cho bệnh Lyme.

5. Hỗ trợ hệ tim mạch, điều hòa huyết áp

Dùng cỏ ngọt stevia và các chế phẩm từ cỏ ngọt còn giúp thư giãn các mạch máu và loại bỏ natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Qua đó, hạ huyết áp hiệu quả.

Cỏ ngọt khô sử dụng như thế nào

6. Hỗ trợ làm đẹp da

Sử dụng cỏ ngọt trên da tốt cho bệnh chàm và và bệnh nhân da bị kích thích.

7. Mang lại nhiều kết quả tốt cho răng lợi

Cỏ ngọt giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, giúp phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm lợi, chảy máu chân răng…

Cỏ ngọt có tác dụng phụ không?

Bệnh cạnh cỏ ngọt phòng bệnh gì nhiều người cũng băn khoăn không biết cỏ ngọt có tác dụng phụ không. Về vấn đề này, năm 2010, Ủy ban An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) đã xem xét các tài liệu hiện có để xác định xem liệu cỏ ngọt có gây dị ứng không. Kết quả cho thấy cỏ ngọt và tinh chất cỏ ngọt đều không gây dị ứng. Các nghiên cứu khác cũng khẳng định lá cỏ ngọt  và chiết xuất từ cỏ ngọt hoàn toàn không gây tác dụng phụ. Nó an toàn và thực sự tốt cho sức khỏe người dùng.

Hiện nay ngoài dạng lá cỏ ngọt sấy khô, nhiều nhà sản xuất đã cho ra mắt sản phẩm đường cỏ ngọt gói nhỏ rất tiện dụng.

Cỏ ngọt khô sử dụng như thế nào

Sản phẩm đường cỏ ngọt Pure Via Stevia