Có sở tế bào học của sự liên kết gen là

Câu hỏi: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là?

A. Sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

B. Các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.

C. Sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.

D. Các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.

Trả lời:

Đáp án D

Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào

- Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung về sự Di truyền liên kết dưới dây nhé!

Thí nghiệm của Moocgan

Thomas Hunt Morgen (25.9.1866 – 1945)

Giải thưởng Nobel năm 1933. Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ 1927 – 1931. Viện sĩ danh dự Viện hàn lâm khoa học Liên Xô 1932. Ông là người đề xuất học thuyếtdi truyền NST (1910 – 1922).

- Đối tượng nghiên cứu trong thí nghiệm của Moocgan là ruồi giấm.

Mocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu vì ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền:

+ Dễ nuôi trong ống nghiệm.

+ Đẻ nhiều.

+ Vòng đời ngắn.

+ Có nhiều biến dị dễ quan sát.

+ Số lượng NST ít (2n = 8).

- Thí nghiệm của Mocgan

+ Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt.

+ F1: 100% thân xám, cánh dài.

+ Lai phân tích: đực F1x cái đen, cụt.

→Thu được các thế hệ sau tỷ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt.

+ Trả lời thảo luận nhóm:

- Phép lai giữa ruồi F1với cái thân đen, cánh cụt là phép lai tích vì phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn.

- Mocgan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đíchxác định kiểu hình của ruồi đực F1

- Dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1 : 1, Moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen):

Tỉ lệ KH 1 : 1→ các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen) vì ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ do một loại giao tử (bv), còn ruồi đực F1phải cho 2 loại giao tử (BV, bv). Do đó các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST (liên kết gen), cùng phân li giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh->hiện tượng di truyền liên kết.

→ Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

- Mỗi NST mang nhiều gen. Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết→số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường tương ứng với số NST trong bộ đơn bội.

VD: ởngười có 23 nhóm gen liên kết tương ứng với n = 23, ởruồi giấm có 4 nhóm liên kết tương ứng với n = 4.

Ý nghĩa của di truyền liên kết.

Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều, nên mỗi NST phải mang nhiểu gen.

Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết ờ mồi loài thường ứng với sô NST trong bộ đơn của loài. Ví dụ: ở ruồi giấm có 4 nhóm gen liên kết tương ứng với n = 4.

Nếu sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiểu biến dị tổ hợp thì liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Ví dụ: trong thí nghiệm trên của Moocgan, ở thế hệ lai không xuất hiện những kiểu hình khác P.

Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bới các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

Có sở tế bào học của sự liên kết gen là

45 điểm

Trần Tiến

Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen: A. Các gen không alen cùng nằm trên 1 NST đồng dạng, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh. B. Các gen không alen cùng nằm trên 1 cặp NST đồng dạng, phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân và thụ tinh. C. Các gen không alen cùng nằm trên 1 cặp NST đồng dạng, sau khi hoán đổi vị trí do trao đổi chéo sẽ phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh.

D. Các gen không alen có cùng locut trên cặp NST đồng dạng liên kết chặt chẽ với nhau trong giảm phân và thụ tinh.

Tổng hợp câu trả lời (1)

A. Các gen không alen cùng nằm trên 1 NST đồng dạng, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Sắp xếp các bước sau theo đúng trình tự của quá trình nhân bản vô tính của cừu Đoly: 1. Chuyển phôi vào tử cung con mẹ để nó mang thai hộ. Sau một thời gian mang thai tự nhiên, cừu mẹ đẻ ra con. 2. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân và nuôi trong môi trường đặc biệt. Tách lấy tế bào trứng và loại bỏ nhân của cừu cho trứng. 3. Nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để trứng phát triển thành phôi. 4. Chuyển nhân từ tế bào tuyến vú của cừu cho nhân vào tế bào trứng đã bị loại bỏ nhân. A. (4)  (3)  (1)  (2). B. (2)  (3)  (4)  (1). C. (2) - (4)  (3)  (1). D. (2)  (4)  (1)  (3).
  • Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về 2 cặp gen trong 3 cặp gen đang xét? A. aaBbdd B. AABbDd C. aaBbDd D. AABBDD
  • Trong các phát biểu sau đây về đột biến gen ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào chưa đúng? A. Đa số đột biến điểm là đột biến thay thế nucleotit B. Đột biến mất hoặc thêm cặp nucleotit bất kì trong vùng mã hóa của gen không gây nên sự thay đổi về axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp C. Đột biến rơi vào vùng intron của gen không ảnh hưởng đến sản phẩm của gen D. Đột biến thay thế cặp nuceotit có thể tự xuất hiện mà không có sự tác động của tác nhân gây đột biến
  • : Cho một số loài có đặc điểm sinh thái như sau: 1. 1. Cá rô: ăn tạp, sống ở tầng mặt, tầng giữa. 2. 2. Cá chạch: ăn mùn, sống ở tầng đáy. 3. 3. Cá mè hoa: ăn động vật nổi, sống ở tầng mặt. 4. 4. Cá lóc: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng giữa và tầng mặt. 5. 5. Cá trắm cỏ: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng giữa và tầng mặt. 6. 6. Cá mè trằng: ăn thực vật nổi, sống ở tầng mặt. 7. 7. Cá trắm đen: ăn thân mềm, sống ở tầng đáy 8. Trong số các nhận xét dưới đây thì những nhận xét nào là sai? a. Không thể nuôi chung tất cả các loài ở trong một ao mà không có sự cạnh tranh. b. Có thể nuôi chung nhiều nhất 6 loài ở cùng một ao mà không có sự cạnh tranh. c. Có thể nuôi chung cá rô với 3 loài khác trong một ao mà không xảy ra cạnh tranh. d. Nếu nuôi chung cá mè hoa và cá mè trắng thì ắt hẳn sẽ có cạnh tranh về thức ăn. e. Cá rô và cá trắm đen tuy cùng ăn tạp nhưng vẫn có thể nuôi chung trong một ao mà không xảy ra cạnh tranh. f. Ở tầng mặt, tối đa sẽ có 2 loài mà khi nuôi cùng sẽ không xảy ra cạnh tranh. A.a, b, c B.a, c, d, f. C.b ,c , f. D.b , c, d, f.
  • Hai cơ quan tương đồng là: A. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan. B. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế dũi. C. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. D. Mang của loài cá và mang của các loài tôm.
  • Một đột biến sai nghĩa đã xảy ra ở vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ, tuy nhiên người ta thấy protein được tổng hợp từ gen này vẫn hoạt động bình thường. Nguyên nhân là do: A. Tính thoái hóa của mã di truyền B. Đột biến xảy ra trong vùng intron C. Đã có một protein khác sửa sai D. Đột biến xảy ra rơi vào vùng không quy định cấu trúc không gian của protein
  • Trong quá trình phiên mã của một gen: A. Nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình dịch mã. B. Chỉ có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào. C. Nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình dịch mã. D. Có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu protein của tế bào.
  • Cây chủng loại phát sinh của bộ Linh trưởng cho ta thấy mối quan hệ họ hàng giữa Người và một số loài vượn người. Cây chủng loại được thiết lập chủ yếu dựa vào bằng chứng nào? A. Tế bào. B. Hình thái giải phẫu so sánh C. Quá trình phát triển phôi. D. Phân tử.
  • Tại sao đột biến gen thường gây hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa? 1. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp. 2. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng có thể vô hại hay có lợi trong môi trường khác. 3. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại vô hại hay có lợi trong các tổ hợp gen khác. 4. Đột biến thường có hại nhưng thường ở trạng thái alen lặn, tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại. 5. Đột biến trong quần thể là phổ biến, đặc biệt là đột biến gen. Có bao nhiêu đáp án đúng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
  • Ở một loài đậu thơm, sự có mặt của hai gen trội A và B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa màu trắng. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng: (1) Tính trạng màu hoa là kết quả của tác động bổ trợ giữa 2 gen A và B. (2) Lai hai giống đậu hoa trắng thuần chủng, F1 thu được hoa giống toàn hoa đỏ thì kiểu gen đời P là aaBB x aabb. (3) Lai phân tích cây đậu F1 ở phép lai aaBB x aabb sẽ thu được tỉ lệ đời con 100% hoa trắng. (4) Phép lai có thể thu được hoa đỏ thuần chủng là AaBB x AaBb. A. 3 B. 2 C. 4 D. 1

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm