Có ý kiến cho rằng văn học cổ nước ta

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHòNG GD & ĐT PHúC THọ


<b>TRờng thcs hiƯp thn</b> <b>KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI</b>


<b>Năm học 2010-2011</b><b>Môn: Ngữ Văn 8</b><i>Thời gian làm bài: 120 phút </i><b>Câu 1: </b><i>(3 điểm)</i>


Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:


<i>“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa</i><i> Tia nắng tía nhảy hồi trong ruộng lúa,</i><i> Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh</i><i> Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”</i><i> ... “Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,</i>


<i> Nước thời gian gội tóc trắng phau phau”</i><i> </i>(“<i>Chợ tết</i>”- Đồn Văn Cừ)<b>Câu 2</b><i>: (7 điểm)</i>


Có ý kiến cho rằng <i>“Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nuớc nồng nàn, tinh</i><i>thần tự hào dân tộc sâu sắc”</i>. Dựa vào những tác phẩm văn học cổ mà em đã học vàđọc thêm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


<b>……….HẾT………..</b>


<i>Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.</i>

</div>

<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8</b>



<i>(HDC này gồm 3 trang)</i>


Câu 1: (3 điểm)


1/ Về hình thức: Viết thành một bài văn ngắn có yếu tố biểu cảm rõ ràng. Không cho điểm tối đa đối với học sinh sử dụng gạch đầu dòng.


2/ Về nội dung: HS có thể cảm nhận vẻ đẹp của những câu thơ theo cách riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau:


 Đoạn thơ là một bức tranh đẹp về cảnh bình minh:


+ Nghệ thuật so sánh và nhân hố độc đáo


- Những giọt sương trắng như “giọt sữa”=> so sánh mới mẻ độc đáo => vẻ đẹp ngọt ngào.


- Lúa xanh ướt đẫm sương đêm phản chiếu ánh bình minh lấp lánh. Tia nắng sắc “tía” như đang reo vui “nhảy hồi trong ruộng lúa” hồ vào dịng người đi chợ tết => nhân hoá .


- Núi khoác chiếc áo the xanh cũng “ uốn mình” làm duyên. => nhân hố.- Những quả đồi ửng lên dưới ánh bình minh như “thoa son” khoe sắc.=>


nhân hoá.


+ Sử dụng những tính từ chỉ màu sắc, đoạn thơ đầy màu sắc tươi tắn, bốn màu được phối sắc hài hồ (trắng, tía, xanh, son). => đây là bức tranh màu về cảnh rạng đơng thanh bình, ấm áp, đầy thi vị, hữu tình.



 Sử dụng bút pháp miêu tả, hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi hình gợi


cảm, giàu chất tạo hình và nghệ thuật nhân hố, so sánh... bằng cảm nhận tinh tế nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân buổi sớm tuyệt đẹp, một vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết, trong trẻo.


 Hai câu thơ tiếp: là bức chân dung bà cụ lão, bức tranh truyền thần tuyệt


tác.


+ Miếu cổ như cái khung, cái nền làm cho bức vẽ truyền thần thêm cổ kính.


+ “tóc trắng phau phau” gợi tuổi tác và kí ức thời gian, gợi vẻ đẹp phúc hậu, bền bỉ.


+ Miếu cổ như một chứng tích, bà cụ lão như một chứng nhân về chợ tết đồng quê, về cuộc sống yên bình tồn tại lâu đời trong dân gian.


+ cách nói “nước thời gian” thể hiện cách dùng từ sáng tạo, mới mẻ.


 Những câu thơ đẹp như một bức hoạ vừa rực rỡ sắc màu của cảnh


bình minh mĩ lệ, vừa cổ kính, bình dị bởi nét đẹp của con người, cảnhvật đồng quê.


<b>Câu 2:(7 điểm)</b>


1/ Về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học,có bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp.


2/ Về nội dung:


- HS có thể sắp xếp và trình bày theo nhiều cách khác nhau, đơi chỗ có những cảm nhận riêng nhưng cần bám sát tác phẩm, tránh suy diễn tuỳ tiện và có sức thuyết phụcngười đọc.

</div>

<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Cụ thể:


a.Mở bài:(0,5 điểm)


- Nêu vấn đề nghị luận: “ Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc”


b.Thân bài:(6 điểm)


* Khẳng định tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc là nội dung lớn trong văn học mọi thời đại. Trong thời chiến và thời bình có những biểu hiện khác nhau.Trong thời chiến có giặc ngoại xâm, lịng u nước, tự hào dân tộc thể hiện ở: Khẳng định vị thế độc lập, thế hiện lịng tự tơn dân tộc; căm thù giặc sâu sắc; quyết tâm tiêu diệt giặc đến cùng; tình yêu thiên nhiên đất nước...(0,5 điểm)


* Chứng minh qua những áng văn thơ cổ bất hủ


- Hoàn cảnh lịch sử: Đất nước chống giặc ngoại xâm nên tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc mạnh mẽ hơn bao giờ hết.


- Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước: (3 điểm)



+ Khẳng định vị thế độc lập, chủ quyền dân tộc: Các tác phẩm đều khẳng định về chủquyền dân tộc.


Mở đầu bài “ Nam quốc sơn hà”- được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta đã khẳng định một cách sắt đá:


“Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”


Bốn thế kỉ sau, Nguyễn Trãi đã nhắc lại trong “Bình Ngơ đại cáo”- bản tun ngơn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta:


“Như nước Đại Việt ta từ trước,...Song hào kiệt đời nào cũng có”+ Tố cáo tội ác của quân giặc và vạch rõ dã tâm của kẻ thù:


Trong bài “ Hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn đã vạch rõ những hành động và dã tâm của qn Ngun Mơng: “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường... của kho có hạn”.


Trong “Bình Ngơ đại cáo” Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác của giặc Minh đối với nhân dân Đại Việt:


“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”+ Lòng căm thù giặc sâu sắc và nỗi đau mất nước:


Trần Quốc Tuấn bộc lộ trực tiếp tâm sự của mình với các tướng sĩ một cách chân thành: “ Ta thường tới bữa quên ăn... đầm đìa”


Nguyễn Trãi sau khi chia tay cha ở cửa ải Nam Quan vẫn đinh ninh lời dạy: Tìm cách rửa nhục cho nước, rửa nhục cho cha :


“Ngẫm thù lớn há đội trời chung


Căm giặc nuớc thề không cùng sống”+ Quyết tâm chiến đấu tiêu diệt giặc.

</div>

<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Với tinh thần chịu đựng gian khổ, kiên trì tập dượt binh thư yếu lược: “ nếm mật nằm gai...sách lược thao suy xét đã tinh”.


Khẳng định sự thất bại tất yếu của kẻ thù: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” + Lịng u nước cịn được thể hiện ở tình u thiên nhiên, u cuộc sống thanh bìnhnơi thơn dã (Thiên Trường vãn vọng); cuộc sống ẩn dật thanh cao giữa núi rừng Cơn Sơn (Cơn Sơn ca)


- Lịng tự hào dân tộc: (2,5 điểm)


+ Tự hào về sức mạnh chính nghĩa. Trong “Nam quốc sơn hà” tác gải đã vạch trần bản chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”.


+ Tự hào về nền văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử lâu đời “Như nước Đại Việt ta từ trước


... Song hào kiệt đời nào cũng có”.+ Tự hào về những trang sử chống giặc ngoại xâm: “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”


+ Tự hào về sức mạnh của dân tộc, những chiến công liên tiếp dồn dập trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh khiến cho kẻ thù phải thất bại thảm hại, nhục nhã. “Đánh một trận sạch không kình ngạc


Đánh hai trận tan tác chim muông”c. Kết luận:(0,5 điểm)


- Khẳng định lại vấn đề


- Lòng yêu nước, tự hào dân tộc tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Là sức mạnh cổ vũ, động viên chúng ta bảo vệ tổ quốc chống mọi kẻ thù xâm lược.- Trách nhiệm của bản thân để tiếp nối truyền thống đó.


( Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo chấm linh hoạt theo sự cảm nhận<i><b>của học sinh để cho điểm tối đa cho từng phần, trân trọng những bài viết sáng tạo,</b></i><i><b>dùng từ gợi cảm, diễn đạt tốt...)</b></i>

</div><!--links-->

Chị đã giải đáp đầy đủ. Nếu không còn thắc mắc gì liên quan đến bài e vừa hỏi chị. Phiền e kết thúc và đánh giá chính xác. Trân trọng !!!

1 lượt đánh giá 5 sao của em sẽ là niềm vui, động lực của chị. nhớ đánh giá nha. chân thành cảm ơn em 🤗🤗🤗❤


Page 2

Một trong những cảm hứng chủ đạo của văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là cảm hứng yêu nước. Tình cảm yêu nước sôi nổi, nồng nàn của dân tộc Đại Việt trong tiến trình lịch sử oai hùng đấu tranh dựng nước và giữ nước đã chi phối và tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học để rồi kết tinh nên nhiều áng văn chương bất hủ. Trong đó, có Chiếu dời đô của Lý Công uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Đọc kĩ ba áng văn chương kiệt tác này, ta cảm nhận sâu sắc tấm lòng của những con người luôn luôn nghĩ suy, lo lắng cho nước, cho dân. Đối với họ, nỗi niềm dân nước là niềm trăn trở lớn nhất, luôn canh cánh khôn nguôi.

Vừa mới được suy tôn lên ngôi hoàng đế, chưa kịp hưởng vinh hoa phú quý của một vị đế vương, Lý Thái Tổ (tức Lý Công uẩn) đã nghĩ ngay đến việc dời đô. Dường như ý nghĩ ấy đã nung nấu trong ông từ rất lâu rồi, nay mới có dịp thực hiện, ở đây ta cũng cần nhận thức rõ ràng, việc dời đô của Lý Thái Tổ không phải việc làm tuỳ tiện, theo ý riêng của mình để thỏa mãn cái thói chơi ngông với đời; cũng không phải là hành động xuất phát từ lợi ích cá nhân, gia tộc. Mà đó là tấm lòng lo nghĩ cho nước, cho dân! Thấy việc định đô ở vùng đất hẹp Hoa Lư khiến cho triều đại không được bền lâu, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi, lòng ông xót đau lắm! Vận mệnh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân, nhà vua không thể ngoảnh mặt làm ngơ, cũng không thể buông tay bất lực, ông quyết tâm tìm chọn một vùng đất mới để xây dựng kinh đô, nhằm làm cho nước cường, dân thịnh.

Tấm lòng lo nghĩ cho nước cho dân không chỉ day dứt trong tâm hoàng đế Thái Tô, mà còn được bộc lộ sâu sắc ở vị danh tướng kiệt xuất ở đời Trần: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Là một bậc vương thân, lại là vị chủ soái thống lĩnh toàn quân, trước hiểm họa xâm lăng, vận mệnh dân tộc ngàn cân treo sợi tóc, Trân Quốc Tuấn vô cùng lo lắng. Nỗi căm giận quân giặc, sự đau xót trước cảnh đất nước bị sỉ nhục, tàn phá vò xẻ trái tim ông, trào dâng sôi sục trong ông: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Làm sao ông có thể không lo lắng khi sáu mươi vạn quân Mông cổ đang lăm le ngoài biên ải. Chúng là một đội quân cuồng bạo tinh nhuệ lại có bề dày kinh nghiệm chinh chiến.Trong hàng ngũ các vương thân quý tộc đã có những tư tưởng dao động cầu hòa. Thế mà các tướng dưới quyền ông vẫn có kẻ hoặc bàng quan thờ ơ, hoặc sa vào những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường vô bổ. Càng nghĩ, vị chủ tướng càng thấy lo lắng và đau lòng!

Nỗi niềm dân nước với Nguyễn Trãi càng sâu đậm hơn! Nó không chỉ là niềm trăn trở, mà trở thành lẽ sống của ông, thành lí tưởng mà ông tôn thờ:

                                 Việc nhân nghĩa cót ở yên dân

                                Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Những tấm lòng vì nước vì dân ấy, khiến ta xiết bao xúc động và cảm phục.

Tình cảm yêu nước của họ không chỉ dừng lại ở việc lo nghĩ cho nước cho dân mà đã phát triển thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng cường.

Từ sự đau xót vì triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, đến quyết tâm dời đô về vùng đất thiêng Đại La nhằm làm cho nước cường dân thịnh. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ, muôn vật phong phú tốt tươi, đất nước tồn tại lâu dài với sự trị vì của đế vương muôn đời, há chẳng phải là khát vọng về một nước độc lập, thống nhất và hùng cường của vị hoàng đế đó sao?

Nếu như khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường ở Lý Thái Tổ thể hiện ở việc quyết tâm dời đô, thì ở Trần Hưng Đạo, lại biểu thị bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, ở ý chí sẵn sàng xả thân vì nước dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng.

Để giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến, quyết thắng, Trần Quốc Tuấn đã khéo léo động viên khích lệ tướng sĩ. Một mặt, ông chỉ ra cho họ cái nỗi nhục của kẻ làm tướng phải hầu quân giặc mà không biết tức, chỉ ra cho họ thấy cái nỗi ân tình sâu nặng mà ông và triều đình dành cho họ để họ nghĩ suy và báo đáp. Mặt khác, ông vừa nghiêm khắc phê phán những thói bàng quan, thờ ơ, sự ham chơi hưởng lạc của tướng sĩ, vừa chân tình chỉ bảo cho họ thấy những sai lầm mà họ mắc phải. Tất cả nhằm kích thích lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của kẻ làm tướng mà không xông ra chiến trường giết giặc.

Còn đối với Nguyễn Trãi, khát vọng ấy đã trở thành chân lí độc lập dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Càng yêu nước bao nhiêu, càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình bấy nhiêu.

Tuy nhà Lý mới thành lập và vẫn còn non trẻ, nhưng từ sâu thẳm trái tim mình, hoàng đế Thái Tổ vẫn vững tin ở thế và lực của đất nước cho phép họ đàng hoàng định đô ở một vùng đất rộng mà bằng, cao mà thoáng. Kẻ thù vẫn đang dòm ngó Đại Việt, nhưng họ tin vào khả năng của mình có thể chiến thăng kẻ thù, giữ yên giang sơn bờ cõi, để cho đế vương muôn đời trị vì đất nước. Từ Bài Chiếu toát lên một niềm tự hào cao độ về bản lĩnh và khí phách Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Cũng vẫn với niềm tin ấy, Hưng Đạo Vương khẳng định với tướng sĩ rằng có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai”, và rồi xã tắc của ông sẽ mãi mãi vững bền, nhân dân đời đời hạnh phúc, tiêng tốt sẽ mãi mãi lưu truyền.

Ra đời cách chúng ta nhiều thế kỉ, mà tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông trong ba áng văn chương ấy, vẫn còn nồng nàn mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam. Ba áng văn ấy gắn liền với ba vị anh hùng dân tộc đã trở thành niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam yêu nước mỗi khi nhắc đến truyền thống yêu nước của dân tộc, là tự hào và tiếp nối để truyền thống đó mãi ngời sáng đến tận muôn đời.