Con niềng niễng là con gì

Từ cuối tháng 10 đến tháng 11, khi tiết trời bắt đầu se lạnh cũng là lúc niễng nở rộ. Trên các diễn đàn ẩm thực, mọi người bắt đầu chia sẻ hình ảnh về món ăn nổi tiếng, mỗi năm chỉ có một lần này của Nam Định.

Con niềng niễng là con gì

Các thành phần để xào cùng món niễng gồm trứng gà, rau mùi thơm, hành khô... Niễng non sẽ có ruột trắng, còn niễng để già sẽ xuất hiện các đốm đen (hình). Ảnh: Phương Thảo

Thoạt nhìn, nhiều người dễ bị nhầm niễng với củ sả, vì chúng có hình dáng gần giống nhau, nhưng to hơn. Củ niễng có vỏ màu nâu sậm phía gần gốc và màu xanh phía trên ngọn, phần thân phình to. Khi bóc bớt lớp vỏ bên ngoài, bạn sẽ thấy bên trong là phần ruột màu trắng, mũm mĩm. Đây chính là nguyên liệu đầu bếp dùng để chế biến nên một trong những món ăn mang lại sự nổi tiếng cho ẩm thực thành Nam.

Niễng thường được thái lát mỏng, rồi xào lên cùng trứng, thịt bò hoặc xào không, kèm thì là, rau thơm, hành lá hoặc mùi tàu để tăng thêm hương vị. Niễng mang hương vị thơm, ngon ngọt và mềm mướt. Ngoài xào, thực khách có thể thưởng thức món niễng luộc chấm muối chanh ớt, để tận hưởng độ ngọt và giòn của loại đặc sản này. Niễng khi non có màu trắng bên trong, còn khi già sẽ có thêm các chấm đen. Tuy nhiên dù niễng già hay non, món ăn vẫn giữ nguyên hương vị.

Con niềng niễng là con gì

Giống rươi Tứ Kỳ (Hải Dương), niễng là đặc sản gắn liền với địa danh Nam Định. Ảnh: Phương Thảo

Du khách đến Nam Định vào dịp tháng 11 thường mua niễng về làm quà. Tại các chợ địa phương, người ta thường bán niễng theo bó 10 củ với giá 10.000-15.000 đồng. Với niễng loại một giá thành có thể cao hơn đôi chút, từ 20.000 đến 25.000 đồng. Tại Hà Nội, bạn có thể mua niễng theo bó hoặc theo cân, với giá thành 30.000-50.000 đồng, do cộng chi phí vận chuyển.

Ngoài niễng, du khách đến Nam Định bất kỳ mùa nào cũng có thể mua thêm các đặc sản khác về làm quà như bánh gai bà Thi trên đường Trần Hưng Đạo, kẹo sìu châu ở phố Hàng Sắt, bánh nhãn, nem nắm, bánh xíu páo...

Lần đầu thưởng thức cà niễng, chị Hòa khá bất ngờ bởi hương vị bùi ngậy, thơm ngon hơn nhộng tằm lẫn cà cuống.

Ninh Bình không chỉ nổi tiếng nhiều nhiều danh lam thắng cảnh còn nổi tiếng với nhiều đặc sản làng quê khiến bao du khách “chết mê chết mệt”. Song thực tế có những món ăn không phải ai cũng dám thử, phải can đảm lắm mới nếm thử một miếng. Đó là cà niễng!

Anh Lượng Phạm (34 tuổi, Nho Quan) cho biết: “Cà niễng hay còn gọi là niềng niễng được xem như có họ hàng với cà cuống vì chúng sở hữu ngoại hình khá giống nhau, cùng xuất hiện trên cánh đồng quê. Chúng có cánh đen, hơi cứng, sống nơi ruộng nước - chỗ có nhiều cỏ năn cỏ lác hoặc rong rêu. Chúng gây ấn tượng bởi vị bùi bùi, ngầy ngậy và thơm ngon không kém cà cuống là mấy”.

Con niềng niễng là con gì

Cà niễng có cánh đen, hơi cứng, sống nơi ruộng nước - chỗ có nhiều cỏ năn cỏ lác hoặc rong rêu.

Cũng theo anh Lượng phạm, ở quê anh từ người đánh dậm, chị em phụ nữ cho đến các em nhỏ, chỉ bằng vài thao tác đơn giản là có thể dễ dàng bắt được cà niễng. Sau đó họ đem về vặt chân, bỏ cánh, moi bụng rồi rửa sạch, để khô ráo.

Tiếp đó, đầu bếp chỉ cần rang lên, bỏ mắm muối vừa phải là đã hoàn thành món ăn đồng quê địch thực. “Ai ở nơi khác đến sẽ không thể ngờ rằng những chú cà niễng trông kinh dị lại là đặc sản Ninh Bình. Thực sự mình thấy ai phải may mắn lắm mới được thưởng thức món ngon này đó. Bởi trong hàng trăm món ăn đồng quê, cà niễng rang có hương vị riêng biệt, không lẫn với bất cứ món nào cả. Nó vừa dân dã lại giản dị, gắn liền với dân cố đô”, người đàn ông nói.

Cách thưởng thức cà niễng Ninh Bình cũng rất đặc biệt và thú vị. Du khách có thể ăn trực tiếp hoặc cuốn tròn miếng cơm cháy, gắp vài con cà niễng làm nhân rồi đủng đỉnh nhai. Như thế du khách mới có thể cảm nhận được hương vị của chúng.

Cách thưởng thức cà niễng Ninh Bình cũng rất đặc biệt và thú vị.

Chị Khánh Hòa (29 tuổi, Hà Nội) kể, hồi đầu về làm dâu Ninh Bình, chị khá ấn tượng với món cà niễng nhưng không dám ăn bởi nhìn có vẻ sợ hãi. Thậm chí chị nhìn thấy gia đình chồng ai cũng ăn một cách ngon lành còn có cảm giác buồn nôn.

“Vậy mà, lâu dần mình đã nghiện món ăn đó. Bố chồng bảo không phải ai cũng thường xuyên được ăn cà riêng rang nước cà muối. Vì giờ bắt được cà niễng không phải chuyện đơn giản”, chị Khánh Hòa cho hay.

Lần đầu thưởng thức cà niễng, chị Hòa khá bất ngờ bởi hương vị bùi ngậy, thơm ngon hơn nhộng tằm lẫn cà cuống. Đặc biệt khi ăn cùng với cơm nóng, hạt gạo dẻo hòa thêm vị bùi ngậy, giòn giòn của cà niễng khiến chị “ăn sạch” 2-3 bát mà không biết no.

“Thi thoảng vợ chồng mình về quê, bố chồng lại ra đồng bắt niễng về rang cho con dâu thưởng thức. Mình không ngờ từ một đứa sợ côn trùng đã trở thành người đam mê chúng đến vậy. Nếu có dịp ghé Ninh Bình, các bạn nhất định phải thử món ăn này nhé. Mình nghĩ sẽ không ai hối hận đâu”, Khánh Hòa hào hứng nói.

Con niềng niễng là con gì

"Do không thể vận chuyển hàng tươi từ Thanh Hoá ra Hưng Yên nên mình phải lấy sâu tre đã cấp đông dù tươi vẫn ăn ngon hơn và giá khoảng 500.000...