Mô hình dân vận khéo là gì

10 năm qua, toàn huyện đã đăng ký, tổ chức thực hiện 45 mô hình “Dân vận khéo”", trong đó lĩnh vực kinh tế có 25 mô hình, văn hóa - xã hội 12 mô hình, quốc phòng - an ninh 05 mô hình và lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị 03 mô hình. Các mô hình “Dân vận khéo” trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội đều gắn với phong trào cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển dịch vụ sản xuất; đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã huy động được sức mạnh và quyết tâm cao của hệ thống chính trị và toàn dân cùng tham gia, từng bước xã hội hóa và nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, thực hiện nếp sống văn hóa, bảo vệ môi trường...

Thực tiễn cho thấy, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với chính quyền vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng Nhân dân phát huy thế mạnh của địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân, mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học vào sản xuất, kinh doanh, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, khuyến khích sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng,… Phối hợp tuyên truyền, giáo dục Nhân dân nâng cao ý thức cộng đồng, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường, thu gom rác thải đúng nơi quy định, không thả rong gia súc ra ngoài đường, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Các ban, ngành liên quan mở các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, mây, đan lát, chuyển giao khoa học cho nông dân.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện tốt. Bước đầu đã phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân trong việc xây dựng nông thôn mới, với nhiều cách làm sáng tạo như: vận động Nhân dân tự nguyện hiến đất, tháo dỡ công trình xây dựng trên đất dự án; ủng hộ tiền, vật liệu, tham gia ngày công; hỗ trợ giống, vốn kết hợp với hướng dẫn khoa học kỹ thuật… Từ đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tập quán canh tác của Nhân dân, phát huy thế mạnh của địa phương, từng bước chuyển biến nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

Thông qua các phong trào, các cuộc vận động, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã vận động Nhân dân hiến 30.638 m2 đất, cùng cây cối, hoa màu, vật kiến trúc để xây trường học, trạm xá, nhà văn hóa và các công trình trọng điểm của huyện, trị giá ước tính 632 triệu đồng; hiến đất mở đường giao thông nông thôn 35,5 km đất, ước tính 766 triệu đồng và đóng góp hàng ngàn ngày công để cùng với Nhà nước xây dựng nông thôn mới; hoạt động bảo vệ môi trường hơn 1.356 đợt với số tiền 306 triệu đồng; sửa chữa, xây dựng mới 47 ngôi nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo với tổng số tiền 1.329.000.000 đồng; trợ cấp, cấp học bổng 10.046 suất cho trẻ em nghèo với số tiền 2.525.900.000 đồng; đào tạo, trợ cấp cho trẻ em nghèo 700 suất với số tiền 350 triệu đồng.

Nhiều mô hình, điển hình...

Từ phong trào, xuất hiện nhiều mô hình, gương điển hình “dân vận khéo” đã giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nhiều học sinh, sinh viên có điều kiện tham gia học tập, giải quyết công ăn việc làm cho địa phương.

Hội LHPN huyện với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Từ các nguồn vận động của hội viên và các nguồn khác đã huy động được số tiền 932 triệu đồng, xây dựng 02 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc tại xã Trà Mai và Trà Don; xây dựng 10 tuyến đường tự quản; 04 ngôi làng tự quản; 01 địa chỉ tin cậy tại xã Trà Mai; có hơn 2.000 hộ gia đình Hội viên phụ nữ (HVPN) tự giác thực hiện nội dung “5 không, 3 sạch”; huy động “Quỹ tình thương” trao 36 suất học bổng cho học sinh nghèo trị giá 17,9 triệu đồng; trao 02 “Mái ấm tình thương” cho HVPN nghèo tại xã Trà Vinh, Trà Leng trị giá 50 triệu đồng; xây dựng 06 “Kho thóc học đường”; trao 40 con heo giống cho 20 hội viên trị giá 20 triệu đồng; trao 15 vườn chuối và giúp hơn 2.000 ngày công lao động cho hội viên phụ nữ nghèo; 04 nhóm hội viên phụ nữ thực hiện mô hình “Bát cháo tình thương” xã Trà Mai và Trà Dơn.

Hội Nông dân huyện với phong trào “nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Đã có hơn 1000 lượt hộ gia đình nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, cấp Trung ương có 02 hộ, cấp tỉnh: 18 hộ; cấp huyện: 198 hộ; cấp xã: 890 hộ. Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân huyện phát động sâu rộng trong cán bộ, hội viên trên địa bàn huyện, kết quả có 2.450 lượt hộ gia đình nông dân đạt danh hiệu hộ gia đình nông dân văn hóa cấp xã, 225 hộ gia đình nông dân đạt danh hiệu văn hóa cấp huyện và 35 hộ gia đình nông dân đạt danh hiệu văn hóa cấp tỉnh.

Đoàn Thanh niên với Cuộc vận động “Tự hào đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” và “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam” hay “Ngày hội thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn”; các chuyên mục “Tài liệu sinh hoạt Chi đoàn”, “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”, “6 bài học lý luận chính trị” trên Website tuoitrenamtramy.vn của Huyện đoàn,… Hội Cựu Chiến binh huyện với phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”,...

Tại Hội nghị Huyện ủy lần thứ 3 (khóa XIX), Ban Thường vụ Huyện ủy đã khen thưởng cho 07 tập thể và 04 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua Dân vận khéo giai đoạn 2010 - 2020. Tất cả đã góp phần cổ vũ, động viên, tạo sức lan tỏa sâu rộng đối với phong trào. Nhò đó, đã phát huy được ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao; nâng cao ý thức tự chủ của Nhân dân trong đoàn kết giúp nhau sản xuất, góp phần cải thiện đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, với sự nghiệp phát triển huyện nhà.

Hội thi Dân vận khéo là gì?

(ĐCSVN) – Hội thi là dịp để đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận giao lưu học hỏi, trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác dân vận, kỹ năng xử lý các tình huống dân vận ở cơ sở.

Thời gian bình xét công nhận mô hình dân vận khéo là tháng mấy?

- Thời gian đánh giá mô hình “Dân vận khéo” và thời điểm xét công nhận mô hình thực hiện vào tháng 10 hằng năm.

Mục đích của công tác dân vận là gì?

Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần quan trọng củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên nhân dân tham gia sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. tại hội nghị thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Cán bộ dân vận là gì?

Như vậy, có thể hiểu dân vận là vận động tất cả lực lượng của nhân dân, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.