Công thức định luật ôm lớp 9

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ định luật ôm là gì? công thức tính định luật ôm và các dạng bài tập thường gặp có lời giải chi tiết để các bạn cùng tham khảo nhé.

Định luật ôm là gì?

Định luật Ohm là một định luật vật lý về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số. Chính vì vậy, định luật ôm chính là mối quan hệ giữa điện áp, dòng điện và điện trở được biểu diễn theo công thức sau:

I = V/R

Trong đó:

Tại sao lại gọi là định luật ôm, Ohm?

Định luật Ohm được đặt tên theo nhà vật lý học người Đức, Georg Ohm [1], được phát hành trên một bài báo năm 1827, mô tả các phép đo điện áp và cường độ dòng điện qua một mạch điện đơn giản gồm nhiều dây có độ dài khác nhau, Ông trình bày một phương trình phức tạp hơn một chút so với trên để giải thích kết quả thực nghiệm của mình (xem phần Lịch sử dưới đây). Phương trình trên là dạng hiện đại của định luật Ohm.

Tham khảo thêm:

Công thức định luật ôm toàn mạch

Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín tỉ lệ thuậnvới suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó:

I = E/(RN + r)

Trong đó:

Nhận xét: Hiện tượng đoản mạch: xảy ra khi nối 2 cực của nguồn điện chỉ bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ. Khi đoản mạch, dòng điện chạy qua có cường độ lớn và có hại.

I = E/r

Bài tập cách tính định luật ôm thường gặp

Ví dụ 1: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc với điện trở 4,8Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là bao nhiêu?

Lời giải

Cường độ dòng điện trong mạch là

I = UN/R = 12 : 4,8 = 2,5 (A)

Ví dụ 2: Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 2 (Ω) và R2 = 8 (Ω), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện bằng bao nhiêu?

Lời giải

Ví dụ 3: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị

Lời giải:

Công suất tiêu thụ mạch ngoài:

Ví dụ 4: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị

Ví dụ 5:

Sau khi đọc xong bài viết của chúng tôi có thể giúp các bạn nắm được định luật ôm là gì? công thức tính định luật ôm để áp dụng vào làm bài tập nhé

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Hệ thức Viet và ứng dụng, các dạng bài tập có lời giải từ A – Z

Điện năng là gì? Công thức tính công của dòng điện chuẩn 100%

Nắm vững kiến thức những năm học Trung học cơ sở, đặc biệt là năm lớp 9 là tiền đề để học sinh có thể tự tin bước vào lớp 10. Trong đó, Vật lý luôn là một môn học đòi hỏi sự đầu tư và nghiên cứu kỹ càng. Tổng hợp tất cả công thức trong Vật lý lớp 9 theo từng chương sẽ giúp các em hệ thống hóa lại nội dung đã được học. Từ đó có thể tiếp thu nhanh chóng, hiệu quả khi vào lớp 10 cũng như chương trình THPT. Chúng ta cùng tìm hiểu ở nội dung chia sẻ dưới đây nhé.

Chương 1: Điện học

– Định luật Ôm:

Công thức: I = U / R

Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A)

U: Hiệu điện thế (V)

R: Điện trở (Ω)

Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10-3 A

– Điện trở dây dẫn:

Công thức: R = U / I

Đơn vị: Ω. 1MΩ = 103 kΩ = 106 Ω

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:

Công thức: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn

+ Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bằng cách lấy tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:

1/Rtd = 1/R1 + 1/R2 +…+ 1/Rn

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp:

+ Cường độ dòng điện như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2 =…= In

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2 +…+ Un

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:

+ Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I1 + I2 +…+ In

+ Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 =…= Un

– Công thức tính điện trở thuần của dây dẫn R = ρ.l/s

Trong đó:

l – Chiều dài dây (m)

S: Tiết diện của dây (m²)

ρ: Điện trở suất (Ωm)

R: Điện trở (Ω)

– Công suất điện:

Công thức: P = U.I

Trong đó:

P – Công suất (W)

U – Hiệu điện thế (V)

I – Cường độ dòng điện (A)

Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức: P = I²R hoặc P = U² / R hoặc tính công suất bằng P = A / t

– Công của dòng điện:

Công thức: A = P.t = U.I.t

Trong đó:

A – Công của lực điện (J)

P – Công suất điện (W)

t – Thời gian (s)

U – Hiệu điện thế (V)

I – Cường độ dòng điện (A)

– Hiệu suất sử dụng điện:

Công thức: H = A1 / A × 100%

Trong đó:

A1 – Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.

A – Điện năng tiêu thụ.

– Định luật Jun – Lenxơ:

Công thức: Q = I².R.t

Trong đó:

Q – Nhiệt lượng tỏa ra (J)

I – Cường độ dòng điện (A)

R – Điện trở ( Ω )

t – Thời gian (s)

+ Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q = 0,24I².R.t

Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức: Q=U.I.t hoặc Q = I².R.t

– Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.C.Δt

Trong đó:

m – Khối lượng (kg)

C – Nhiệt dung riêng (J/kg.K)

Δt – Độ chênh lệch nhiệt độ

Chương 2: Điện từ

– Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn:

Công thức: Php = P².R / U²

Trong đó:

P – Công suất (W)

U – Hiệu điện thế (V)

R – Điện trở (Ω)

Chương 3: Quang học

– Công thức của thấu kính hội tụ:

Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’

Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d+ 1/d’

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính

d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

f – Tiêu cự của thấu kính

h – Chiều cao của vật

h’ – Chiều cao của ảnh

– Công thức của thấu kính phân kỳ:

Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’

Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d – 1/d’

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính

d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

f – Tiêu cự của thấu kính

h – Chiều cao của vật

h’- Chiều cao của ảnh

– Sự tạo ảnh trên phim:

Công thức: h/h’= d/d’

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến vật kính

d’ – Khoảng cách từ phim đến vật kính.

h – Chiều cao của vật.

h’ – Chiều cao của ảnh trên phim.

Các công thức Vật lý lớp 9 khá nhiều, nếu không được tổng hợp một cách có hệ thống sẽ gây khó khăn cho người học. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các em tiếp thu môn Vật lý lớp 9 dễ dàng và đạt kết quả cao. Nếu phụ huynh chưa yên tâm về tình hình học tập của con mình, vui lòng liên hệ với Gia Sư Việt qua số 096.446.0088 để được tư vấn và giới thiệu gia sư giỏi dạy Lý cho bất cứ trình độ nào.

Tìm hiểu thêm:

♦ Tuyển chọn 12 trung tâm gia sư Hà Nội uy tín nhất hiện nay

♦ Phương pháp giải bài toán về Đường tròn môn Hình học lớp 9

♦ Giải pháp thuê gia sư luyện thi vào lớp 10 chất lượng ở Hà Nội

Video liên quan

Chủ đề