Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng

Khối lượng riêng (tiếng Anh: Density), còn được gọi là mật độ khối lượng, là một đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó, là đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng (m) của một vật làm bằng chất ấy (nguyên chất) và thể tích (V) của vật.

Show

Công thức D = m V {\displaystyle D={m \over V}}

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng
(D là khối lượng riêng, đơn vị k g / m 3 {\displaystyle kg/m^{3}}
Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng
; m là khối lượng, đợn vị k g {\displaystyle kg}
Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng
; V là thể tích, đơn vị m 3 {\displaystyle m^{3}}
Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng
)

⇒ m = D . V {\displaystyle \Rightarrow m=D.V}

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng

⇒ V = m D {\displaystyle \Rightarrow V={\frac {m}{D}}}

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng

Cụ thể khối lượng riêng tại một vị trí trong vật được tính bằng khối lượng của một thể tích vô cùng nhỏ nằm tại vị trí đó, chia cho thể tích vô cùng nhỏ này. Nếu chất đó có thêm đặc tính là đồng chất thì khối lượng riêng tại mọi vị trí là như nhau và bằng khối lượng riêng trung bình.

Trong hệ đo lường quốc tế, khối lượng riêng có đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m³). Một số đơn vị khác hay gặp là gam trên xentimét khối (g/cm³).

Khi biết được khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết vật được cấu tạo bằng chất gì bằng cách đối chiếu với bảng khối lượng riêng của các chất đã được tính trước.

Khối lượng riêng trung bình của một vật thể được tính bằng khối lượng, m, của nó chia cho thể tích, V, của nó, và thường được ký hiệu là ρ (đọc là "rô"; tiếng Anh: rho):

ρ = m/V

Theo quy ước, tỷ lệ giữa mật độ hoặc khối lượng riêng của một chất nào đó so với mật độ hoặc khối lượng riêng của nước ở 4°C thì được gọi là tỷ khối hoặc tỷ trọng của chất đó.

Trong thực hành, nhiều phép đo khối lượng riêng được thực hiện bằng việc so sánh với nước; hơn nữa khối lượng riêng của nước xấp xỉ bằng 1000kg/mét khối, một con số dễ sử dụng trong chuyển đổi sang hệ đo lường quốc tế.

Ví dụ: tỷ khối của dầu là 0,8, của nhôm là 2,7...

 

Phù kế để đo tỷ trọng

Khối lượng riêng của chất lỏng có thể được đo bằng phù kế.

Chất rắn Khối lượng riêng ( k g / m 3 ) {\displaystyle (kg/m^{3})}   Chất lỏng Khối lượng riêng ( k g / m 3 ) {\displaystyle (kg/m^{3})}  
Lithi 535
Gỗ tốt (khoảng) 800 Hydro lỏng 70
Kali 860
Băng 916.7
Natri 970
Nylon 1150
Gạo (khoảng) 1200
Magie 1740
Berylli 1850
Sứ 2300
Li-e 600
Silicon 2330
Xi măng 2400
Đá (khoảng) 2600 Xăng 700
Nhôm 2700 Rượu, cồn (khoảng) 790
Kim cương 3500
Titan 4540
Selen 4800
Vanadi 6100
Kẽm 7000 Dầu hỏa (khoảng) 800
Crôm 7200 Dầu ăn (khoảng) 800
Thiếc 7310 Nước 1000
Mangan 7325 Oxy lỏng 1141
Sắt 7800 Glyxerol 1261
Đồng 8940
Bismuth 9750 Diiodomethane 3325
Molybden 10220
Bạc 10500
Chì 11340 Thủy ngân 13546
Thori 11700
Rhodi 12410
Tantan 16600
Urani 18800
Wolfram 19300
Vàng 19320
Plutoni 19840
Rheni 21020
Platin 21450
Iridi 22420
Osmi 22570
  • Định lượng
  • Trọng lượng riêng

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Khối_lượng_riêng&oldid=66248012”

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

A. Lý thuyết

1. Khối lượng riêng

– Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.

2. Công thức tính khối lượng riêng

Công thức:

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng

Trong đó:

m là khối lượng của vật (kg)

V là thể tích của vật (m3)

D là khối lượng riêng của chất làm nên vật (kg/m3)

Đơn vị khối lượng riêng thường dùng đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m3). Ngoài ra còn có thể dùng đơn vị gam trên mét khối (g/m3).

1 g/cm3 = 1000 kg/m3

3. Trọng lượng riêng

– Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.

– Hay nói cách khác là: Trọng lượng của 1m3 của một chất được gọi là trọng lượng riêng của chất đó.

4. Công thức tính trọng lượng riêng

Công thức:

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng

Trong đó:

P là trọng lượng của vật (N)

V là thể tích của vật (m3)

d là trọng lượng riêng của chất làm nên vật (N/m3)

5. Mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng

Dựa vào công thức P = 10.m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D:

Ta có:

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.

C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.

D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

– Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 m3 sắt có khối lượng 7800 kg ⇒ B sai.

– Công thức tính khối lượng riêng là

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng
⇒ C sai

– Khối lượng riêng D khác trọng lượng riêng d ⇒ D sai

Vậy đáp án đúng là A: Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

Bài 2: Gọi d và D lần lượt là trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Mối liên hệ giữa d và D là:

A. D = 10dB. d = 10D

C.

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng
D. D + d = 10

– Khối lượng riêng

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng

– Trọng lượng riêng

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng

⇒ Đáp án B

Bài 3: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của nước tăng.

B. Khối lượng riêng của nước giảm.

C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng.

Khi đun nước sôi, thể tích nước tăng dần ⇒ khối lượng riêng giảm ⇒ Đáp án B

Bài 4: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?

A. Chỉ cần dùng một cái cân

B. Chỉ cần dùng một lực kế

C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ

D. Chỉ cần dùng một bình chia độ

Khối lượng riêng tính theo công thức:

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng

Dùng cân để đo khối lượng, dùng bình chia độ để đo thể tích quả cầu.

⇒ Đáp án C

Bài 5: Biết rằng trọng lượng của vật càng giảm khi đưa vật lên càng cao so với mặt đất. Khi đưa một vật lên cao dần, kết luận nào sau đây là đúng? Coi trong suốt quá trình đó vật không bị biến dạng.

A. Khối lượng riêng của vật càng tăng

B. Trọng lượng riêng của vật giảm dần.

C. Trọng lượng riêng của vật càng tăng.

D. Khối lượng riêng của vật càng giảm.

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng
⇒ d phụ thuộc vào P còn D không phụ thuộc vào P

Càng lên cao thì P càng giảm nên trọng lương riêng d cũng giảm theo ⇒ Đáp án B

Bài 6: Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 2600 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là khối

A. NhômB. SắtC. ChìD. Đá

Đổi V = 300 cm3 = 0,0003 m3

m = 810 g = 0,81 kg

Khối lượng riêng:

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng
kg/m3 ⇒ Đáp án A

Bài 7: Cho hai khối kim loại chì và sắt. Sắt có khối lượng gấp đôi chì. Biết khối lượng riêng của sắt và chì lần lượt là D1 = 7800 kg/m3, D2 = 11300 kg/m3. Tỉ lệ thể tích giữa sắt và chì gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,69B. 2,9C. 1,38D. 3,2

Gọi m1, V1 lần lượt là khối lượng và thể tích khối sắt

m2, V2 lần lượt là khối lượng và thể tích khối chì

Ta có:

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng

⇒ Đáp án B

Bài 8: Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 387 g và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,264 N/m3B. 0,791 N/m3

C. 12643 N/m3D. 1264 N/m3

Đổi m = 397 g = 0,397 kg

V = 0,314 lít = 0,000314 m3

Trọng lượng riêng của sữa:

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng
N/m3 ⇒ Đáp án C

Bài 9: Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là D1 = 7800 kg/m3, của nước là D2 = 1000 kg/m3.

– Cân thăng bằng khi khối lượng sắt bằng khối lượng nước.

– Gọi V2 là thể tích nước phải đặt vào.

Ta có m = D1.V1 = D2.V2

Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng riêng

Bài 10: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng bao nhiêu?

Khối lượng của 2 lít dầu ăn là: m = D.V = 800.0,002 = 1,6 kg

Trọng lượng P = 10m = 1,6.10 = 16N