Công văn đề nghị chấm dứt hợp đồng dịch vụ

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu mẫu công văn chấm dứt hợp đồng dịch vụ. Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây. Tư vấn 1900.3330

Công văn đề nghị chấm dứt hợp đồng dịch vụ
Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng dịch vụ (Mới nhất 2023)

1. Nội dung công văn chấm dứt hợp đồng dịch vụ

- Quốc hiệu, Tiêu ngữ

- Người nhận công văn

- Căn cứ theo hợp đồng dịch vụ đã ký

- Lý do chấm dứt hợp đồng, cần ghi rõ bên vi phạm và hành vi vi phạm hợp đồng

- Cơ sở pháp lý và quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng

Bạn đang đọc bài viết Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng dịch vụ. Mời Quý bạn đọc tiếp tục theo dõi

- Thời hạn hiệu lực của việc chấm dứt hợp đồng, thường thì theo quy định là sau khi bên kia nhận được thông báo

- Đưa ra phương án xử lý hậu quả, yêu cầu mức bồi thường thiệt hại (nếu có)

- Chữ ký, đóng dấu xác nhận của bên phát hành thông báo

- Kèm theo các tài liệu liên quan.

2. Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng dịch vụ

TÊN CÔNG TY1

Số:…./..2..-..3..

V/v: Chấm dứt hợp đồng dịch vụ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…4…, ngày … tháng … năm …

Kính gửi: Công ty ……………………..

Căn cứ vào thỏa thuận tại Điều …..Hợp đồng dịch vụ số … ký ngày…./…./…. giữa công ty …………………….. và công ty ……………………..;

Công ty …………………….. xin thông báo: Hợp đồng dịch vụ giữa hai bên sẽ hết hiệu lực từ ngày

Lý do: Công ty …………………….. đã vi phạm Khoản … Điều … quy định trong Hợp đồng dịch vụ số …. (nếu trong hợp đồng có thỏa thuận). Mặc dù công ty …………………….. đã nhiều lần nhắc nhở, công ty ……………………. vẫn tiếp tục vi phạm gây thiệt hại lớn cho công ty …………………… Chính vì vậy, Công ty ……………………… đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ sớm … từ ngày … tháng … năm …

Vì những lý do trên, Chúng tôi gửi thông báo này về việc Chấm dứt hợp đồng số …………. để Công ty biết và thực hiện đúng nội dung trong Hợp đồng đã ký ngày …/…/…. và các quy định của pháp luật.

Nơi nhận:

-Như trên;

-………..;

-Lưu VT,..5..6..

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, đóng dấu)

Ghi chú:

  1. Tên tổ chức ban hành công văn
  2. Chữ viết tắt tổ chức soạn thảo công văn
  3. Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn
  4. Địa danh
  5. Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
  6. Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

3. Những câu hỏi thường gặp.

Hợp đồng dịch vụ là gì?

Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:

“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

Tại Điều 514 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đối tượng của hợp đồng dịch vụ như sau:

“Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

Theo đó, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở của bên cho thuê?

Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng; bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và thu hồi nhà ở đang cho thuê. Trừ các trường hợp sau: + Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định. + Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng. + Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng. + Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê. + Bên thuê chuyển đổi, cho mượn; cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê. + Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh; đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba; mà vẫn không khắc phục.

Chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước?

Khi thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước; thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây: + Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn. Trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn; thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày; kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng. + Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở theo quy định. + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. + Nhà ở cho thuê không còn tồn tại. + Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án; mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống. + Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ; hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở; hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác. + Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trên đây Luật ACC đã tổng hợp mẫu công văn chấm dứt hợp đồng dịch vụ. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về Chấm dứt hợp đồng kinh tế trước thời hạn. Xem thêm bài viết của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.