Cuộc sông nhân dân châu Phi trước khi thực dân châu Âu đến xâm chiếm như thế nào

Mục lục

  • 1 Nguyên nhân
  • 2 Diễn biến
  • 3 Kết quả
    • 3.1 Bỉ
    • 3.2 Pháp
    • 3.3 Đức
    • 3.4 Italia
    • 3.5 Bồ Đào Nha
    • 3.6 Tây Ban Nha
    • 3.7 Anh quốc
    • 3.8 Các nước châu phi độc lập
  • 4 Ý nghĩa
  • 5 Tham khảo

Châu Phi

1. Châu Phi

- Châu Phi là lục địa lớn thứ 2 trên thế giới, giàu tài nguyên khoáng sản.

-Châu Phi có nền văn minh cổ đại rực rỡ.

a) Các đế quốc xâm lược phân chia châu Phi

-Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi.

-Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

Cuộc sông nhân dân châu Phi trước khi thực dân châu Âu đến xâm chiếm như thế nào

-Đầu thế kỉ XX việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

b) Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi

Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi.

Cuộc sông nhân dân châu Phi trước khi thực dân châu Âu đến xâm chiếm như thế nào

=> Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ Êtiôpia).

Cuộc sông nhân dân châu Phi trước khi thực dân châu Âu đến xâm chiếm như thế nào

Lược đồ thuộc địa của các nước đế quốc ở châu Phi đầu thế kỉ XX

c) Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử

* Nguyên nhân thất bại:chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp.

* Ý nghĩa:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn sau - đầu thế kỉ XX.

- Phong trào đấu tranh ở châu Phi bao gồm đấu tranh bảo vệ độc lập và đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.

ND chính

Những nội dung cơ bản về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi, các cuộc đấu tranh tiêu biểu, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sửcủa phong trào đấu tranh ở châu Phi.

Sơ đồ tư duy các nước Châu Phi và Mỹ La tinh

Cuộc sông nhân dân châu Phi trước khi thực dân châu Âu đến xâm chiếm như thế nào

Loigiaihay.com

  • Cuộc sông nhân dân châu Phi trước khi thực dân châu Âu đến xâm chiếm như thế nào

    Khu vực Mĩ Latinh

    Tóm tắt mục 2. Khu vực Mĩ Latinh. Khu vực Mĩ Latinh là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ.

  • Cuộc sông nhân dân châu Phi trước khi thực dân châu Âu đến xâm chiếm như thế nào

    Hãy trình bày những cuộc đấu tranh tiêu biểu chống thực dân của nhân dân châu Phi.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 28 SGK Lịch sử 11

  • Cuộc sông nhân dân châu Phi trước khi thực dân châu Âu đến xâm chiếm như thế nào

    Dựa vào lược đồ (hình 13), hãy nêu kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 30 SGK Lịch sử 11

  • Cuộc sông nhân dân châu Phi trước khi thực dân châu Âu đến xâm chiếm như thế nào

    Hãy trình bày những nét lớn của lịch sử châu Phi thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

    Giải bài tập 1 trang 30 SGK Lịch sử 11

  • Cuộc sông nhân dân châu Phi trước khi thực dân châu Âu đến xâm chiếm như thế nào

    Lập niên biểu quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX theo thứ tự: thời gian, tên nước, năm giành độc lập

    Giải bài tập 2 trang 30 SGK Lịch sử 11

Cách thức lịch sử Trung Quốc định hình quan điểm về thế giới của Tập Cận Bình

Cuộc sông nhân dân châu Phi trước khi thực dân châu Âu đến xâm chiếm như thế nào
Cuộc sông nhân dân châu Phi trước khi thực dân châu Âu đến xâm chiếm như thế nào

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Những căng thẳng gia tăng với Đài Loan đã hướng sự tập trung về Trung Quốc. Nhiều người tự hỏi liệu Chủ tịch Tập Cận Bình muốn Trung Quốc được nhìn nhận như thế nào trên chính trường quốc tế. Lịch sử có thể mang lại những gợi ý, Rana Mitter, Giáo sư Lịch sử từ Đại học Oxford nhận định.

Trung Quốc hiện là cường quốc trên toàn cầu, một điều hiếm khi có thể tưởng tượng được cách đây vài thế kỷ.

Đôi khi sức mạnh của Trung Quốc cũng bắt nguồn từ sự hợp tác với thế giới rộng lớn, như ký Hiệp định về chống biến đổi Khí hậu Paris.

Hoặc thỉnh thoảng sức mạnh có nghĩa là cạnh tranh với Trung Quốc, như Sáng kiến Một vành đai một con đường, một mạng lưới các dự án xây dựng tại hơn 60 quốc gia, đầu tư vào nhiều quốc gia bị mất nguồn vốn vay từ các nước phương Tây.

Nhưng nhiều tuyên bố của Trung Quốc cũng mang tính đối đầu cao.

Bắc Kinh lên án Mỹ tìm cách "kiềm chế" mình thông qua Hiệp ước AUKUS, một thỏa thuận quân sự giữa Australia - Anh - Mỹ, cảnh cáo Anh sẽ gánh chịu "hậu quả' vì đã cấp visa đặc biệt cho người Hong Kong định cư sau Luật an ninh Quốc gia mới, và tuyên bố đảo Đài Loan phải được thống nhất với Trung Quốc Đại lục.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng khẳng định vị trí của Trung Quốc trên chính trường quốc tế mạnh mẽ hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào, kể từ thời của Mao Trạch Đông, lãnh tụ vĩ đại của Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Nhưng những nhân tố khác trong ngôn từ của Chủ tịch Tập đã bắt nguồn từ cội rễ sâu xa hơn - xét về tính chất lịch sử, cổ đại và hiện đại.

Đây là 5 trong số những chủ đề đã được lặp lại nhiều lần.

Hoa Kỳ - Việt Nam: Từ thù thành bạn

Đã bốn thập kỷ qua, vết thương chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã bắt đầu phai nhạt, và hai nước đang trải qua những thay đổi trong quan hệ giữa hai nước.

“Chúng tôi đã chiến đấu suốt một ngàn năm với Trung Hoa, một trăm năm với người Pháp và hai mươi năm với người Mỹ. Giờ là lúc nghĩ về tương lai,” một người phát ngôn của Bộ ngoại giao vừa qua đã phát biểu.

Tương lai đó hiển nhiên là nói về mối quan hệ chưa bao giờ từng gần gũi đến vậy giữa hai cựu thù là Việt Nam và Hoa Kỳ.

Việc thấy hai quốc gia khác biệt sâu sắc về lịch sử, hệ tư tưởng và văn hóa tới với nhau thật là một sự thay đổi bất thường.

Để hiểu việc này xảy ra thế nào, mảng nhân khẩu học lại có vai trò quan trọng.

Bảy mươi phần trăm dân số Việt Nam sinh sau năm 1975 và không có những ký ức về chiến tranh.

Khi tôi nói chuyện với các sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, họ khônng có hứng thú trong tranh luận về cái họ gọi là “Cuộc kháng chiến chống Mỹ”.

Họ muốn bàn về tương lai, chứ không sống trong quá khứ.

Họ muốn học tập tại Hoa Kỳ nếu có thể, vì họ ngưỡng mộ các cơ hội giáo dục ở đó và đáng kể là sự “tự do” của nó.

Hai phụ nữ trẻ nói về cựu tổng thống Bill Clinton với sự ngưỡng mộ, nhưng lại dài mặt ra khi đề cập tới tổng thống George W. Bush: “Ông ta gây ra quá nhiều chiến tranh trên thế giới”, như họ cảm thấy vậy.

Những cựu thù

Nhiều người Mỹ kể cả các cựu chiến binh đang sang Việt Nam du lịch và rất có thể thấy mình đang nói chuyện với những kẻ thù cũ, những Việt Cộng (VC), người đã thâm nhập thành công vào mọi ngóc ngách của cuộc sống miền Nam Việt Nam, kể cả trong quân đội.

Một trong số những Việt Cộng đó là ông Nguyễn Thành Trung.

Khi ông Trung còn nhỏ, cha ông, một du kích Việt Cộng, đã bị bắn chết và bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa phanh thây.

Ông Trung có thể thông cảm cho cái chết của cha mình, những không bao giờ tha thứ sự xúc phạm thi thể người đã khuất như vậy

Trong 12 năm trời ông đã lên kế hoạch trả thù.

Năm 1969, ông ghi danh vào lực lượng không quân Việt Nam Cộng Hòa, nhưng một ngày trước đó ông bí mật tham gia Việt Cộng.

Ông được gởi sang Hoa Kỳ đào tạo lái phi cơ chiến đấu.

Vài tuần trước khi Sài Gòn rơi vào tay lực lượng Cộng Sản vào tháng Tư năm 1975, ông Trung đã cất cánh trên chiếc máy bay F-5 và thả hai quả bom xuyên nóc Dinh Tổng thống.

Việc trả thù đã hoàn tất. Nhưng ông nói, vào lúc đó nó không còn là vấn đề nữa.

Điều quan trọng nhất là kết thúc chiến tranh.

Giờ thì ông lại đang nỗ lực hoạt động nhằm cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và ông đang ở vị trí rất thuận lợi để thực hiện điều đó.

Ông Trung hiện là phi cơ trưởng và là một phó Tổng Giám đốc Hàng không Việt Nam, và ông tự hào bảo tôi rằng sang năm tới sẽ có chuyến bay thẳng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Ông nói điều này không chỉ có tầm quan trọng về thương mại, mà nó đánh dấu một mốc quan trọng trong việc cải thiện quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Phong trào cấp tiến

Một cựu Việt Cộng khác giờ cũng đang giữ trọng trách trong việc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ.

Bà Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh không phải có nòi cách mạng.

Bà sinh ra trong gia đình quý tộc quan lại và được hưởng nền giáo dục của Pháp.

Ở Paris vào những năm 60, bà đã bị cuốn theo phong trào sinh viên cấp tiến và được Việt Cộng tuyển mộ.

Khi trở lại Sài Gòn, bà là Giáo sư Anh ngữ của Trường Đại học Tổng hợp Sài Gòn trong khi vẫn bí mật hoạt động để đưa những người cộng sản lên nắm quyền.

Bà giờ là đại biểu Quốc Hội và là phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội.

Cũng như nhiều người Việt Nam khác, bà Ninh có phân biệt giữa những người Mỹ mà bà yêu mến với Chính phủ Hoa Kỳ mà bà nhiều khi thấy khó hợp tác.

“Những quan chức (Hoa Kỳ) … thiếu sự nhạy cảm … Tôi nghĩ Việt Nam đang thể hiện rất nhiều sự tự kiềm chế và điều này không được các quan chức này hiểu biết đầy đủ,” bà nói.

Nhưng để Việt Nam phát triển thịnh vượng thì điều quan trọng là có được quan hệ tốt với Hoa Kỳ, bà nói.

“Với một nước (như Việt Nam) đang muốn thoát khỏi nghèo đói … tạo dựng chỗ đứng của mình dưới bầu trời này, trong hòa bình, thì đây là cơ hội cho hàng thế kỷ, hàng thiên niên kỷ và chúng tôi phải nắm bắt bằng được nó.”

Doanh nhân Bùi Kiến Thành cũng có chung quan điểm như vậy.

Ông Bùi là người Mỹ gốc Việt, một chuyên gia ngân hàng và bảo hiểm, đang tư vấn cho chính phủ Việt Nam về xây dựng nền kinh tế thị trường.

Ông nói Hoa Kỳ và Việt Nam đều cùng quan tâm đến việc tiếp tục phát triển quan hệ thương mại.

Xích lại gần nhau

Kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã đạt 8 tỷ đô la một năm và Hoa Kỳ là một nhà đầu tư quan trọng ở Việt Nam.

Một trong những nhà đầu tư đó là ông Henry Nguyễn.

Cha của ông Henry là một kỹ sư xây dựng làm việc cho người Mỹ và đã chạy thoát sang Hoa Kỳ trước khi Sài Gòn thất thủ năm 1975.

Henry lúc đó còn rất nhỏ và ông lớn lên như một đứa trẻ “hoàn toàn Mỹ”.

Nhưng đến 20 tuổi, ông đã quay trở lại cội nguồn và giờ đang quản lý một dự án vốn liên doanh lớn ở Việt Nam.

Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đang được kéo xích lại với nhau bởi thương mại, nhưng vẫn còn những vấn đề chính trị và an ninh rất rõ ràng có liên quan tới Trung Quốc, ông nói.

“Việt Nam … không muốn quá nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc và cùng lúc đó đang cố tạo cân bằng với phía Hoa Kỳ và ngược lại,” ông nói.

Với những gì có trong thương mại, địa-chính trị, quan hệ họ hàng, du lịch và khoảng cách về thế hệ, chiều hướng quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dường như không thể đảo ngược được.

----------------------------------------------

Nguyen Phat, San Jose, USA
Tôi thấy chị Sa, Hanoi, với anh Rong9dau hơi ngớ ngẩn, nào là “Cộng sản hay không, không quan trọng”, nào là “Việt nam hiện nay theo đường lối CS nó gần như là một tất yếu cho một giai đoạn lịch sử, chúng ta không nên nhìn vào đấy như một chướng ngại vật cho sự phát triển -- mọi thứ phải thay đổi từ từ mới bền vững). Song rồi “tại sao những người Việt Nam trên thế giới vốn cùng chung mẹ Âu cơ lại vẫn chưa vứt bỏ thù hận -- để hướng tới tương lai.”

Tại sao chị lại biết là ngưòi VN hải ngoại không hưóng tới tương lai khi bàn cãi về VN? Chắc chị củng biết hãng Sony của Nhật, nhưng chị không biết là ông xếp hãng Sony hiện giờ là một ngưòi Anh, không phải là một ngưòi Nhật. Tại sao lại như vậy? Vì Sony nhận thấy là mình phải thay đổi đễ đáp ứng với thị trường hiện tại. Cách tốt nhất đễ thay đổi là mang một ngưòi ngoài cuộc vào để giữ chức then chốt trong hãng. Người ngoài cuộc có một cái nhìn sáng suốt mà không bị ngò bó như những ngưòi hiện ở trong bộ máy.

Tôi nói những điều như trên để so sánh vì nhất là bây giờ tôi thấy VN rất muốn học hỏi từ bên ngoài. Đảng CS lúc nào cũng lấy người trong nội bộ đảng thì khó có thễ có một ngưòi có một đầu óc khác hẳn để có thể mang những thay đổi lớn cần thiết cho VN.

Thứ hai, thay đổi từ từ chẳng may lợi ích nào hết, chỉ làm cho VN nghèo thêm mấy chục năm nữa. Còn đảng CS hay không là rất quan trọng vì lối suy nghĩ của ngưòi CS làm cho đất nước nghèo, lạc hậu so với những quốc gia khác. Nhất là khi VN vào WTO, VN phải cạnh tranh với những hãng như Sony.

KSVN, USA
Tôi đồng ý với bạn Diên là người Mỹ muốn học VN về cách đánh trận. Nhưng bạn nói chưa đủ vì còn người Nhật và người Đại Hàn nữa,họ qua VN là để học cach "chóng Mỷ cứu nước của ta nừa đó. Tôi đề nghị bạn khi tiếp xúc với người Nam Hàn nên nói với họ điều này "Các anh là nhửng kẻ bán nước làm tay sai cho My, các anh nên vượt biên sang Bắc Hàn và tìm cách giải phóng dân tộc các anh ra khõi sự kềm kẹp của Đế quốc Mỹ " bạn cứ hỏi thử xem họ trả lời thế nào. Hehehe...

Còn bạn Ninh, bạn lấy sử liệu ở đâu nói từ năm 54 tới 59 chính quyền MN giếtcả triệu người vậy? Bạn có bao giờ được coi hình ảnh trao trả tù binh chưa? Bạn có được thấy hình ảnh một tù nhân tại Côn Đảo, hình ảnh của một tù binh ở Hỏa Lò chưa, rồi sau này là hình ảnh của một người tù cải tạo chưa? Nếu thấy thì tôi nghì bạn sẽ thay đổi ý kiến ngay.

Có điều bạn nên nhớ tù nhân tại Côn Đảo được hội Hồng Thập Tự Quốc Tế thăm chứ còn tù cải tạo thì đừng hòng. Tôi hỏi hai bạn nhé : Mô hình xã hội của Nam Hàn và Bắc Hàn các bạn chọn mô hình nào. Nếu chọn mô hình Nam Hàn là các bạn cho rằng làm tay sai cho Mỹ là tốt hơn độc lập như ở Bắc Hàn đó. Còn nếu hai bạn chọn Bắc Hàn thì cũng dễ thôi, bạn có thể đề nghị với chính phủ ta đoạn giao vói Mỹ và đùng vào WTO nữa...Tội nghiệp hai bạn quá....

Sa, Hà Nội
Việt Nam đã thống nhất được hơn 30 năm. Nhưng sao đến nay vẫn chưa thống nhất được lòng người Việt Nam trên toàn thế giới?. Nếu đọc được tất cả các ý kiến phát biểu đối chọi nhau chắc hẳn mẹ Âu Cơ sẽ rất đau lòng, cùng một mẹ sao cứ hoài đá nhau. Tôi nghĩ Việt Nam đã có một quá khứ rất đau thương , đã hơn 30 năm chiến tranh kết thúc, lúc này có lẽ là lúc dân Việt Nam ở trên Thế giới nên quên đi quá khứ mà nghĩ tới tương lai. Tôi nghĩ việc Việt nam hiện nay theo đường lối CS nó gần như là một tất yếu cho một giai đoạn lịch sử, chúng ta không nên nhìn vào đấy như một chướng ngại vật cho sự phát triển, bởi chính quyền CS hiện nay đã khác rồi họ cũng phải thay đổi để hợp với sự phát triển chung tuy rằng với nhiều người thay đổi như thế là còn chưa đủ (nhưng tôi cho rằng mọi thứ phải thay đổi từ từ mới bền vững).

Tôi thấy ngạc nhiện là chính những người Mỹ từng sang Việt Nam tham chiến bị bắt hay bị thương tại Việt nam cũng đã bỏ qua mọi thù hận để hướng tới tương lai, họ làm rất nhiều việc có ích cho người Việt hay việc phát triển quan hệ Việt Mỹ như vận động Mỹ trao PNTR cho Việt Nam thì tại sao những người Việt Nam trên thế giới vốn cùng chung mẹ Âu cơ lại vẫn chưa vứt bỏ thù hận , hằn học để cùng nhau xây dựng Việt Nam hùng cường để con cháu chúng ta sau này được tự hào là dân gốc Việt.

Duy Ngoc, Huế
Ha ha ha! cái anh Thanh Dien này nói ngộ quá nhỉ. Xin chào "con ếch dưới đáy giếng" nhé.

Rong9dau, Sài Gòn
Khi Mĩ thắng phátxít Đức và Nhật, người ta đã dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bây giờ Nhật và Đức xếp thứ hai và thứ ba,và không phải lúc nào cũng đứng về phía Mĩ, chúng ta nghĩ thế nào về người Mĩ đây? có thể nước Mĩ đã có những hành động không hợp lý, nhưng tôi vẫn tin vào ý thức hệ của họ. Hành tinh này rồi sẽ trở thành một Nhà nước liên bang duy nhất. Cần phải có một thủ lĩnh xứng đáng "dẹp loạn 12 sứ quân". Ai đây? Cái gọi là "thế cân bằng chiến lược" đã gây ra hiểm họa tuyệt chủng nhân loại. Cái gọi là "xâm phạm chủ quyền" để lại cho Châu Phi những cuộc thảm sát và nghèo đói. Cái gọi là "vấn đề nội bộ" đã đem đến một ý thức hệ khủng bố cực đoan. Nếu người Mĩ "mặc kệ chúng mày" thì hành tinh này sẽ thế nào? tin vào Nga và Trung Hoa? để cho người Ả Rập và tôn giáo của họ bành trướng?

Chúng ta, những người Việt Nam và có gốc Việt Nam, đã, đang và sẽ vẫn còn nhiều trăn trở nhục nhã. Cộng sản hay không, không quan trọng. Phải có một công thức khoa học nhất và "con người" nhất để phát triển toàn diện. Công thức nào đây? xin hãy mở mắt to ra nhìn. Đức, Nhật, Nga, Ả Rập, Triều Tiên...và Việt Nam. Thấy gì? Theo tôi, khoa học phát triển sẽ làm lu mờ các khái niệm "Độc lập" hay " toàn vẹn lãnh thổ quốc gia" và nhiều khái niệm cục bộ khác. Điều này là chắc chắn. Và nếu chúng ta tin vào một sự "hợp nhất vĩ đại" trên hành tinh này thì hãy cố gắng xây dựng lòng tin, đi tìm và đề cử một vị thủ lĩnh xứng đáng.

Vũ Minh Nho, Hà Nội
Nhìn cục bộ riêng về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước theo tôi chúng ta giành thắng lợi lớn. Nhưng nếu nhìn tổng thể đường lối giành độc lập cho dân tộc thì chúng ta thất bại lớn. Chúng ta đã chọn con đường quá chông gai, nhân dân VN phải chịu quá nhiều đau thương mất mát cả về người và của. Nếu được quay lại quá khứ vào thời điểm 1954 có lẽ không 99% người dân VN, kể cả các ĐV cộng sản sẽ chọn cách khác để giành độc lập dân tộc.

Hoang
Tôi không cần biết chế độ chính trị nào, cứ ai đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân thì là tốt, chính quyền Việt nam cũng chưa hẳn đã tốt đẹp đâu, chiến tranh kết thúc bao nhiêu năm mà dân vẫn khổ, vậy tốt đẹp nỗi gì?

Viet Dong
Hơn 30 năm trước Việt Nam thắng trận hay là Liên Xô , Trung Quốc thắng Mĩ đây? Số phận thật trớ trêu đã gắn kết hai nước Việt Nam - Hoa Kì bằng một cuộc chiến tranh tàn khốc vì hai ý thức hệ đương thời Tư bản và Xã hội chủ nghĩa ! Chiến tranh đã qua rồi , bây giờ nên hợp tác với Mĩ là cần thiết , bởi vì kẻ thù mà Việt Nam cần chiến thắng ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa sai lầm ,sự nghèo nàn, lạc hậu ,hận thù , chế độ độc tài đảng trị, vi phạm nhân quyền ...để Việt Nam trở thành nước phát triển có nền dân chủ thực sự , góp phần vào nền phát triển hoà bình thế giới...

Nguyen Ninh, HCM
Sao bạn Qhuy lại có những suy nghĩ ấu trĩ như vậy nhỉ ? Bạn có nhìn rõ bản chất của cuộc kháng chiến chống Mỹ không? Đó là một cuộc chiến tranh để bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền độc lập tự do của một đất nước. Kẻ nào đã phá hoại hiệp định giơnevơ? kẻ nào đã thảm sát cả triệu người dân miền Nam những năm từ 1955 đến 1959? Ai đã mở ra nhà tù côn đảo “địa ngục trần gian” như quốc tế đã gọi? vậy mà bạn lại bảo người thua trong cuộc chiến đó là nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân Việt nam nói chung. tốt nhất là bạn đừng có bới móc quá khứ mà hãy hướng tới tương lai bạn Qhuy thân mến ạ!

Viet Nhan
Thưa các bạn, chủ trương của chính phủ ta trước sau như một, là muốn làm bạn với tất cả mọi nước trên thế giới, ngay cả trong thời chiến, như HCM đã tuyên bố với nhân dân: Chúng ta muốn hòa bình, chúnh ta đã nhân nhượng, nhưng đế quốc không tha, nên phải đánh. Đế quốc cũng như ta, truớc sau cũng là đế quốc. Cho nên làm bạn với Mỹ cũng phải có hai mặt: Mặt ngoài và mặt trong mới hy vọng chiến thắng với mưu đồ đế quốc cố hữu của chúng đuợc.

Tôi rất tán thành ý kiến bạn Thanh Diên, Mỹ dến VN hiện nay là có ý đồ đen tối gì đây. Một là như bạn Thanh Diên đã trình bày, hai là tìm cách lật đổ chính quyền XHCN. Nhưng các bạn cũng đừng quá lo âu. Mặt trong của chính quyền ta đã quá vững chắc, còn mặt ngoài như các bạn đã thấy Bà Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngọai giao tài tình, đã hành xử rất khéo léo, bà là nhà trí thức ở Miền Nam trước 75 nên Mỹ rất tin tưởng, bà đã thu được nhiều thành quả to lớn trong việc đưa VN vào quy chế thương mại bình thường với Mỹ để từ đó vào WTO. Ngoài ra những vị khác như Nguyễn Thành Trung, đã từng học phi công ở Mỹ, hay Henry Nguyen mà đảng ta đã dùng để làm Mỹ tin tưởng. Truyền thống hai mặt mà đảng ta đã áp dụng cho mọi kẻ thù đã đem lại chiến thắng to lớn trong quá trình lịch sử như các bạn đã thấy và chiến thắng to lớn trong tương lai cũng chắc chắn sẽ đến mà tình hình chính trị vẫn ổn định.

Eric, Sydney, Úc
Ha ha... Qua thu vi khi doc y kien chinh tri cua cac ban. Toi tiep tuc theo doi!

Nguyen Phat, San Jose, Hoa Kỳ
Cái anh Thanh Dien này dại mà không biết là mình dại. Bỡi vậy VN chắc phải đói nghèo dài dài vì mấy có mấy anh Thanh Dien này cứ cho là mình hay vì thắng Mỹ. Mấy nước thua Mỹ như Nhật, Đức, Đại Hàn bây giờ giàu quá trời nhờ tỹ đồng của Mỹ bỏ vô kiến thiếc đất nước trong những trương trình như trương trình Marshall sau khi thắng trận. Những nưóc này trở thành dân chủ. Còn VN thắng trận, trở thành một nước nghèo và lạc hậu nhất thế giới., độc tài đảng trị, vi phạm nhân quyền. Đó là chưa kễ anh em đánh giết nhau làm mấy triệu ngưòi chết, v.v.

Còn Mỹ trở lại VN chẵng phải vì mục đích là tìm hiểu tại sao họ lại thảm bại. VN chỉ là một then chốt nhỏ trong ván cờ Mỹ và Nhật đang chuẫn bị chơi với Trung Quốc. VN có may là nằm trên đường chỡ dầu và hàng hoá từ Trung Đông sang Nhật và hàng Nhật chở đi Châu Âu. Nếu Nhật mà để cho TQ kiềm chế tuyến đưòng này thì Nhật nguy to. Bởi vậy Nhật mới có một chính sách là (TQ + 1). Nhật và Mỹ mới chọn VN bỏ tiền đầu tư vào hy vọng là VN sẽ theo phe mình đối diện với TQ lúc cần thiết. Nhất là trong mấy nước Đông Nam Á, VN là hung hăng nhất, có kinh nghiệm đánh nhau với TQ. Hôm nào mà Trung Đông cạn dầu lửa hay là Nhật kiếm được nguồn dầu khí khác như từ Nga hay Canada và không phải qua vùng biễn Đông, cộng them nếu Nhật có thễ chỡ đồ xuất cảng cuả mình sang Châu Âu dùng biễn Bắc Hải (nhờ vào sự nóng dần của trái đất, trong 10 nắm tới biển Bắc Hải sẽ không còn bị băng đá làm cho Nhật có thễ chỡ hàng đi thẳng qua Châu Âu không cần qua Đông Nam Á, cắt thời gian di chuyễn 15 ngày), thì lúc đó xem coi Nhật và Mỹ có còn xem VN quan trọng ra sao? VN cứ cho mình là hay, nhân công rẻ. Nhưng trên thế giời này thiếu gì nước có nhân công rẻ mà tay nghề lại cao.

Van Duc Muoi, HCM
Nguyễn Thành Trung chỉ là một kẻ cơ hội, được Việt Cộng gài bẫy, để bây giờ thì VC cũng chẳng thèm tin dùng nữa.

Nguyễn Linh, Sài Gòn
Chiến thắng mà đem lại nghèo khổ, mang đậm nỗi nhục man mọi thì có vinh quang gì ? Chiến thắng bằng chiêu bài "độc lập tự do hạnh phúc" mà đang mang căn bệnh hận thù, nằm trong nhà tù tư tưởng, chấy rận nghi ngờ, giòi bọ dối trá sinh sôi nảy nở thế thì hạnh phúc ở đâu ?

XYZ, Hà Nội, Việt Nam
Ông Đặng Tiểu Bình bên Trung Quốc có câu nói, đại ý: Không có kẻ thù vĩnh cửu, không có bạn vĩnh cửu, chỉ có dân tộc là vĩnh cửu! Trải qua 2/3 thế kỷ đời người , tôi thấy câu nói của ông Đặng thật chí lý. Mỹ xưa là thù, nay là bạn. Ông Nguyễn Cao Kỳ xưa lái máy bay bắn gục cột cờ sông bến Hải, hô hào: Lấp sông Bến Hải, Bắc tiến! Nay quay về miền Bắc, bỏ qua hiềm khích hận thù cũ, góp tay xây dựng quê hương, quay về cội nguồn dân tộc. Đúng là chỉ có dân tộc là vĩnh cửu! Việt Nam ta bây giờ chơi với nước Mỹ và với nhiều nước khác nữa trên thế giới không phải vì cái lập trường phe nọ, cánh kia, mà vì quyền lợi dân tộc mình.

Nước Mỹ cũng quay lại chìa tay ra với Việt Nam không phải vì cùng phe cánh, hay vì muốn lôi kéo ''Việt Cộng'' theo mình, mà vì quyền lợi quốc gia mình, yêu cầu của các doanh nhân, các chính khách và mối ngoại giao toàn cầu. Bây giờ người Việt Nam ta, dù ở trong nước, hay ở nước ngoài mà xuất phát từ quyền lợi của gia đình mình, của nhóm xã hội mình..mà bỏ qua lợi ích dân tộc mình thì e rằng đi lạc đường mất rồi!. Xưa tại sao hơn hai triệu người Việt nam ta chết đói hồi 1945?

Tại sao các vị vua nhà Nguyễn đang ngự trên ngai vàng đỉnh cao sang trọng như vua Hàm Nghi, Thành Thái... lại dốc một lòng chống thực dân Pháp? Tại sao có khởi nghĩa của cụ Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật,Đề Thám, Đội Cấn... rồi phong trào Đông Du cua r cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu ? Có phải con đường đi của các vị đó là sai lầm, là dại dột? Rồi sau này cụ Hồ bôn ba tìm đường cứu nước giành độc lập cũng là sai lầm nốt? Sau này ngay thời ông Ngô Đình Diệm, là người do Mỹ đào tạo và dựng lên cũng không hoàn toàn vâng theo ý người Mỹ, muốn có một chính quyền độc lập, nên bị người Mỹ hậu thuẫn lật đổ. Ông Diệm có lòng yêu nước theo kiểu của ông ấy,cụ Hồ nói thế! không phải ông Diệm hoàn toàn là ''tay sai'' như người ta tuyên truyền. Bây giờ Việt Nam ta chơi với nước nào là vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam, không phải vì a dua, phe cánh theo cái kiểu ngày xưa.

Tôi đã học tập hai năm ở châu Âu, làm việc hơn bốn năm ở Châu Phi, ở đâu tôi cũng thấy người ta cac ngợi tấm gương Trung Quốc, Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước... Bây giờ các tổ chức quốc tế như WB, ADB, UNDP, WHO, UNESCO...vì thế sắp tới VN sẽ được gia nhập tổ chức thương mại thế giới... Con tầu Việt Nam đang căng buồm vượt sóng đi tới đích phồn vinh..Bạn bè xa gần trên thế giới thấy điều đó, tại sao ta là người Việt Nam không thấy?

Khi còn đang học tập tại CERDI (Centre d'Etude et des recherches Internationale,Pháp), tôi đã hỏi thầy giáo ba lần câu hỏi: vì sao ca ngợi Việt Nam nhiều thế trong khi ở VN đầy rẫy những chuyện tham nhũng, tiêu cực báo chí đang nêu: Vụ Tamexco, Minh Phụng, dệt Nam Định...( nay thì có nhiều vụ khác ghê gớm hơn). Hai ông thầy đầu tiên không trả lời trực tiếp và nói tránh: xét trên tổng thể , các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Việt Nam là như vậy. Còn các chuyện tiêu cực thì chúng tôi không ở VN nên không thể bình luận.

Đến ông thầy thứ ba mới trả lời câu hỏi của tôi. Ông nói ông từng làm chuyên gia ở Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, Châu Á, nay ở Châu Âu. Chuyện tham nhũng, tiêu cực (corruption) thì ở nước nào cũng có, có khi còn lớn hơn ở VN nhiều lần. Nhưng tham nhũng ở VN nó khác lắm so với ở châu Phi, châu Mỹ La Tinh. Ở VN sự tham nhũng được coi là tiền khu vực công chuyển sang khu vực tư. Khu vực tư nhân rất sôi động. Vì thế tuy tham nhũng đây, nhưng kinh tế VN rất phát triển. Đồng vốn quốc gia vẫn được bảo tồn! Còn ở châu Phi, Mỹ La tinh thì khác. Tiền tham nhũng chuyển sang nhà băng nước ngoài hết. Khu vực kinh tế tư nhân trong nước kém pháp triển. Tổng thể kinh tế kém phát triển là vì đồng vốn trong nước chuyển ra nước ngoài. Tôi làm việc 4-5 năm ở Châu Phi chứng thực điều đó. Tổng thống nào hết làm việc đều chuyển sang châu Âu sinh sống với nhà lầu, nhà tiền trong nhà băng Thuỵ Sỹ...Chính phủ cũng đa đảng, đa nguyên đấy, nhưng chỉ thấy họ nặng về phê phán chỉ trích nhau, nói lý luận đâu đâu. Chuyện nông nghiệp sát sườn của 90% dân nông thôn thì bỏ đấy! Có sống ở Châu Phi rồi mới thấy rõ những thành tựu của Việt Nam đã đạt được hơn 10 năm qua rất đáng tự hào!

Nguyen Quang Nhat, Mỹ Tho
Theo tôi thì đã là người Việt nam chúng ta phải biết yêu thương hòa giải để cùng nhau góp phần xây dựng đất nước. Chúng ta cần ngồi lại với nhau bàn bạc tìm cách phát triển đất nước, đừng để những hận thù chính trị, giai cấp chia rẽ chúng ta, điều đó chỉ có lợi cho ngoại bang chứ không có có lợi cho dân tộc. Bao nhiêu năm chúng ta đem hết sức lực và xương máu của dân tộc để cố gắng thực hiện một học thuyết của ngoại bang, cả dân tộc bị buộc phải thực hiện những điều mà người khác dạy, không được suy nghĩ ngược lại. Người ta dạy bảo lý tưởng cho chúng ta, cung cấp vũ khí cho chúng ta chiến đấu cho đến cùng, rồi tôn xưng chúng ta là anh hùng, là tiền đồn, là người lính tiên phong của CNXH, và chúng ta cảm thấy thật hãnh diện vì đã đánh thắng đế quốc Mỹ, đánh bại chính quyền miền Nam, mặc kệ cho đất nước rơi vào nghèo đói lạc hậu.

Ở những đất nước kêu gọi chúng ta hết lòng chống đế quốc Mỹ thì chính họ lại bắt tay hoà hoãn với Mỹ để phát triển. Ở đất nước mà học thuyết chính trị của họ đã bị đổ vỡ vậy mà chúng ta vẫn lên tiếng bênh vực và hướng dân tộc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính trị của họ. Chúng ta chiến thắng? chiến thắng cái gì, vì điều gì? Đó chỉ là suy nghĩ của kẻ nô lệ, đem xương máu mình phục vụ cho suy nghĩ của người khác mà cứ ngỡ là anh hùng của thời đại. Trên thế giới có các dân tộc đã thất bại nhưng họ đã đứng lên vững chắc. Người Nhật đã thua người Mỹ trong thế chiến thứ hai nhưng dân tộc họ đã học bài học rất lớn, họ bỏ qua tất cả, chịu đựng tất cả để rồi 30 năm sau trở thành cường quốc thứ nhì thế giới. Chỉ khi nào chúng ta biết suy nghĩ và hành động vì quốc gia, dân tộc thì mới thật sự độc lập và tiến bộ được.

Minh Hoang, TPHCM
Anh Qhuy này, tôi thấy chẳng hay ho gì khi anh "nhai lại" mấy lời của những kẻ thù hằn quá khứ, không muốn cho dân tộc này, đất nước này yên ổn sống trong hoà bình, hữu nghị. Anh không có chính kiến của mình. Hỏi anh: ngôi nhà hợp pháp anh đang ở, bỗng dưng vợ anh nghe theo lời của một kẻ thứ ba đòi chia đôi và bắt anh phải nghe theo lời chúng nếu anh không muốn chia ngôi nhà đó. Anh sẽ làm gì để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của mình? Anh có hiểu thế nào là chủ quyền hay chủ quyền quốc gia không? Đất nước Việt Nam này có được hình chữ S như ngày nay anh có biết bao nhiêu đời tổ tiên chúng ta phải hy sinh xương máu để bảo vệ nó hay không?

Nhân dân Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân chiến đấu đánh đuổi bọn xâm lược đất nước để bảo vệ toàn vẹn chữ S thiêng liêng...Thế mà có những kẻ như anh Qhuy đã quay lưng lại với những điều tốt đẹp đó, bám "đuôi" kẻ xấu để phủ nhận? Ngày nay, nhân dân Việt Nam, nhà nước Việt Nam với truyền thống nhân văn của mình luôn mong muốn yên ổn để làm ăn, để phát triển, nên việc mở rộng bang giao với các nước là điều tất yếu đó cũng là quy luật của sự phát triển. Các anh hãy vì đất nước, vì lòng tự hào dân tộc, vì sự phát triển của đất nước... không nên ăn theo, nói leo những kẻ xấu mà làm mất đi bản ngã tính thiện của bản thân. Đừng để cho quỷ sứ lũng đoạn tâm can anh Qhuy à!

Qhuy, Hà Nội, Việt Nam
Anh bạn Thanh Dien thật là lạc quan. Anh bạn cho rằng người Mỹ quay lại Việt Nam là muốn được người Việt Nam dạy thế nào là đánh trận. Thái độ lạc quan của bạn khiến t ôi nghĩ lại phát biểu của Cố Tổng bí thư kính yêu Lê Duẩn sau chiến thắng 75: “ Chiến thắng này là vĩnh viễn, từ nay sẽ không một kẻ thù nào dám chạm đến chúng ta...” Tôi không dám lạm b àn nhiều về cái gọi là chiến thắng. Nhưng cái chiến thắng mà đánh đổi bằng hàng triệu sinh mạng thanh niên Việt Nam cả hai miền Nam Bắc. Đất đai bị tàn phá, cơ sở hạ tầng bị huỷ diệt. Rồi sau khi giành chiến thắng thì đất nước bị nghèo đói, thụt lùi so với thế giới hàng trăm năm. Không biết đây có phải là chiến thắng xứng đáng mà một dân tộc anh hùng trong chiến đấu, dũng cảm trong đấu tranh giành được sau một cuộc trường chinh gian khổ đến vậy? Bạn coi người Mỹ quân xâm lược, khát máu có lẽ vì bạn được xem những gì trên ti vi chiếu về chiến tranh Việt Nam.

Nhưng chắc bạn không biết rằng ở miền Bắc cũng có hàng chục ngàn cố vấn quân sự Trung Quốc và Liên Xô,và thực chất công cuộc giải phóng miền Nam như lâu nay chính quyền hằng rao giảng chỉ là một cuộc nội chiến mà kẻ thất bại chẳng phải là miền Nam mà là cả dân tộc Việt. Bạn lại nhắc việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Thế việc để yên dân sau khi chiến thắng là gì, có phải là đầy đoạ hàng trăm ngàn kẻ thua trận vào các trại cải tạo, hành hạ con cái gia đình họ, không coi họ là con người mà chỉ là những kẻ thù cần tiêu diệt. Nhân nghiã chăng trong khi vợ và con cái họ đâu có cầm súng chống lại miền Bắc.

Việc yên dân có phải là phá huỷ nền kinh tế của miền Nam để miền Nam nghèo giống như miền Bắc. Thực sự tôi muốn hỏi bạn rất nhiều, nhưng tôi e rằng bạn không thể trả lời. Tôi chỉ khuyên bạn nên có được cái nhìn công bằng từ hai phía. Qua giọng văn của bạn tôi thấy thật say sưa với "chiến thắng" mà bạn coi như vậy, nhưng tôi xin bạn hãy bớt say sưa trong chiến thắng đi hãy nhìn xung quanh xem chúng ta đang đứng ở đâu. Từ đó hãy chuyển niềm say sưa của bạn vào làm thế nào để dân tộc Việt có thể đứng dậy, xoá đi mọi nỗi đau, hàn gắn vết thương, sự chia rẽ dân tộc để có một ngày người Việt trên khắp thế giới đều có thể đứng thẳng tự hào nói to rằng: " Tôi là người Việt Nam".

Xuan Son, Hà Nội, Việt Nam
Lâu lắm tôi mới được nghe những kiểu ngôn ngữ thời chiến như thế này. Chắc bạn Thanh Diên còn rất trẻ; hoặc cũng có thể bạn là một người không ưa cộng sản và bạn cố tình phát biểu một cách khiêu khích để mọi người ác cảm với cộng sản. Nhưng cho dù thế nào thì những phát biểu của Thanh Diên cũng khá lạc lõng trong thời điểm hiện nay. Không chỉ những người nước ngoài mà cả chúng tôi- những người Việt trong nước cũng thấy xa lạ với những ý kiến của bạn.

Một ý kiến
Người Việt Nam, cũng như bất kỳ người tốt nào trên thế giới cũng mong muốn hoà bình, sống trong tình hữu nghị thân thiện. Chỉ có kẻ xấu vì những động cơ, tham vọng riêng mới gây chiến tranh, mới mang bom đạn đi giết chóc đồng loại. Người dân Việt Nam là nạn nhân của nhiều cuộc chiến tranh xâm lược suốt chiều dài lịch sử của mình, nên hiện nay tha thiết với cuộc sống hoà bình, muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, muốn khép lại quá khứ đau thương, bỏ qua sự thù hận với các loại kẻ thù cũ và mới để hướng tới tương lai. Rất mong các thế lực thù địch hãy đừng "chọc gậy bánh xe", đừng kích động những phần tử bất mãn, còn cay cú vì thất bại của quá khứ mà phá thối công cuộc xây dựng và phát triển ở Việt Nam. Triết lý "nhân quả", "trời có mắt" đã và sẽ mãi đúng.

Mong rằng Ban biên tập đài BBC (Việt ngữ) hãy thận trọng, khách quan khi viết, khi nói, đừng vì lợi ích cá nhân mà "đâm bị thóc, chọc bị gạo" gây rối loạn cho cuộc sống của đất nước này kẻo mang quả báo vào thân, để lại quả báo cho vợ, con mình. Người ta thường nói "bút máu", "lời nói đọi máu" đấy các anh chị Ban Việt Ngữ ạ! Đây là bài viết hay, khách quan của quý Đài.

Thanh, Sai Gon
Tôi nghĩ để hôm nay bắt tay với Hoa Kỳ thì Việt Nam đã đi trái đường lối mà Cộng sản đã vẽ ra để làm đường lối, ngụy biện cho cuộc chiến đẫm máu mà nhân dân VN đã phải gánh chịu. Trước khi chết ông Hồ Chí Minh còn nói"Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Vậy thế hệ trẻ chúng ta nghĩ gì khi người Mỹ trở lại VN. Lần này có phải đánh nữa không? có phải chúng đến để "cướp nước" nữa không? Các bạn nghĩ sao? Tôi thì nghĩ các bạn hãy cảnh giác CS?

Vu Long, Munich, Đức
Tôi nghĩ là người Việt Nam nên bớt hân hoan xưng ta là đã thắng mỹ, thắng Pháp. Đó là cái nhìn của một con cóc ngồi dưới giếng. Bạn Thanh Dien chắc là mới đẻ sau này nên đã quên bài học Trung Cộng nó dạy cho vào năm 79. Vấn đề quan trọng ở VN là hợp tác làm ăn với tất cả các nước trên thế giới để dân khỏi phải nghèo đói, không phải để con gái đi lấy chồng ngoại quốc qua các môi giới nhục nhã cho đất nước như ngày hôm nay. Và học hỏi làm sao từ các nước để nhân quyền dân chúng được tôn trọng. Nếu dân đã được no ấm, hạnh phúc rồi, con người đối xử nhân đạo với nhau, thì hãy tự hào trước thế giới.

Thanh Dien, HCM
Việt Nam luôn coi tất cả các nước trên thế giới là bạn, không có bất kỳ thù hận nào. Điều này không phải bây giờ mới thể hiện. Trong các bản "Tuyên ngôn" của mình, từ thời Lý Thường Kiệt:" Sông núi nước Nam Vua Nam ở", rồi Nguyễn Trãi: "Cũng như nước Đại Việt ta từ trước; vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia; phong tục bắc nam cũng thế." cho đến Hồ Chí Minh:" Chúng ta muốn hòa bình; chúng ta đã nhân nhượng" ý chí và tinh thần hòa hảo muốn sống trong hòa bình được dân tộc VIệt Nam thể hiện và mong muốn.

Nhưng có thể các Anh bạn nhà ta trên thế giới mà đặc biệt là những Anh hiếu chiến, khát máu như Anh, Mỹ...thì không muốn thế, đây quả thực là "trục ác quỷ", nên họ chuốt lấy thảm nhục ê chề. Và ngày nay họ quay l! ại đây không ngoài mục đích là tìm hiểu tại sao họ lại thảm bại. Chỉ có thể nói rằng "ác quỷ thì không bao giờ chiến thắng" và Việt Nam đã dạy cho họ bài học nhớ đời. Họ muốn hợp tác với Việt Nam hay nhờ Việt Nam dạy cho họ thế nào là đánh trận chăng.

Họ muốn áp dụng nó trên những đất nước khác, với những con người đáng thương khác. Và họ sẽ tiếp tục nhận lấy thất bại khác. Thiết nghĩ học thuyết quân sự của Việt Nam không chỉ Mỹ muốn học mà nhiều nước trên thế giới cũng muốn học. Nhưng người Mỹ sẽ không bao giờ học được chỉ vì một yếu tố cơ bản của học thuyết này. Đó là " Việc nhân nghĩa trước ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" Tôi hy vọng những lời này được gửi tới các ngài nguyênt thủ các nước như một lời khuyên cho họ. Cảm ơn BBC