Cuống tim là gì

Hở van tim còn gọi là suy van là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Khi khởi phát, bệnh có ít hoặc không có triệu chứng, rất khó nhận biết. Ở thể nặng, các triệu chứng rõ rệt hơn, gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch và sức khỏe. Vậy, bệnh hở van tim là gì? Triệu chứng nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa bệnh sớm nhất. 

1. Bệnh hở van tim là gì? 

Hở van tim là bệnh lý ở tim, xảy ra khi các van tim đóng lại không kín dẫn đến dòng máu trào ngược lại trong thời kỳ đóng van. Vì vậy, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp lại khối lượng máu bị thiếu hụt do trào ngược. Tim làm việc “quá tải” là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như phù, rối loạn nhịp tim, suy tim.

Cuống tim là gì

Bệnh hở van tim gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm

2. Bệnh hở van tim gồm mấy loại?

Cấu trúc một quả tim bình thường gồm có bốn van tim: van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi. Cụ thể:

  • Van ba lá ngăn giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải.
  • Van hai lá ngăn giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái. 
  • Van động mạch phổi ngăn giữa tâm thất phải với động mạch phổi. 
  • Van động mạch chủ ngăn giữa tâm thất trái với động mạch chủ. 

Mỗi van tim đều có chức năng khác nhau, chỉ đóng lại khi máu đã thực hiện bơm ra khỏi buồng của tim. 

Bệnh hở van tim gồm có bốn loại: 

  • Bị hở van tim hai lá: máu trào ngược lại buồng nhĩ trái. 
  • Bị hở van tim ba lá: máu trào ngược lại buồng nhĩ phải. 
  • Bị hở van động mạch chủ: máu trào ngược lại tâm thất trái. 
  • Bị hở van động mạch phổi: máu trào ngược về tâm thất phải.

3. Các triệu chứng hở van tim cần ghi nhớ

Bệnh hở van tim ở giai đoạn đầu vẫn đang ở mức độ nhẹ, các triệu chứng thường không rõ ràng. Vì vậy rất khó phát hiện bệnh. Chỉ khi kiểm tra sức khỏe, người bệnh mới biết mình bị hở van tim. Khi các dấu hiệu hở van tim rõ ràng thì bệnh đã tiến triển nặng, cần thăm khám sớm và điều trị kịp thời. 

Dấu hiệu hở van tim:

  • Khó thở, triệu chứng này tăng rõ rệt khi nằm xuống. 
  • Mệt mỏi. 
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực. 
  • Chóng mắt, hoa mặt.
  • Sưng chân, mắt cá chân. 
  • Ho khan, nhất là vào ban đêm. 

Cuống tim là gì

Người bị hở van tim thường xuyên xuất hiện các cơn ho khan, nhất là vào ban đêm

4. Nguyên nhân gây hở van tim

Có 2 nguyên nhân chính gây hở van tim: 

- Bẩm sinh: dị tật bẩm sinh ở tim ngay từ lúc mới sinh ra. 

- Các bệnh lý tim mạch mắc phải:

  • Bệnh lý van tim do hậu khớp, thấp tim. 
  • Bệnh lý van tim do lão hóa: Tuổi già, nhồi máu cơ tim, thiếu máu tim. 
  • Các bệnh lý hiếm gặp: Cơ tim giãn nở, viêm nội tâm mạc, phình động mạch chủ, viêm nội tâm mạc. 
  • Van tim bị hư, các dây chằng và phần cơ giữ van tim bị đứt, bị giãn. 

5. Bệnh hở van tim có chữa được không?

Bệnh hở van tim gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

- Chẩn đoán

Khám lâm sàng:

  • Ống nghe tim: Hở van tim thường tạo ra âm thanh là tiếng thổi do dòng chảy bất thường của máu. 
  • Các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải. 
  • Tiền sử gia đình, bệnh lý. 

Khám cận lâm sàng:

  • Điện tâm đồ.
  • Chụp X-quang ngực.
  • Siêu âm Doppler tim.
  • Thông tim. 

Một số xét nghiệm cận lâm sàng khác: Chụp cộng hưởng từ, chụp CT scanner ngực, xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu, chụp cắt lớp đa dãy…

- Cách điều trị bệnh hở van tim 

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể. 

Hở van tim ở giai đoạn nhẹ:

  • Dùng thuốc: Thuốc lợi tiểu (furosemide, hydroclorothiazide, spironolactone), Digitalis, thuốc làm giảm hậu gánh, thuốc giãn mạch nhóm nitrate, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta giao cảm…
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc phù hợp như ăn uống giảm muối, giảm mỡ, hạn chế bia rượu, thuốc lá và không lao động quá sức để sống hòa bình với bệnh. 

Khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Tránh ngưng sử dụng hoặc sử dụng loại thuốc khác vì có thể ảnh hưởng đến phác đồ điều trị. Nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu khác thường, cần tái khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ sớm. 

Hở van tim nặng: 

Trường hợp van tim bị tổn thương nặng, có nguy cơ suy tim, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị can thiệp:

  • Phẫu thuật sửa van tim: Bác sĩ dựa vào tình trạng hở van tim mà có cách can thiệp như cắt hoặc khâu để các lá van khép kín với nhau. 
  • Phẫu thuật thay van tim: Áp dụng khi phẫu thuật sửa van tim không có hiệu quả. Bác sĩ cắt bỏ van tim và thay thế bằng van tim nhân tạo (van tim cơ học hoặc van tim sinh học).

Cuống tim là gì

Theo dõi tim mạch thường xuyên giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh lý tim mạch sớm nhất

6. Hở van tim có nguy hiểm không?

Để đánh giá hở van tim có nguy hiểm không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại van hở, mức độ hở, kích thước buồng tim, các bệnh lý mắc kèm như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tiểu đường…

Quy ước trên siêu âm tính độ hở của van tim gồm có 4 mức là 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Trường hợp van tim chỉ hở từ 2/4 trở xuống thì chưa phải điều trị mà chỉ cần tái khám định kỳ và theo dõi. Trừ trường hợp hở van tim là biến chứng của bệnh lý khác như nhồi máu cơ tim, thấp tim, thiếu máu cơ tim. 

Van tim bị hở từ 2/4 trở lên cần phải kiểm tra sớm để xác định nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Khi van tim bị hở 3/4 trở lên phải điều trị tích cực, theo dõi sát sao. Nếu bị hở từ 3,5/4 trở lên, người bệnh phải thực hiện phẫu thuật van tim hoặc thay van tim nhân tạo.

Các biến chứng do hở van tim nặng gây ra: 

  • Suy tim.
  • Hình thành cục máu đông.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Tăng áp động mạch phổi.

7. Cách phòng tránh và cải thiện các triệu chứng hở van tim

  • Có lối sống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên tập luyện thể dục. 
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp và điều trị tốt bệnh huyết áp cao. 
  • Không hút thuốc, bia rượu và các chất kích thích, gây nghiện.  
  • Giảm cân nếu béo phì. 
  • Cân bằng giữa cuộc sống và công việc để loại bỏ căng thẳng. 
  • Tránh lo nghĩ quá nhiều vì có thể ảnh hưởng tới bệnh.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn hằng ngày. Tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nhiều đường, giàu chất béo. 
  • Giảm muối trong chế độ ăn uống mỗi ngày để tránh tim làm việc quá sức và giảm hiện tượng tăng huyết áp. 

Bệnh hở van tim khó chữa khỏi nhưng người bệnh có thể giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm nếu điều trị đúng cách. Ngoài ra, cần chủ động tầm soát tim mạch định kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần để phát hiện bệnh sớm, theo dõi tình trạng bệnh và có biện pháp dự phòng phù hợp.

Để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA TIM MẠCH với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa. Đăng ký TẠI ĐÂY 

Cuống tim là gì

CarePlus là địa chỉ tầm soát tim mạch mà bạn có thể lựa chọn khi muốn kiểm tra sức khỏe trái tim

Hệ thống phòng khám Quốc tế CarePlus là một trong những địa chỉ tầm soát tim mạch đáng tin cậy tại TP.HCM. Chuyên khoa Tim của CarePlus có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch như bệnh tim bẩm sinh trong bào thai, tầm soát bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim…

CarePlus trang bị những thiết bị thế hệ mới, hiện đại giúp chẩn đoán chính xác và sớm nhất các dấu hiệu bệnh lý tim mạch như Holter ECG Bittium Faros, Điện tâm đồ gắng sức, Siêu âm tim Doppler màu… Hiện nay, CarePlus cung cấp các gói tầm soát tim mạch như:

>  Holter ECG 24h (1 ngày)

>  Holter ECG 72h (3 ngày)

>  Holter ECG 7 ngày

>  Tầm Soát Tim Mạch Tiêu Chuẩn

> Tầm Soát Tim Mạch Chuyên Sâu

> Tầm Soát Bệnh Loạn Nhịp Tim 

Để được tư vấn về chi tiết gói khám tim mạch cũng như cách đặt lịch hẹn, khách hàng vui lòng liên hệ:

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Viêm cơ tim là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Viêm cơ tim cấp gây suy giảm chức năng co bóp của cơ tim một cách nhanh chóng và hậu quả là bệnh nhân phải nhập viện với những biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, suy tim cấp hoặc thậm chí là tử vong. Những phương pháp điều trị viêm cơ tim cấp hiện nay đều chưa thực sự hiệu quả và đôi khi bệnh nhân phải cần đến thiết bị hỗ trợ cơ tim cơ học hoặc ghép tim. Bệnh nhân có thể mắc viêm cơ tim do nhiễm virut Covid-19 hoặc do hậu quả của quá trình tiêm phòng bằng vắc xin.


Cuống tim là gì

Vắc xin nào gây viêm cơ tim cấp?

Ngày 25 tháng 6  năm 2021, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra cảnh báo về một tác dụng phụ của hai loại vắc xin được tiêm nhiều nhất tại Hoa Kỳ của hãng Pfizer/BioNTech và Moderna là viêm cơ tim cấp. Điều đặc biệt là cả hai loại vắc xin này đều được bào chế dựa trên cùng một công nghệ mRNA nên có nhiều câu hỏi đặt ra là có phải chỉ có hai loại vắc xin gây viêm cơ tim cấp hay những vắc xin được bào chế theo công nghệ khác cũng có nguy cơ gây viêm cơ tim cấp?

Israel là quốc gia đầu tiên phát hiện ra mối liên hệ giữa vắc xin (của Pfizer/BioNTech và Moderna dựa trên công nghệ mRNA) và bệnh viêm cơ tim. Bộ Y tế Israel cho biết đã ghi nhận 148 trường hợp viêm cơ tim sau khi tiêm vắc xin COVID-19 mARN trong 30 ngày qua.Tại Hoa Kỳ, trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 khi mới bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19, chỉ ghi nhận 148 trường hợp bị viêm cơ tim sau tiêm. Nhưng trong thời điểm các bang mở rộng chiến dịch tiêm vắc xin cho toàn bộ người dân từ tháng 4 năm 2021 đến nay, hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vắc xin (VAERS) đã ghi nhận đến 1226 trường hợp viêm cơ tim/viêm màng ngoài tim cấp sau tiêm được báo cáo trên tổng số 318 triệu liều vắc xin đã được tiêm, tức tỉ lệ 3.8/1.000.000 dân. Tác dụng phụ này của các vắc xin dựa trên công nghệ DNA hoặc virut bất hoạt chưa được ghi nhận trên các y văn thế giới.

Cuống tim là gì

Hình ảnh minh họa viêm cơ tim

Ai có nguy cơ mắc viêm cơ tim cao hơn?

Mặc dù mô hình thống kê được xây dựng dựa trên các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin mARN đã dự báo tỉ lệ bị viêm cơ tim, nhưng dữ liệu của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy tỉ lệ viêm cơ tim sau tiêm cao hơn đến 3-4 lần ở nhóm người trẻ tuổi. Độ tuổi trung bình của nhóm người bị viêm cơ tim sau tiêm vắc xin từ 12-50 tuổi, đa số các ca bệnh tập trung trong độ tuổi từ 16-28 tuổi. Trong tổng số 484 ca bệnh nhỏ hơn 30 tuổi được ghi nhận, có 323 ca được xác chẩn viêm cơ tim/ viêm màng ngoài tim hoặc cả hai, 309 ca nhập viện. Đến ngày 11 tháng 6 năm 2021, có 295 ca được ra viện, 9 ca tiếp tục theo dõi tại bệnh viện, bao gồm 2 ca tại khoa hồi sức cấp cứu.

Viêm cơ tim xuất hiện sau mũi tiêm nào?

Đa số các ca bệnh được ghi nhận sau khi tiêm mũi vắc xin thứ 2, trong đó 80 ca được ghi nhận có triệu chứng ngay trong ngày tiêm vắc xin, khoảng 540 ca ghi nhận triệu chứng trong 4 ngày đầu sau tiêm vắc xin. Tỉ lệ nam lớn hơn nữ, với 66% ở mũi thứ 1 và 80% ở mũi thứ 2. Tỉ lệ mắc viêm cơ tim ở mũi thứ 2 cao hơn bởi vì khi đó hệ miễn dịch đã ghi nhớ kháng nguyên virus từ mũi tiêm đầu tiên. Khi tiêm nhắc lại mũi thứ 2, tế bào lympho T trực tiếp tiêu diệt tế bào có mARN từ vắc xin, gây ra phản ứng viêm rất mạnh mẽ.

Hiện tại vẫn chưa có báo cáo chính thức nào về nguyên nhân của viêm cơ tim sau tiêm phòng vắc xin COVID-19 mRNA. Hiện nay chỉ có duy nhất nghiên cứu của Israel về mối liên quan giữa bệnh viêm cơ tim và vắc xin COVID-19 trên 500 bệnh nhân, dự kiến đến tháng 4/2022 sẽ công bố kết quả chính thức. Người trẻ tuổi có hệ miễn dịch rất khoẻ, chính vì thế sau khi tiêm phòng vắc xin, hệ miễn dịch tiết ra rất nhiều yếu tố miễn dịch và kháng viêm, các yếu tố trên giải phóng vào máu, đi đến tim, gây phù nề và viêm cơ tim. Giới nam dễ bị viêm cơ tim hơn bởi vì nam giới có nồng độ hormone testosterone trong máu cao hơn, hormone này có tác dụng làm tăng cường quá trình viêm và xơ hoá.

Biểu hiện của viêm cơ tim cấp sau tiêm vắc xin

Các triệu chứng được ghi nhận bao gồm: đau ngực, khó thở,  hồi hộp trống ngực. Một số xét nghiệm bất thường như rối loạn nhịp, đoạn ST-T ghi nhận trên điện tim đồ và men tim tăng biểu hiện của quá trình hoại tử cơ tim. Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng trên đều điển hình của bệnh viêm cơ tim.

Những ai không nên tiêm vắc xin này?

Đây là một câu hỏi khó trả lời. Bản thân Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng không đưa ra khuyến cáo cụ thể vì họ cho rằng tác dụng phụ này là không đáng kể so với số người dân được viêm vắc xin và phần lớn các bệnh nhân đều có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình mà không cần điều trị gì. Chỉ còn những người trong tiền sử đã có viêm cơ tim hoặc suy tim do viêm cơ tim thì có vẻ như không nên tiêm vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna vì nguy cơ viêm cơ tim tái phát có thể tăng cao.

Chúng ta có nên lo lắng về biến chứng viêm cơ tim này không?

Hiện nay chưa ghi nhận tác dụng phụ viêm cơ tim của các vắc xin khác ngoại trừ các vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna. Việt Nam vẫn sử dụng chủ yếu là vắc xin của AstraZeneca dựa trên công nghệ vector nên chưa ghi nhân các trường hợp biến chứng viêm cơ tim. Tuy nhiên, tới đây khi vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna được nhập về với số lượng lớn và được tiêm đại trà thì những hiểu biết của chúng ta sẽ trở nên cần thiết để có thể cảnh báo và xử lý hiêu quả trong tư thế chủ động.

Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Văn Chiến

Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108