Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào

Hướng tới phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững

Show

(ĐCSVN) - Những năm gần đây, với vai trò chủ trì của Bộ KH&CN và sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đã cơ bản được hình thành. Các chủ thể trong hệ sinh thái đã tham gia một cách đầy đủ, toàn diện với hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có 196 khu làm việc chung, 69 vườn ươm doanh nghiệp, 28 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, 108 quỹ đầu tư mạo hiểm.

Để hiểu rõ hơn một số vấn đề liên quan, phóng viên có cuộc trao đổi với TS. Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).

Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào
Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào
Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào
Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào
Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào

TS. Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN,

Bộ KH&CN

Phóng viên (PV): Đồng chí đánh giá như thế nào về Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST)tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh năm 2020 với những ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19?

TS. Phạm Hồng Quất: Có thể nói đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi rất mạnh mẽ và ảnh hưởng lớn đến Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Rất nhiều các bạn trẻ có mô hình kinh doanh đang phát triển nhưng sau đó cũng bị đứt gãy và không phát triển được. Tác động, ảnh hưởng bởi môi trường, nhà đầu tư, nguồn cung, các đối tác,… đó là điều rất rõ nét. Vì bối cảnh mới như vậy, các bạn trẻ buộc phải tìm cho mình những giải pháp mới, những mô hình đột phá để duy trì và phát triển.

Thị trường vốn kém hơn thì buộc phải thay đổi chiến lược đầu tư, tìm giải pháp ngắn hạn để nuôi dài hạn. Các nhà đầu tư cũng nhìn vào những giải pháp nào có thể ứng phó, ứng dụng được ngay khắc phục đại dịch sẽ rất thiết thực. Vì thế, hầu như các dự án năm nay đều xoay quanh vấn đề giải quyết thách thức đặt ra từ đại dịch, từ giáo dục đào tạo, y tế, nông nghiệp, cung ứng, logictic,… đều xoay quanh giải quyết các bài toán đó.

Thực ra, dịch COVID-19 xét về phương diện nào đó lại là cơ hội tốt để các bạn trẻ cạnh tranh trong phạm vi quốc tế. Nhiều startup Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư đánh giá cao. Vì vậy, Techfest năm nay vẫn thu hút được khá nhiều nhà đầu tư quốc tế quan tâm. Rất nhiều đại diện của các quỹ vẫn có mặt tại Việt Nam trong suốt mùa COVID, nên họ rất hiểu các startup của Việt Nam. Nhiều diễn giả quốc tế, chuyên gia đã đánh giá cao tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam, vượt qua khó khăn, thách thức của đại dịch và vẫn vươn mình đứng dậy. Rất nhiều bạn thất bại và rất nhiều bạn lại tiếp tục đứng dậy và thành công.

Có thể nói, trong bối cảnh năm 2020, việc tổ chức Techfest là một nỗ lực, thành công rất lớn của cả Hệ sinh thái. Nhiều quốc gia năm nay không tổ chức được sự kiện như vậy. Vì vậy, đây cũng là điểm khá đặc thù mang dấu ấn rất tốt với hệ sinh thái chung trong khu vực cũng như quốc tế.

PV:Vấn đề phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST bền vững đã và đang được triển khai nhiều năm qua. Đến nay, các mục tiêu đã được triển khai thế nào, thưa đồng chí?

TS. Phạm Hồng Quất:Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST chúng ta đặt ra là thúc đẩy thật mạnh các mối liên kết giữa các chủ thể. Đồng thời nâng cao năng lực của các chủ thể. Có 3 nhóm chủ thể chính: Một là các sáng lập viên, các startup. Hai là những người hỗ trợ, cố vấn, huấn luyện viên. Ba là các nhà đầu tư, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư khởi nghiệp.

Khi 3 nhóm chủ thể này cùng chung một tầm nhìn, một tâm huyết để xây dựng được những mô hình kinh doanh đột phá, sẽ tạo ra hiệu quả chung của hệ sinh thái. Bên cạnh đó, hệ thống thể chế chính sách cũng rất quan trọng để mở đường cho những mô hình kinh doanh mới. Với cả 3 trụ cột và cả tác động về thể chính sách trong thời gian qua chúng ta đều đạt được những tiến bộ rất đáng ghi nhận, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Do đó, thứ bậc của Việt Nam cũng tăng nhiều bậc và hi vọng được tiếp tục cải thiện trong thời gian tới.

PV: Theo đồng chí, cần có những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMSTtrong thời điểm bình thường mới hoặc giai đoạn mới?

TS. Phạm Hồng Quất:Là cơ quan được giao tập hợp các phản ánh/phản hồi từ các chủ thể, tham mưu, xây dựng chính sách về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, trong giai đoạn tới cần cải thiện một số thể chế liên quan đến những cơ chế đặc thù dành cho ứng dụng những mô hình kinh tế mới, những công nghệ mới trong các lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực tiềm năng nhưng đầy thách thức như công nghệ về tài chính, thương mại điện tử, chuyển đổi số trong các lĩnh vực.

Thứ hai, cần có những chính sách để khuyến khích hơn nữa các nhà đầu tư cá nhân và đầu tư xã hội, đầu tư cộng đồng cho các bạn khởi nghiệp, để các bạn có thêm nguồn lực.

Thứ ba, rất quan trọng là cần có chính sách để hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo, tạo nguồn trí tuệ trẻ, có tư duy mới và có kỹ năng để cung cấp cho hệ sinh thái những nguồn lực có lợi thế của Việt Nam về khởi nghiệp ĐMST trong giai đoạn tới.

Bên cạnh đó, để có thể phát triển hệ sinh thái này một cách bền vững, chúng tôi vẫn rất mong muốn hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Việt Nam hội nhập sâu với khu vực và quốc tế hơn nữa. Chúng ta đã có những nỗ lực, có những tiến bộ và đã ghi tên được trên bản đồ hệ sinh thái của quốc tế. Tuy nhiên, năng lực nội tại của các Dự án, các sáng lập viên cần tích cực hơn nữa. Chúng ta cần mạnh dạn bước ra sân chơi toàn cầu nhiều hơn nữa để phát triển thị trường, gọi vốn, kết nối được mạng lưới khởi nghiệp quốc gia, mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu, đặc biệt các bạn trẻ Việt Nam đang học tập, làm việc ở nước ngoài sẽ là cầu nối rất quan trọng để chúng ta nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Với 40 hoạt động trải dài trong suốt 03 ngày diễn ra (27 – 29/11), TECHFEST 2020 đã thu hút trên 6.500 lượt người tham dự; đặc biệt các sự kiện đều được phát trực tuyến với tổng hơn 35.000 lượt xem; gần 300 doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đã tham gia triển lãm, trưng bày, trong đó có nhiều sản phẩm, ý tưởng sáng tạo của học sinh, sinh viên các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trong Hệ thống Giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, hoạt động kết nối đầu tư, một trong những nội dung quan trọng đã diễn ra liên tục trong suốt sự kiện, thu hút sự quan tâm tham gia của rất nhiều các nhà đầu tư và các doanh nghiệp khởi nghiệp với số phiên kết nối là trên 120 cuộc với tổng số tiền quan tâm đầu tư khoảng 14 triệu USD.

Linh Chi ghi

Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng

(ĐCSVN) – Cộng đồng startup ở Việt Nam hiện đang tăng cường kết nối với nhau thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ. Trong thời gian gần đây, cộng đồng này ngày càng phát triển mạnh mẽ minh chứng cho hệ sinh thái khởi nghiệp của nước ta tăng trưởng ấn tượng.

Theo Báo cáo thường niên về tình hình đầu tư khởi nghiệp năm 2018 của Topica Founder Institute (TFI), trong năm 2018, các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã nhận được 889 triệu USD đầu tư trong 92 thương vụ từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Riêng đối với đầu tư vào khởi nghiệp giai đoạn đầu, Báo cáo của KrAsia, Bain&Co cho thấy, Việt Nam đã thu hút khoảng 150 triệu USD đầu tư trong năm 2018, gấp đôi của năm 2017.

Dự kiến trong các năm tới, các startup giai đoạn đầu của Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút những khoản đầu tư lớn với ước tính của các năm 2019, 2020 và 2021 lần lượt là 205 triệu USD, 320 triệu USD và 440 triệu USD. Như vậy có thể thấy, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam trong những năm vừa qua đã tăng trưởng hết sức ấn tượng cả về số lượng và chất lượng. Nếu năm 2012, Việt Nam có khoảng 400 startup, thì năm 2015 đã tăng hơn 4 lần, đạt 1.800 startup; trong hai năm 2017-2018 đã phát triển mạnh mẽ với con số hiện có khoảng 3.000 startup.

Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào

Ký kết Bản ghi nhớ hợp tác để phát triển start-up và các tổ chức trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. (Ảnh: MPI)

Năm 2018, nhiều tập đoàn lớn tăng cường đầu tư cho hệ sinh thái khởi nghiệp như: Tập đoàn VinaCapital đã thành lập Quỹ Đầu tư Vinacapital Ventures (100 triệu USD). Vingroup thành lập Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ có mức đầu tư 2.000 tỷ đồng, Quỹ Đầu tư mạo hiểm có mức 300 triệu USD để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo đột phá về công nghệ… Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn còn tương đối non trẻ và chưa kết nối chặt chẽ với nhau. Các yếu tố tạo nên sự thành công của startup bao gồm hạ tầng, thể chế chính sách, tài chính, nguồn vốn đầu tư, thị trường và văn hóa vẫn còn tiếp tục được hoàn thiện từng bước. Mặc dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bắt đầu thu hút sự quan tâm lớn của các quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới và trong khu vực.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò cơ quan chủ trì tham mưu cho Chính phủ các chính sách về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nguồn lực cho phát triển, nhận thấy sự cần thiết và ý nghĩa của việc tạo dựng một diễn đàn để gặp gỡ, đối thoại và kết nối giữa Chính phủ Việt Nam và các quỹ đầu tư quốc tế nhằm phát triển tiếp tục hệ sinh thái khởi nghiệp hiện nay.

Bên cạnh những nỗ lực đối thoại với cộng đồng khởi nghiệp thời gian qua, Chính phủ cần có chủ trương và chiến lược cụ thể nhằm tiếp cận một cách chủ động với các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường Việt Nam để hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam 2019 (Vietnam Venture Summit 2019) được tổ chức tại Hà Nội ngày 10/6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong thời gian gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu cho thấy đổi mới sáng tạo đã có những bước tiến đáng kể, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Với nguồn nhân lực công nghệ dồi dào, thị trường năng động, nhiều tiềm năng, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Nhiều công ty khởi nghiệp có mức độ công nghệ và đổi mới sáng tạo cao, không lặp lại các mô hình và ý tưởng kinh doanh đã được triển khai ở các quốc gia khác. Nhiều công ty khởi nghiệp Việt Nam đang vươn ra khu vực và thế giới, nhận được đầu tư của nhiều dòng vốn quốc tế. Điển hình như ABIVIN đã trở thành nhà vô địch của cuộc thi World Cup Start-up năm 2019 với giải thưởng trị giá 1 triệu USD. Mặc dù vậy, đổi mới sáng tạo gắn với tăng trưởng và phát triển của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều dư địa chưa được khai thác, tận dụng để phát triển.

Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào

Khát vọng đưa Việt Nam thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo

(Ảnh: khoinghiep.org.vn)

Để thực hiện được mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và thực hiện nhiều chính sách nhằm hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đổi mới sáng tạo phát triển. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và kết nối các nhân tài Việt Nam thông qua Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam, qua đó, đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo trong nước.

Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp, công cụ hỗ trợ phục vụ phát triển Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam, trong đó, kiến nghị 03 chương trình hành động chính, gồm: Tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cho nền kinh tế đổi mới sáng tạo, hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và khơi thông nguồn vốn cho các hoạt động đổi mới sáng tạo.

Cũng tại Diễn đàn trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng đánh giá cao nỗ lực, sáng kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, tổ chức liên quan đã cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn, mang lại những bước phát triển mới cho cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo.

Chia sẻ về vấn đề được nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm quan tâm liên quan đến môi trường đầu tư tại Việt Nam, Phó Thủ tướng cho rằng, Việt Nam có nền chính trị ổn định tạo nên nền hoà bình và thịnh vượng, với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 cao nhất kể từ năm 2008 và thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới. Việt Nam không ngừng đổi mới, sáng tạo để tạo ra cơ hội mới cho tất cả mọi người cùng sản xuất, kinh doanh, phát huy giá trị của mình. Từ các startup đến những doanh nghiệp, nhà đầu tư đều tìm thấy ở Việt Nam cơ hội kinh doanh, cơ hội hoàn thiện bản thân, cống hiến, lập nghiệp và đem lại những điều tốt đẹp cho cộng đồng, dân tộc, rộng hơn là cả thế giới.

Để duy trì được những lợi thế này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, trước hết Việt Nam phải tiếp tục cải thiện thật tốt môi trường kinh doanh, giữa các địa phương với nhau và giữa Việt Nam với các nước. Thứ hai, Việt Nam rất cần những bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển công nghệ thông tin và những ngành kinh tế ứng dụng nhiều công nghệ thông tin. Tương lai của nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các startup chủ yếu dựa trên ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Thứ ba là tiếp tục chú ý tốt hơn đến giáo dục, khoa học - công nghệ, vốn là một trong những điểm thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm, startup công nghệ, bằng những điều kiện đảm bảo rất cụ thể, nhất là các chính sách về kinh tế.

Phó Thủ tướng mong muốn các quỹ đầu tư mạo hiểm thực sự đổi mới, có những thích nghi cần thiết để cùng đồng hành, phát triển sản phẩm với các doanh nghiệp startup. Với cộng đồng doanh nghiệp startup, nhu cầu cuộc sống, công việc chính là những cơ hội, là “mảnh đất” để các start-up dấn thân. Đầu tiên là giải quyết nhu cầu của chính người dân trong nước nhưng mỗi startup không nên giới hạn mình ở trong nước. Phó Thủ tướng mong muốn cộng đồng startup ở Việt Nam tăng cường kết nối với nhau với sự hỗ trợ của Chính phủ. Làm sao để các startup khởi nghiệp ở Việt Nam thuận lợi nhất, không phải tìm cách ra nước ngoài để lập công ty vì những quy định pháp luật không đủ tốt. Bên cạnh đó, các startup rất cần sự hợp tác, “nâng đỡ” của những doanh nghiệp “đàn anh”. Làm được như vậy, cộng đồng khởi nghiệp của Việt Nam nhất định phát triển hiệu quả và bền vững./.

HA.NV

TIN LIÊN QUAN

  • Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến Trung và Nam Trung Bộ
  • Doanh nghiệp kiên cường và sáng tạo vượt qua đại dịch
  • Bình Dương từng bước khôi phục ngành du lịch
  • Thêm 2.000 sinh viên ĐHQG-HCM được tiêm vaccine ngừa COVID-19
  • Bộ Giao thông vận tải cung cấp thông tin về các chuyến bay giải cứu công dân
  • Khai mạc Giải Futsal nữ vô địch quốc gia năm 2022
  • U23 Việt Nam thắng U23 Singapore 7-0 trong trận ra quân

Tổng quan về Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam (Phần 1)

Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào

Tổng quan về Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam (Phần 1)

StartupBlink, trung tâm nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, vừa công bố bảng xếp hạng hệ sinh thái startup các quốc gia 2020. Theo đó, Việt Nam đã tăng liền 13 bậc lên vị trí thứ 59 trên thế giới, hướng tới vị thế trung tâm khởi nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Trong khi đó, tại châu Á – Thái Bình Dương, New Zealand đã giảm 21 bậc về hạng 47, tương tự Indonesia và Thái Lan cũng đánh mất lần lượt 13 và 17 hạng xuống vị trí thứ 54 và 50. Điều này cho thấy, Việt Nam đang thực sự trở thành một ngôi sao sáng. Tính riêng theo từng thành phố, Thủ đô Hà Nội đã lọt vào top 200 thành phố khởi nghiệp trên toàn cầu sau khi nhảy 33 bậc lên hạng 196. Về phía TP.HCM đã ấn định vị trí 225, trong khi năm trước thành phố này thậm chí chưa có tên trong danh sách.

Theo các chuyên gia, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam phát triển mạnh nhờ quy mô của nền kinh tế quốc gia đang ngày một được mở rộng. Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp địa phương thành công và có lợi nhuận ngay trên sân nhà. Tất nhiên, để thực sự trở thành một trung tâm khởi nghiệp có vị thế, Việt Nam sẽ cần tới những chính sách mở trong bối cảnh toàn cầu hóa, cũng những như các startup “hạt giống” có sức cạnh tranh trên thị trường. Mà theo dự báo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Việt Nam sẽ có ít nhất 10 startup “kỳ lân” vào năm 2030.

Hãy cùng eSmart tìm hiểu về Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam thông qua Báo cáo quốc gia về Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Báo cáo được thực hiện năm 2019 bởi Matt van Roosmalen, David Totten, Michael Smiddy, Emerging Markets Consulting (EMC). Báo cáo được thực hiện dưới sự ủy quyền của Quỹ đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) địa phương, là một sáng kiến đầu tư của Bộ Ngoại giao Hà Lan. Báo cáo được kiểm duyệt bởi Dominic Mellor (Asian Development Bank) và Marnix Mulder (Director Market Development of Triple Jump)

A. TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế kéo dài kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thông qua các cải cách Đổi mới vào những năm 1980. Việt Nam hiện là một quốc gia có thu nhập trung bình và là một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhất ở Đông Nam Á. Tỷ lệ người nghèo đói cùng cực đã giảm từ hơn 70% vào đầu những năm 1990 xuống còn khoảng 10% vào năm 2016, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.

Thành công này được đóng góp phần lớn từ hoạt động xuất khẩu mạnh của Việt Nam và thực sự Việt Nam là một trong những quốc gia toàn cầu hóa nhất trong khu vực, với xuất khẩu đóng góp trong tỷ trọng GDP cao nhất trong số các quốc gia đông dân nhất.

Gần đây, sự phát tiển của thị trường trung lưu mới nổi tại Việt Nam đã thu hút được đầu tư đáng kể và đất nước này đã bước vào thời đại công nghệ cao. Các nhóm doanh nhân khởi nghiệp trẻ đang khao khát phá vỡ gần như tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế bằng các công nghệ mới, được thúc đẩy bởi các chương trình truyền hình như là Shark Tank và sự hỗ trợ quan trọng của chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Phân đoạn dữ liệu từ Khảo sát Doanh nghiệp Ngân hàng Thế giới 2015 (WBES) cho thấy 29% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, tăng trưởng thấp hoặc không tăng trưởng; thấp nhất trong số các nước CLMV.

Ngược lại, 25% doanh nghiệp vừa và nhỏ là tăng trưởng cao, với tốc độ tăng trưởng trên 20% mỗi năm, với nhiều người phát triển để sử dụng hơn 20 nhân viên. Các công ty do phụ nữ làm chủ – với tỷ lệ sở hữu lớn hơn 50% là phụ nữ – chiếm khoảng 53% tổng số doanh nghiệp nhỏ và 44% của các doanh nghiệp vừa, cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp do phụ nữ quản lý thấp hơn nữ giới, ngược lại với các quốc gia CTGMekong khác

Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào

Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam cho đến nay là phát triển nhất trong số các quốc gia CTGMekong và là bài học cho các quốc gia khác trong khu vực đang tìm cách xây dựng môi trường công nghệ và vốn dựa trên rủi ro, điều này có thể có lợi cho các bộ phận khác của hệ sinh thái trong khi giảm bớt một số chi phí tài chính và hành chính ràng buộc.

B. VẤN ĐỀ ĐÁNG LƯU Ý CỦA HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM

1. Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ cho một nền kinh tế thúc đẩy đổi mới

Một đặc điểm khiến Việt Nam khác biệt là cam kết của chính phủ với việc hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua đầu tư công và khuyến khích đầu tư tư nhân hơn nữa cho công nghệ và nghiên cứu, phát triển.

Đáng chú ý, Dự án 844 tham vọng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới toàn quốc vào năm 2025, bao gồm các quy định đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho phép nhà nước đầu tư trực tiếp vào khởi nghiệp.

Các cơ quan như Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) – một tổ chức tài chính thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST) – cung cấp các khoản tài trợ và các khoản vay ưu đãi cho Nghiên cứu và phát triển, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Chính phủ Việt Nam cũng đã đầu tư đáng kể vào các khu công nghiệp để tập trung đầu tư sản xuất và hoạt động xuất khẩu.

Tính đến năm 2017, đã có hơn 190 khu công nghiệp tại Việt Nam, trong đó có ba khu công nghệ cao cấp quốc gia: Khu công nghệ cao Hòa Lạc tại Hà Nội, Khu công nghệ cao Sài Gòn và Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Những công viên này cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng và nước thải hiện đại, và các ưu đãi đầu tư bao gồm giảm thuế và tiếp cận hỗ trợ của chính phủ cho nghiên cứu và phát triển.

2. Mặc dù nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, việc tiếp cận nguồn vốn vẫn là thách thức

Mặc dù Việt Nam có khu vực tài chính đa dạng và sôi động nhất trong tất cả các quốc gia CTGMekong, nhưng quốc gia này vẫn còn những lĩnh vực tương đối yếu kém. Sự thống trị của Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng – đặc biệt là thông qua các ngân hàng quốc doanh – hạn chế việc phân bổ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn.

Điều này đặc biệt đúng trong các lĩnh vực phi công nghệ, nơi Quỹ Phát triển DNNVV (SMEDF) cho đến nay đã không giải quyết được khoảng cách tín dụng: trong 1,5 năm qua, họ chỉ thực hiện khoảng một khoản vay mỗi tháng, với quy mô trung bình của 300.000 đô la Mỹ. Bạn bè và gia đình vẫn là nguồn vốn phổ biến cho việc đầu tư khởi nghiệp, trong khi các công ty công nghệ có thể tiếp cận nhiều nguồn tài chính hạt giống hơn từ các Nhóm tăng tốc khởi nghiệp.

Ngoài ra, các quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư tài chính nước ngoài bày tỏ sự quan tâm đáng kể, nhưng số lượng quỹ PE được quản lý trong nước vẫn còn hạn chế. Bởi vì các quỹ do khu vực quản lý có xu hướng tìm kiếm các khoản đầu tư từ 15 triệu đô la Mỹ trở lên, nên nguồn cung của các khoản đầu tư từ 5 đến 15 triệu đô la Mỹ bị hạn chế. Điều này đặc biệt đúng trong các lĩnh vực truyền thống của các công ty không định hướng theo công nghệ, trong đó, để đạt được khoản đầu tư dưới 5 triệu đô la là vô cùng khó khăn Startupcity.vn – cổng thông tin về kết hợp giữa nhà đầu tư và nhà đầu tư – đưa ra bốn mạng lưới thiên thần và câu lạc bộ đầu tư và chín nhà đầu tư cá nhân, trong đó ba cá nhân không có thông tin cá nhân hoặc hồ sơ theo dõi.

Người được phỏng vấn mô tả các mạng lưới thiên thần rất phân mảnh và các cá nhân có giá trị ròng cao (HNWI) vẫn thích các loại tài sản truyền thống như chứng khoán hoặc bất động sản. Từ góc độ của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hiện tại, các tiêu chuẩn quản trị và quản trị doanh nghiệp vẫn còn thấp trong nhiều lĩnh vực.

Trong khi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể háo hức đầu tư, trên thực tế, tỷ lệ những người có thể đầu tư thấp hơn nhiều. Nhiều nguồn vốn, được quản lý bởi cả các nhà quản lý quỹ PE và VC, quan tâm đến các cơ hội thị trường trong nước, hướng đến sự phát triển của tầng lớp trung lưu và giới trẻ và ít quan tâm tới các doanh nghiệp kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế và các ngành thâm dụng vốn.

3. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp rất đa dạng và các chương trình tăng tốc khởi nghiệp cho thấy triển vọng

Việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đang phát triển rất nhanh, với số lượng người tham gia và sự đa dạng của các dịch vụ ngày càng tăng. Các nguồn hỗ trợ cũng rất phong phú, với sự tham gia của chính phủ, các đối tác phát triển và khu vực tư nhân trong nước và quốc tế chiếm khoản đầu tư đáng kể.

Có rất nhiều dịch vụ kết hợp tham gia phục vụ cho các công ty mới khởi nghiệp, chuyên gia tự do và các tập đoàn nhỏ. Lĩnh vực này đã có sự tăng trưởng nhanh chóng được báo cáo là 55% hàng năm trong năm năm qua. Ngành này phục vụ rất nhiều cho các doanh nhân khởi nghiệp dưới 35 tuổi và khởi nghiệp công nghệ, và vẫn tiếp tục mở rộng.

Vài năm trước, thị trường vẫn có những khoảng trống rõ ràng, nhưng trong hai năm qua, các sáng kiến đã được đưa ra để giải quyết những vấn đề này. VMI và WISE đã được đưa ra để cải thiện tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nhân nữ, mặc dù những điều này vẫn đang ở giai đoạn đầu và đòi hỏi quy mô để đạt được sự bền vững.

Chỉ có hai trung tâm tăng tốc khởi nghiệp của khu vực tư nhân – TFI và VIISA – đã hoạt động, tuy nhiên các dịch vụ mới được lên kế hoạch với sự tham gia đáng kể từ các nhà đầu tư và nhà khai thác quốc tế. Các chương trình tăng tốc với mục tiêu rõ ràng và lập trình hiệu quả đang gia tăng với sự hỗ trợ của đầu tư khu vực tư nhân. Tuy nhiên, có khả năng năng lực sẽ vẫn không đủ để đáp ứng nguyện vọng của các doanh nhân công nghệ trẻ. Sự sẵn có của hỗ trợ chính phủ hiện tại vẫn còn khá mờ nhạt đối với các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này, những người thường không biết làm thế nào để truy cập hỗ trợ của chính phủ hoặc về sự tồn tại của nó.

Với bài viết Tổng quan về Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam (Phần 1) chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về Môi trường Start-up tại Việt Nam. Đồng thời bài viết cũng chỉ ra 3 vấn đề trọng yếu của hệ sinh thái bao gồm: Thứ nhất, Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ cho một nền kinh tế thúc đẩy đổi mới. Thứ hai, mặc dù nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, việc tiếp cận nguồn vốn vẫn là thách thức. Thứ ba, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp rất đa dạng và các chương trình tăng tốc khởi nghiệp cho thấy triển vọng. Hãy đón chờ phần 2 của bài viết để cùng phân tích về những cơ hội và thách thức của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam và những khuyến nghị để phát triển hệ sinh thái trong thời gian tới.

Tìm kiếm

  • Kiến Thức Khởi Nghiệp
  • Kiến Thức Quản Lý
  • Kiến Thức Marketing
  • Tư vấn luật doanh nghiệp
  • Các Kỹ Năng Khác
  • Tin tức - Sự kiện

Bài viết gần đây

Tại sao các doanh nhân trẻ ngày càng quan tâm tới Văn phòng ảo Phú Nhuận?

Xem thêm »

Tại sao các doanh nhân trẻ ngày càng quan tâm tới Văn phòng ảo quận 3?

Xem thêm »

Tại sao các doanh nhân trẻ ngày càng quan tâm tới Văn phòng ảo quận 1?

Xem thêm »

Tại sao các doanh nhân trẻ ngày càng quan tâm tới Văn phòng ảo tphcm

Xem thêm »

Giá thuê văn phòng ảo quận phú nhuận, bạn có biết?

Xem thêm »

TỔNG QUAN VỀ HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM (Phần 2)

Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào

Với bài viết Tổng quan về Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam (Phần 1) chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về Môi trường Startup tại Việt Nam. Phần 1 đã chỉ ra 3 vấn đề trọng yếu của hệ sinh thái bao gồm: Thứ nhất, Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ cho một nền kinh tế thúc đẩy đổi mới. Thứ hai, mặc dù nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, việc tiếp cận nguồn vốn vẫn là thách thức. Thứ ba, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp rất đa dạng và các chương trình tăng tốc khởi nghiệp cho thấy triển vọng.

Với phần 2, chúng ta sẽ cùng phân tích về những cơ hội và thách thức của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam và những khuyến nghị để phát triển hệ sinh thái trong thời gian tới.

Theo nhận định của quỹ đầu tư mạo hiểm Singapore Golden Gate Ventures, Việt Nam là 'ngôi sao đang lên' trong lĩnh vực khởi nghiệp tại Đông Nam Á và sẽ trở thành quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba khu vực vào năm 2022.

Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào

Giá trị và số lượng thương vụ trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam giai đoạn 2013-2021

Bên cạnh đó, sự có mặt của các quỹ đầu tư khởi nghiệp giai đoạn đầu tiêu biểu như ITI Fund (itifund.com), 500 Startups Vietnam, Hustle Fund… mang lại nhiều cơ hội hơn, giúp các doanh nghiệp startups hiện thực hóa khát vọng kinh doanh.

Ông Ngô Đình Đạt - Giám đốc điều hành Quỹ ITI có những chia sẻ xoay quanh hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là cơ hội cho các startups và quỹ đầu tư.

* Trong giai đoạn bình thường mới sau đại dịch COVID-19, ông đánh giá ra sao về khả năng hồi phục của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam?

Dù còn tồn tại nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn được nhiều nhà đầu tư đánh giá là thị trường lí tưởng tại Đông Nam Á. Theo báo cáo từ hai quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Singapore gồm Cento Ventures và ESP Capital, Việt Nam đang sở hữu nền kinh tế năng động thứ 3 tại ASEAN, chỉ sau Singapore và Indonesia.

Bên cạnh tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 còn là chất xúc tác mạnh mẽ để các mô hình kinh doanh đột phá xuất hiện. Có thể kể đến sự xuất hiện của MOMO - kì lân startup mới nhất tại Việt Nam trong năm 2021, cùng nhiều dự án gọi vốn thành công khác với số tiền từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD trong lĩnh vực Fintech, Edtech, Game blockchain… hoặc dự án giúp giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến môi trường, năng lượng, tái chế.

* Theo ông, các lĩnh vực nào sẽ trở thành xu hướng khởi nghiệp trong tương lai?

Hiện nay, tại Việt Nam, xu hướng khởi nghiệp nổi bật chủ yếu xoay quanh các dự án kinh doanh giúp giải quyết những vấn đề cộng đồng và liên quan đến phát triển bền vững như sử dụng năng lượng sạch, tái chế, giảm tiêu thụ nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường, tạo việc làm cho người yếu thế...

Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến như Green Power xây dựng hệ thống năng lượng điện mặt trời. Ngoài ra, còn có các dự án giảm thiểu rác thải cho môi trường như sản xuất ống hút cỏ bàng GreenJoy, sợi poly tái chế Fasgreat, dĩa sử dụng một lần từ vỏ chuối,…

Nhiều dự án xây dựng gồm cao ốc văn phòng M-Building tại Quận 7, dự án Anland Complex, dự án Aqua Bay - Ecopark cũng được đánh giá cao nhờ đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE do IFC (World Bank) cấp với những tiêu chuẩn như tiết kiệm năng lượng, sử dụng tài nguyên hiệu quả.

Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào

Sản phẩm Activewear từ sợi poly tái chế Fasgreat

* Như vậy, tiềm năng phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam là rất lớn?

Trong giai đoạn 2016 - 2019, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tăng gấp 8 lần và số lượng thương vụ thành công tăng gấp 4 lần. Sau đại dịch, các lĩnh vực chiếm xu thế sẽ trở thành "đường đua" lí tưởng cho các dự án khởi nghiệp.

Có thể nói, mặc dù gây nhiều ảnh hưởng đáng kể, dịch bệnh cũng không "làm khó" được sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp.

Theo thống kê Nextrans năm 2021, dịch COVID-19 đã khiến số vốn đầu tư giảm 50%. Tuy nhiên, thị trường đã phục hồi nhanh chóng với tổng số vốn đầu tư trong năm 2021 đạt 1,3 tỉ USD với hơn 1.300 thương vụ thành công. Đây cũng là một năm nổi lên của các startups Fintech, Thương mại điện tử, Food & Beverage, Games và Blockchain.

* Ngoài các dự án kinh doanh, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam sẽ là "miền đất hứa" cho các quỹ đầu tư trong tương lai?

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang là điểm đến thu hút đối với nhiều nhà đầu tư, trong đó có ITI Fund (viết tắt của Increase - Together - Innovation FUND).

Đây là quỹ đầu tư khởi nghiệp được sáng lập bởi 4M Group, với mong muốn được đồng hành cùng các dự án khởi nghiệp tiềm năng, tiếp sức những ý tưởng mang lại ý nghĩa cho cộng đồng và xã hội, chung tay xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đa dạng, bền vững. Hiện nay quỹ đang đầu tư từ $100.000 mỗi dự án khởi nghiệp ở giai đoạn đầu tại Việt Nam vào các lĩnh vực chiếm xu thế gồm Chuyển đổi số, Nông nghiệp công nghệ cao, Giáo dục, Chăm sóc sức khỏe…

Bên cạnh tài chính, quỹ cũng đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tư vấn triển khai chiến lược, đem đến các lợi ích gián tiếp như kiến thức, quản trị, kinh nghiệm, mạng lưới quan hệ… Các founder của ITI Fund sở hữu hơn 50 năm kinh nghiệm và vận hành doanh nghiệp qui mô hơn 500 nhân viên, hơn 10.000 nhân công với mạng lưới quan hệ toàn cầu gồm 10 văn phòng đại diện trên khắp thế giới.

Đặc tính của hệ sinh thái khởi nghiệp trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào

Ban lãnh đạo ITI Fund (từ trái qua): Ông Lê Thúc Hoài - Managing Partner; Ông Ngô Đình Đạt - Managing Director; Ông Nguyễn Hữu Thành - Senior Finance Advisor; Bà Nguyễn Thị Tịnh Tâm - Chief Legal Officer

Ngoài ra, ITI Fund cũng có đội ngũ tư vấn pháp lí với 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, đội ngũ tư vấn tài chính với các chuyên gia hơn 15 năm kinh nghiệm.

Cùng với phương châm "Start-up Together" - luôn đồng hành cùng các startups, những nền tảng vững chắc của ITI Fund là chất xúc tác để chắp cánh cho các dự án khởi nghiệp tiềm năng, giúp các tên tuổi mới này ghi dấu ấn trên thị trường.

Link Quỹ đã được công bố https://business.gov.vn/cms/tin-tuc-su-kien/chi-tiet/709/thong-bao-ve-viec-thanh-lap-quy-dau-tu-khoi-nghiep-sang-tao-iti