Đại tướng quân đội nhân dân việt nam là ai

Đại tướng quân đội nhân dân việt nam là ai
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên thượng tướng đối với đồng chí Ngô Minh Tiến và đồng chí Lương Đình Hồng. Ảnh: VPCTN

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng các đồng chí Ngô Minh Tiến và Lương Đình Hồng được Chủ tịch nước quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó đồng chí Ngô Minh Tiến được thăng quân hàm trước niên hạn.

Đại tướng quân đội nhân dân việt nam là ai
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: VPCTN

Chủ tịch nướcđánh giá, cả hai đồng chí được thăng quân hàm đều là những cán bộ ưu tú của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta, được đào tạo cơ bản, được rèn luyện, thử thách qua nhiều cương vị lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân đội; có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí Ngô Minh Tiến đã tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc tại mặt trận Vị Xuyên năm 1986-1987; trưởng thành từ thực tiễn, cơ sở; có năng lực, kinh nghiệm quản lý, chỉ huy đơn vị; đã được giao đảm nhiệm nhiều cương vị chủ chốt và trên các cương vị công tác đều hoàn thành tốt mọi chức trách, nhiệm vụ được giao. Đồng chí Lương Đình Hồng đã tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc tại Lạng Sơn từ năm 1985-1988; có kiến thức, năng lực và nhiều kinh nghiệm về công tác đảng, công tác chính trị, trưởng thành từ cơ sở; đã được giao đảm nhiệm nhiều cương vị chủ chốt và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Đại tướng quân đội nhân dân việt nam là ai
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu. Ảnh: VPCTN

Chủ tịch nước khẳng định việc quyết địnhthăng quân hàmThượng tướng cho các đồng chí Ngô Minh Tiến và Lương Đình Hồng thể hiện sự quan tâm, tin tưởng sâu sắc của Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đối với hai đồng chí; khẳng định sự đoàn kết, thống nhất cao của tập thể Quân ủy Trung ương và lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Chủ tịch nước tin tưởng và mong muốn Thượng tướng Ngô Minh Tiến và Thượng tướng Lương Đình Hồng tiếp tục giữ vững và nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng; đề cao ý thức, trách nhiệm trong rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên, của người cán bộ cấp tướng trong Quân đội, làm gương cho đơn vị và toàn quân, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”, xứng đáng với sự chiến đấu, hy sinh vô cùng to lớn và những chiến công oanh liệt của biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào cả nước trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đồng thời, gương mẫu trong thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật của Quân đội; khiêm tốn, giản dị, sâu sát, gần gũi với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.

Đại tướng quân đội nhân dân việt nam là ai
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu. Ảnh: VPCTN

Trong thời gian tới, Chủ tịch nước đề nghị Thượng tướng Ngô Minh Tiến luôn nắm chắc tình hình, cùng với tập thể Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu xây dựng Bộ Tổng Tham mưu vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới, phát huy truyền thống vẻ vang “Trung thành, mưu lược, tận tụy, sáng tạo, đoàn kết, hiệp đồng, quyết chiến, quyết thắng”; thực hiện tốt chức năng là cơ quan chỉ huy, điều hành Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quốc phòng; đồng thời làm tốt công tác tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch nước cũng đề nghị Thượng tướng Lương Đình Hồng tiếp tục tích cực học tập, chủ động nghiên cứu, cùng tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Quốc phòng xây dựng Học viện xứng đáng là Trung tâm huấn luyện và đào tạo sĩ quan cao cấp, cán bộ khoa học nghệ thuật quân sự đầu ngành của Quân đội ta. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo cán bộ cấp chiến lược, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội thực sự “vừa hồng, vừa chuyên”; bám sát tình hình và các vấn đề thực tiễn đặt ra để đổi mới công tác nghiên cứu khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự; nâng cao chất lượng nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng cán bộ của Đảng, Nhà nước, Quân đội và quốc tế đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định thăng quân hàm Thượng tướng cho hai Thứ trưởng Công an

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam là cấp quân hàm sĩ quan quân đội cao cấp nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng. Theo quy định hiện hành, theo Điều 88 Hiến pháp Việt Nam 2013, quân hàm Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam do Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia quyết định phong cấp. Quân hàm Đại tướng thường được phong cho các sĩ quan cấp cao nắm giữ các chức vụ: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ngoại lệ là (Đại tướng Hoàng Văn Thái được phong năm 1980 khi đang là Thứ trưởng kiêm Phó Tổng Tham Mưu trưởng thứ nhất dù ông là TTMT đầu tiên từ 1945-1954 và quyền TMTT 1 thời gian ngắn 1954 và năm 1974) Và Lê Đức Anh năm 1984 khi đang là Thứ trưởng kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

Tính đến ngày 5 tháng 10 năm 2015, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có 14 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng. Có 2 quân nhân được đặc cách phong quân hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là Võ Nguyên Giáp (1948) và Nguyễn Chí Thanh (1959). Hiện tại (tháng 4 năm 2017), có 2 Đại tướng giữ quân hàm hiện đang công tác là Ngô Xuân Lịch, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng, Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách quốc phòng - an ninh

Theo sắc lệnh số 33 ngày 22 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, cấp bậc Đại tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam được quy định lần đầu tiên với cấp hiệu cầu vai 3 sao vàng trên nền đỏ. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa có quân nhân được phong quân hàm này. Mãi đến ngày 20 tháng 1 năm 1948, Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên được phong quân hàm này.

Cấp bậc Đại tướng một lần nữa được quy định lại với Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1958. Và Nghị định 307-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1958 cũng quy định quân hàm Đại tướng mang 4 ngôi sao vàng trên cấp hiệu. Và ngày 31 tháng 8 năm 1959 Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh là người thứ 2 được thụ phong quân hàm Đại tướng.

Cấp hiệu này ổn định từ đó cho đến nay.

Danh sách các Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam

Những chi tiết đáng chú ý

Có 8 người gốc miền Bắc (Văn Tiến Dũng - Hà Nội, Hoàng Văn Thái - Thái Bình, Lê Trọng Tấn - Hà Nội (Hà Tây cũ), Nguyễn Quyết - Hưng Yên, Phạm Văn Trà - Bắc Ninh, Phùng Quang Thanh - (Hà Nội), Đỗ Bá Tỵ - Hà Nội (Hà Tây cũ), Ngô Xuân Lịch - Hà Nam); 5 người gốc miền Trung (Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình, Nguyễn Chí Thanh - Thừa Thiên Huế, Chu Huy Mân - Nghệ An, Lê Đức Anh - Thừa Thiên Huế, Đoàn Khuê - Quảng Trị). Chỉ duy nhất có 1 người gốc miền Nam (Lê Văn Dũng - Bến Tre).

Hà Nội là địa phương xuất thân nhiều đại tướng nhất (4 người). Kế đó là Thừa Thiên Huế (2 người). Các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Bến Tre, mỗi tỉnh xuất thân một người.

Có 9 người tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1945. Xuất thân nghề nghiệp trước khi gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, có 1 người là trí thức (Võ Nguyên Giáp), 4 công nhân (Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Lê Đức Anh, Nguyễn Quyết), 3 nông dân (Nguyễn Chí Thanh, Chu Huy Mân, Đoàn Khuê) và 1 là binh sĩ thuộc địa (Lê Trọng Tấn). Năm người còn lại tham gia sau năm 1945 là Phạm Văn Trà (1953), Lê Văn Dũng (1963), Phùng Quang Thanh (1967), Đỗ Bá Tỵ (1972), Ngô Xuân Lịch (1973) và đều theo binh nghiệp từ năm 18 tuổi.

Về các cương vị trong quân đội

Dưới đây là thống kê những chức vụ chủ chốt trong quân đội do các đại tướng từng nắm giữ

  • Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang: 1 người (Võ Nguyên Giáp)
  • Bí thư Quân ủy Trung ương: 2 người (Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng)
  • Bộ trưởng Quốc phòng: 7 người (Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Phạm Văn Trà, Phùng Quang Thanh, Ngô Xuân Lịch)
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: 5 người (Nguyễn Chí Thanh, Chu Huy Mân, Nguyễn Quyết, Lê Văn Dũng, Ngô Xuân Lịch)
  • Tổng Tham mưu trưởng: 9 người (Hoàng Văn Thái, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Phạm Văn Trà, Lê Văn Dũng, Phùng Quang Thanh, Đỗ Bá Tỵ)

Có 2 người từng nắm giữ 3 chức vụ chủ chốt là Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bí thư Quân ủy, Bộ trưởng Quốc phòng) và Văn Tiến Dũng (Bí thư Quân ủy, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng), 6 người từng nắm giữ 2 chức vụ là Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Phạm Văn Trà, Phùng Quang Thanh (đều cùng nắm giữ Tổng Tham mưu trưởng rồi Bộ trưởng Quốc phòng), Lê Văn Dũng (Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) và Ngô Xuân Lịch (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng). Sáu người còn lại chỉ giữ một chức vụ là Nguyễn Chí Thanh, Chu Huy Mân, Nguyễn Quyết (đều là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn và Đỗ Bá Tỵ (đều là Tổng Tham mưu trưởng).

Về các chức vụ Đảng, tất cả 14 người đều từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó có 9 người được bầu vào Bộ Chính trị, 3 người vào Ban Bí thư.

Đến thời điểm này, có 9 người đã được trao tặng Huân chương Sao vàng, huân chương cao quý nhất của nhà nước Việt Nam. Hai người được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Về thời điểm thụ phong

Có 3 người được phong trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, 5 người được phong trong thời gian xung đột biên giới Phía Bắc và Tây Nam. Sáu người còn lại được phong vào thời bình.

Độ tuổi trung bình của các đại tướng khi thụ phong là 60 tuổi.

Có 9 người được phong tướng trước năm 1975, trong đó có 5 người thụ phong hàm tướng vượt cấp gồm Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh (thụ phong thẳng hàm Đại tướng), Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân (thăng vượt cấp từ Thiếu tướng lên Thượng tướng) và Lê Đức Anh (thăng vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng).

Các năm 1984, 1990, 2007, 2015 đều có 2 đại tướng được phong trong năm.

Giai đoạn 1984-1986 có nhiều đại tướng tại nhiệm nhất: 6 người (Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Chu Huy Mân, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Văn Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất Hoàng Văn Thái, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia Lê Đức Anh)

Các kỷ lục cá nhân

  • Người nắm giữ chức vụ nhà nước cao nhất: Lê Đức Anh, Chủ tịch nước (1992-1997)
  • Người nắm giữ chức vụ quân đội cao nhất: Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và dân quân (1946-1975)
  • Người giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên: Võ Nguyên Giáp, nhậm chức ngày 3 tháng 11 năm 1946
  • Người giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng lâu nhất: Võ Nguyên Giáp, 32 năm 96 ngày
  • Người giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng ngắn nhất: Lê Đức Anh, 4 năm 175 ngày
  • Người giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên: Hoàng Văn Thái, nhậm chức ngày 2 tháng 3 năm 1946
  • Người giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng lâu nhất: Văn Tiến Dũng, 24 năm 165 ngày
  • Người giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng ngắn nhất: Lê Đức Anh, 63 ngày
  • Người giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đầu tiên: Nguyễn Chí Thanh, nhậm chức ngày 11 tháng 7 năm 1950
  • Người giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị lâu nhất: Nguyễn Chí Thanh, 10 năm 248 ngày
  • Người giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ngắn nhất: Nguyễn Quyết, 3 năm 309 ngày
  • Người giữ quân hàm hiện dịch dài nhất: Võ Nguyên Giáp, 32 năm 18 ngày
  • Người giữ quân hàm hiện dịch ngắn nhất: Lê Trọng Tấn, 1 năm 343 ngày
  • Người thụ phong trẻ nhất: Võ Nguyên Giáp, 36 tuổi 148 ngày
  • Người thụ phong già nhất: Lê Trọng Tấn, 70 tuổi 352 ngày
  • Người có tuổi thọ cao nhất: Võ Nguyên Giáp, 102 tuổi 40 ngày
  • Người có tuổi thọ cao nhất còn sống: Lê Đức Anh, 95 tuổi 512 ngày
  • Người có tuổi đời nhỏ nhất: Nguyễn Chí Thanh, 53 tuổi 186 ngày
  • Người có tuổi đời nhỏ nhất còn sống: Đỗ Bá Tỵ, 61 tuổi 512 ngày
  • Người có nhiều yếu tố nhất: Võ Nguyên Giáp (6 yếu tố)