Dân số thành phố đà lạt 2023

Dân số thành phố đà lạt 2023
Chương trình biểu diễn âm nhạc điện tử 'Dalat - The City Of Flowers' nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm kích cầu du lịch Đà Lạt. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản số 5928/UBND-VX4, thống nhất chủ trương cho Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt xây dựng hồ sơ, đề án tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO, trong lĩnh vực âm nhạc.

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng giao Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt liên hệ với Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn thực hiện các thủ tục lập hồ sơ theo quy định của UNESCO. 

Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành liên quan và các chuyên gia xây dựng kế hoạch, hồ sơ, đề án, lộ trình các bước thực hiện đảm bảo thời gian, yêu cầu đề ra; hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định.

Mạng lưới “Các thành phố sáng tạo của UNESCO” được thành lập năm 2004, với mục đích thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các thành phố được vinh danh quốc tế, với việc lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững.

[Du khách đắm chìm trong âm nhạc “độc, lạ” ở Khu phố đi bộ Đà Lạt]

Trong hệ thống đô thị Việt Nam, thành phố Đà Lạt được đánh giá là một trong các đô thị tạo được ấn tượng nổi trội về sự khác biệt, với những đặc điểm rất riêng về điều kiện tự nhiên, nguồn gốc các thành phần cư dân, quy hoạch kiến trúc và đang sở hữu ba di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Đó là Di sản Văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được công nhận năm 2005; Di sản tư liệu “Mộc bản Triều Nguyễn” được công nhận năm 2009 và Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang, được công nhận năm 2015. Đây chính là một trong những điều kiện lý tưởng để phát triển ngành dịch vụ, du lịch.

Bên cạnh đó, Đà Lạt cũng là địa điểm thu hút, tập hợp nhiều nhân sỹ, trí thức, những nghệ sĩ tài năng sáng tác, sáng tạo nghệ thuật...

Theo ông Tôn Thiện San, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt, để tham gia mạng lưới này, thành phố đã dựa trên kết quả đánh giá thực trạng, tiềm năng, ưu điểm, lợi thế đối với 7 lĩnh vực của thành phố là thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật dân gian, nghệ thuật truyền thông, điện ảnh, thiết kế, ẩm thực, văn hóa và âm nhạc.

Ủy ban Nhân dân thành phố đã có hai buổi làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn công tác của Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan đơn vị có liên quan khác.

Tất cả các cơ quan, đơn vị đều thống nhất, âm nhạc là lĩnh vực có tiềm năng nổi trội, là điểm nhấn sáng tạo văn hóa nghệ thuật, góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Lạt bền vững.

Từ đó, Ủy ban Nhân dân thành phố đã đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh và các sở, ngành liên quan xem xét, thống nhất nội dung đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc với thời gian đăng ký tháng tháng 4/2023. Đây sẽ là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, chào mừng 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển 1893-2023.

Nằm trên Cao nguyên Lâm Viên ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, từ đầu thế kỷ XX đến nay, thành phố Đà Lạt nổi tiếng là thành phố du lịch thơ mộng với những cái tên như “Thành phố mộng mơ,” “Thành phố Ngàn hoa,” “Thành phố mù sương,” “Xứ hoa Anh Đào” hay là “Tiểu Paris”...

Với diện tích 394km2, dân số gần 232.000 người với nhiều dân tộc, chủ yếu là các dân tộc gốc Tây Nguyên sinh sống, Đà Lạt được hàng triệu du khách trong nước và quốc tế lựa chọn đến du lịch, nghỉ dưỡng.

Không chỉ trong lĩnh vực du lịch, Đà Lạt còn khác nổi tiếng về sáng tạo nghệ thuật, bất cứ một công trình xây dựng, một bức tranh tường hay tiểu cảnh trên đường phố cũng đều khác lạ với những địa phương khác.

Trong lĩnh vực âm nhạc, Đà Lạt là nơi gắn với tên tuổi của nhiều nhạc sỹ, ca sỹnổi tiếng như Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Khánh Ly, Phạm Duy, Lam Phương.../.

Đến thời điểm này, hàng nghìn cộng tác viên dân số tỉnh Lâm Đồng vẫn không được nhận tiền từ Chương trình mục tiêu y tế-dân số năm 2017.

Cộng tác viên không thấy tiền thù lao hàng tháng, dù tiền đó đã được Trung ương chuyển về địa phương. Vụ việc khiến dư luận bức xúc và đặt câu hỏi số tiền này đang ở đâu?

Ngân sách Chương trình mục tiêu y tế-dân số năm 2017 chi cho tỉnh Lâm Đồng trong nội dung dân số kế hoạch hóa gia đình (dự án 3 - Dân số và Phát triển) là hơn 3 tỷ đồng. Theo đó, toàn tỉnh có hơn 2.500 cộng tác viên dân số sẽ được nhận số tiền này.

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), hàng chục cộng tác viên dân số, cán bộ chuyên trách dân số của huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, cho biết từ năm 2017 đến nay, chưa người nào nhận được tiền của Trung ương chi cho cộng tác viên.

Tại buổi làm việc, đa số cộng tác viên có hàng chục năm gắn bó, nhiệt huyết với công tác dân số, cho biết mỗi tháng chỉ nhận được 90.000 đồng do địa phương cấp, còn số tiền 100.000 đồng của Trung ương cấp đến nay chưa nhận được.

Đây cũng là thực trạng chung của hàng trăm cộng tác viên tại huyện Đơn Dương, thành phố Đà Lạt và nhiều địa phương khác của tỉnh Lâm Đồng.

Theo quy định, nguồn ngân sách được cấp nhằm triển khai các hoạt động tại địa phương như tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số; tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên; kiểm soát tốc độ gia tăng tỉ số giới tính khi sinh; kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển; hỗ trợ thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình.

Trước sự bức xúc của các cộng tác viên dân số về việc chưa được nhận tiền phụ cấp, lãnh đạo Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Đơn Dương, Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lâm Đồng, trả lời chưa thấu đáo.

Ông Lê Hữu Túc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đơn Dương cho biết: Ngay khi có thông tin trên, tôi đã điện thoại trực tiếp cho Sở Tài chính Lâm Đồng thì được trả lời đã chi trả cho ngành y tế Lâm Đồng.”

Còn đại diện Phòng Tài chính, Sở Y tế Lâm Đồng khẳng định “Tiền ngân sách chương trình mục tiêu dân số cấp cho dự án Dân số và Phát triển của Lâm Đồng đã được Sở Y tế chuyển đầy đủ cho Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lâm Đồng.”

Mới đây, trong buổi làm việc với Đoàn công tác của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương, ông Đinh Đức Thọ, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lâm Đồng cho rằng: "Đã chi trả đúng mức, đúng đối tượng theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh. Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lâm Đồng không nợ tiền của cộng tác viên, bởi khoản phụ cấp cho cộng tác viên đã bị Trung ương 'cắt' từ năm 2016. Năm 2017, chúng tôi đã chi trả từ nguồn ngân sách địa phương 90.000 đồng/cộng tác viên, dù tiền địa phương hay Trung ương cũng chi một lần thôi.”

Ông Đinh Đức Thọ giải thích thêm: “Giai đoạn 2011-2015 cả nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về công tác dân số, bước sang năm 2016 không còn chương trình này nữa nên không chi tiền này cho cộng tác viên.”

Trong khi đó, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế Lê Cảnh Nhạc, khẳng định nguyên tắc phân bổ ngân sách cấp cho chương trình mục tiêu dân số phải được sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung và đúng đối tượng nhằm triển khai các hoạt động thường niên của công tác dân số và phát triển. Tuyệt đối không được dùng kinh phí chương trình mục tiêu dân số đã được Trung ương phân bổ vào các mục đích khác.”

Như vậy, việc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lâm Đồng không chi trả tiền cho cộng tác viên năm 2017 chưa được giải thích rõ ràng, thấu đáo. Cộng tác viên dân số có được nhận tiền phụ cấp theo đúng tiêu chuẩn, quy định? Điều này đang chờ câu trả lời từ các cơ quan có trách nhiệm tỉnh Lâm Đồng./.