Lịch thi phổ thông trung học quốc gia năm 2023

(Thanhuytphcm.vn) - Tại hội nghị tổng kết năm học 2018 – 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 đối với Giáo dục Trung học, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, dự kiến, giai đoạn năm 2021 – 2023, kỳ thi THPT quốc gia về căn bản sẽ giữ ổn định như phương thức thi hiện nay, những nơi nào có điều kiện thì có thể triển khai thi trên máy tính và tổ chức khoảng vài lần/năm.

Cụ thể, kỳ thi THTP quốc gia sẽ giữ ổn định như hiện nay và thực hiện cho đến năm 2020. Bộ GD-ĐT đang tổ chức thực hiện việc xây dựng hệ thống câu hỏi để trên cơ sở đó các Sở GD-ĐT sử dụng để đánh giá, kiểm tra thường xuyên. Giai đoạn 2021-2023, các trường học vẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và theo lộ trình thì năm 2024 sẽ có mùa thi THPT quốc gia đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Do đó, định hướng kỳ thi THPT quốc gia giai đoạn năm 2021-2023 về căn bản vẫn giữ phương thức như hiện nay. Bắt đầu từ năm 2023 sẽ có đổi mới để đến năm 2024, sẽ có một kỳ thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tiếp cận năng lực, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi, tiệm cận cách thức thi của quốc tế.

Ngành GD-ĐT sẽ có những bước chuẩn bị cần thiết cho giai đoạn tiếp theo để đến năm 2024, việc thực hiện sẽ không quá bỡ ngỡ. Cụ thể, đối với những nơi nào có điều kiện, có thể thực hiện việc tổ chức thi trên máy tính và có thể tổ chức thi một số lần trong một năm. Kết quả của các đợt thi này có thể sử dụng để xét tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây cũng là bước để hình thành các vệ tinh của trung tâm khảo thí quốc gia, tiến tới kỳ thi THPT quốc gia đại trà trên máy tính.

Trung Kiên

Tin liên quan

Ông Mai Văn Trinh thông tin Bộ GD&ĐT đang tính toán từ giai đoạn 2021-2023 kỳ thi THPT Quốc gia sẽ thí điểm thi trên máy tính ở một số nơi.

Tại hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019 triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với giáo dục trung học được tổ chức ở Đà Nẵng mới đây, ông Mai Văn Trinh thông tin Bộ GD&ĐT đang tính toán từ giai đoạn 2021-2023 kỳ thi THPT quốc gia sẽ giữ ổn định và thí điểm thi trên máy tính ở một số nơi.

Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ổn định đến năm 2020 đồng thời phấn đấu xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đề thi trên máy tính, trên cơ sở đó các Sở GD&ĐT sẽ đánh giá, kiểm tra thường xuyên.

Bộ GD&ĐT dự tính giai đoạn từ năm 2021-2023 học sinh vẫn theo chương trình hiện hành nên về cơ bản vẫn giữ phương thức như hiện nay. Bên cạnh đó, kỳ thi cần cải tiến từng bước để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo theo cách tiệm cận với cách thi của chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2024 và tiếp cận quốc tế.

Từ năm 2021-2023, những nơi có đủ điều kiện sẽ được tính toán từng bước thực hiện thi trên máy tính một số lần mỗi năm, dần sẽ hình thành các test site (vệ tinh của trung tâm khảo thí quốc gia) để tiến tới thi THPT quốc gia đại trà trên máy tính.

Được biết, kỳ thi THPT Quốc gia "3 chung" đã được duy trì từ năm học 2015-2016 tới nay.

Quý khách hàng vui lòng đăng ký học theo thông tin điền vào form dưới đây để VXT College tư vấn thêm cho bạn ngay!

© 2019 Trường Cao đẳng ngoại ngữ và công nghệ Việt Nam

Lịch thi phổ thông trung học quốc gia năm 2023

GD&TĐ - Từ năm 2023, dự kiến thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Quy chế Tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Theo đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), dự thảo Quy chế và công tác tuyển sinh năm 2022 cơ bản được giữ ổn định, phát huy những ưu điểm, những thành công đã đạt được từ công tác tuyển sinh những năm vừa qua.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh điều chỉnh một số nội dung nhằm khắc phục những khó khăn và bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và các cơ sở đào tạo (CSĐT); đồng thời hoàn thiện chính sách về tuyển sinh, bảo đảm khách quan, công bằng giữa các thí sinh và công bằng giữa các CSĐT, cũng như tạo sự minh bạch và đồng thuận trong xã hội.

Thứ nhất, thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến (trên Cổng thông tin của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia), tạo điều kiện ứng dụng CNTT, thuận tiện cho thí sinh ở mọi nơi, mọi lúc.

Thứ hai, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đại học của thí sinh (theo các CSĐT các ngành, các phương thức xét tuyển) của đợt xét tuyển đợt 1 hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định.

Cụ thể là từ sau khi kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo (nếu có). Nhờ vậy, thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng ĐKXT; việc đăng ký và điều chỉnh thực hiện trong một đợt (thay vì hai đợt như trước đây), thuận lợi cho thí sinh và cho các trường.

Thứ ba, tất cả các nguyện vọng ĐKXT (theo các ngành, theo các phương thức, các CSĐT) của thí sinh trên toàn hệ thống được từng trường xét tuyển, sơ tuyển trước (nếu cần) và đưa lên phần mềm xử lý nguyện vọng - hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT (như năm 2021) và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của CSĐT. Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể, mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.

Thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác, việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành mà thí sinh mong muốn, hoặc thí sinh phải nộp một khoản phí - phí giữ chỗ.

Thứ tư, đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp xét tuyển, các trường cần giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp này; đảm bảo phương thức, tổ hợp xét tuyển lựa chọn được thí sinh có năng lực để học tập, đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh tham gia xét tuyển.

Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo), trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm. Qua đó, tránh làm ảnh hưởng tới việc học tập, ôn luyện của các thí sinh.

Ngày hội thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Hà Nội

Thứ năm, các sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT rà soát và cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành kết quả học tập THPT của thí sinh để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh, nhằm hỗ trợ thí sinh và các trường về dữ liệu trong công tác xét tuyển.

Thí sinh sẽ không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập (giảm thủ tục cho các trường THPT), giảm thủ tục hành chính cho các em thí sinh, khi đăng ký hồ sơ xét tuyển vào nhiều CSĐT khác nhau. Các CSĐT có sẵn kết quả học tập THPT để xét tuyển hoặc sử dụng để sơ tuyển mà không cần phải nhập từ học bạ của thí sinh, từ đó giúp tránh các sai sót, nhầm lẫn.

Thứ sáu, các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường; từ đó giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra cũng đã có phương án. Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng CSĐT, dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD&ĐT ban hành; trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của CSĐT.

Thứ bảy, tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo quy chế tuyển sinh, để đảm bảo công bằng và quyền lợi của thí sinh trên mặt bằng chung của toàn hệ thống, Quy chế quy định: từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Thứ tám, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. Qua thống kê, điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau).

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỉ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên; điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều khiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy, có sự bất hợp lý là: tỉ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn (ở nhiều mức điểm, thậm chí tỉ lệ này cao gấp đôi) so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên.

Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), Quy chế đã quy định: mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm ưu tiên bằng 0), cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế.

18/08/2022 22:37

GD&TĐ - Dù gần một tháng nữa mới đến tết Trung thu nhưng khu vực phố Hàng Mã đã ngập tràn sắc màu của đồ chơi, đây cũng là địa điểm lý tưởng của nhiều bạn trẻ đến để check-in với con đường đầy sắc màu.

18/08/2022 22:32

GD&TĐ - Những hình ảnh rạng rỡ, đẹp không tì vết gần đây của Nam Em khi xuất hiện trong vai trò làm giám khảo và đi từ thiện khiến fan trầm trồ.

18/08/2022 22:27

GD&TĐ - Nhiều buổi livestream bà Nguyễn Phương Hằng đã bàn về đời sống riêng tư của các nghệ sĩ như nghệ sĩ. Bà Nguyễn Phương Hằng thừa nhận thông tin mà bà có được và nói về 3 cá nhân này do tham khảo trên mạng, đọc báo, nằm mơ chứ chưa kiểm chứng.

18/08/2022 22:24

GD&TĐ - Đối tượng N.Q.V trú tại Vĩnh Phúc đã dùng mạng xã hội để phát video trực tiếp cùng những lời nói, bình luận xuyên tạc, không đúng sự thật để bôi nhọ chính quyền xã.

18/08/2022 22:23

GD&TĐ - Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố đối với ông Diệp Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op) và 8 bị can khác về tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

18/08/2022 22:19

GD&TĐ - Trong 2 ngày 17-18/8, tại tỉnh Savanakhet (Lào), lực lượng bảo vệ biên giới các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Savannakhet tổ chức Hội đàm thường niên năm 2022, trao đổi tình hình và ký kết biên bản ghi nhớ các hoạt động bảo vệ biên giới.

18/08/2022 21:56

GD&TĐ - Ngày 18/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH15 về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

18/08/2022 21:18

GD&TĐ -Bé trai sinh năm 2013 đạp xe từ Tuyên Quang xuống Hưng Yên tìm bố, giữa đường bị lạc đã may mắn được các chiến sỹ công an chăm sóc, giúp tìm gia đình.

18/08/2022 20:45

GD&TĐ -  Bên cạnh chuẩn bị về cơ sở vật chất, bồi dưỡng giáo viên…, các trường vùng khó đang nỗ lực, chủ động giải pháp để bảo đảm đủ sách giáo khoa cho học sinh.

18/08/2022 20:42

GD&TĐ - Bộ GTVT sẽ phối hợp chỉ đạo di dời cơ sở hạ tầng ga Hà Nội, ga Giáp Bát để bàn giao mặt bằng cho Hà Nội thực hiện dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.

18/08/2022 20:31

GD&TĐ - Dịp Lễ 2/9, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã xây dựng kế hoạch giải tỏa hành khách; xử lý nghiêm các đơn vị vận tải tự ý tăng giá cước khi chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, thu tiền quá quy định.

18/08/2022 20:28

GD&TĐ - Chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam về tội Nhận hối lộ.

18/08/2022 20:26

GD&TĐ - Ngày 18/8, Geniebook-nền tảng công nghệ giáo dục (EdTech) hàng đầu Singapore với các giáo trình chuyên biệt dành cho các môn tiếng Anh, Toán và Khoa học chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam.

18/08/2022 20:14

GD&TĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang mới đây đã triệt xóa thành công nhóm đối tượng có hành vi núp bóng doanh nghiệp để hoạt động bảo kê, cưỡng đoạt tài sản của người dân tại khu vực chợ đầu mối.

18/08/2022 19:49

GD&TĐ - Quỹ Hỗ trợ phát triển tài năng Thành Nam (LHP Talents) được Bộ Nội Vụ cấp giấy phép thành lập số 700/QĐ-BNV vào ngày 4/6/2021 và công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động với số thành viên đã đăng kí của Hội đồng Quản lý Quỹ theo QĐ số 898/QĐ-BNV vào ngày 19/08/2021.

18/08/2022 19:39

GD&TĐ -Chiều 18/8, nguồn tin của GD&TĐ cho hay, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình đã ký quyết định của Tỉnh ủy. Trong quyết định mới ký, ông Trần Hồng Quảng- Phó Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình không còn tên trong danh sách Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực của tỉnh này.

18/08/2022 19:30

GD&TĐ - Người dân ở Crimea đã công bố đoạn video cho thấy một đoàn xe khổng lồ kéo dài hàng km gồm các thiết bị quân sự di chuyển dọc theo cây cầu Crimea về hướng bán đảo này.

18/08/2022 19:06

GD&TĐ - Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Quảng Bình đã tập trung xử lý các hành vi vi phạm: chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, cơi nới thùng xe.

18/08/2022 19:03

GD&TĐ - Theo báo cáo thường niên ngành “Thực phẩm và đồ uống” của Brand Finance 2022, thương hiệu Vinamilk đã được định giá 2,8 tỷ USD, tăng ấn tượng 18% so với năm 2021 và thăng hạng ở nhiều bảng xếp hạng lớn về giá trị và sức mạnh thương hiệu.

18/08/2022 18:45

GD&TĐ - Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, ngày 22/8 các cơ sở giáo dục sẽ ưu tiên cho các khối lớp đầu cấp đến trường để làm quen với trường lớp.