Đánh giá chung về thị trường trung quốc

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị. Tham gia hội nghị có đại diện các Cục, Vụ liên quan trực thuộc Bộ Công Thương và gần 400 đại biểu các bộ, ngành, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, các Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh (Quảng Tây) và Thượng Hải, các Thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài, các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cả nước.

Với chủ đề “Triển vọng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh mới”, Hội nghị tập trung bàn thảo về các cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc; thảo luận, tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất – nhập khẩu bền vững với thị trường Trung Quốc.

Nhận diện trúng, đánh giá đúng thời cơ, thách thức về thị trường Trung Quốc hiện nay

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, năm 2022, GDP của Trung Quốc đã đạt đến mức trên 135.000 tỷ Nhân dân tệ; tương đương với 19.605 tỷ USD, xếp thứ 2 thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ đạt 23.000 tỷ USD. Hiện, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta. Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam, Trung Quốc xếp thứ hai; thứ nhất là Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Việt Nam luôn là nước nhập siêu của Trung Quốc.

Trung Quốc hiện đang ở thứ hạng đầu về đông dân số trên thế giới, gấp hơn 14 lần dân số Việt Nam. Trung Quốc là nước sở hữu rất nhiều tài nguyên khoáng sản, có chung đường biên giới, cả trên bộ và trên biển và thậm chí là đường hàng không với đất nước Việt Nam, có truyền thống văn hóa, có tập quán tiêu dùng nghiệp và cũng đã có quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam từ ngàn đời.

Đánh giá chung về thị trường trung quốc

Bên cạnh đó, Trung Quốc có truyền thống văn hóa, tập quán tiêu dùng tương đồng với người Việt và cũng đã có quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam từ ngàn đời nay. Trung Quốc cũng đã có thỏa thuận hợp tác song phương với Việt Nam, cũng như các hiệp định đa phương Việt Nam, Trung Quốc (như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP); giai đoạn tới, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh việc tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và xuyên Thái Bình Dương (CTCPP)…. Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc là 1 trong những mục tiêu ưu tiên trong chính sách kinh tế đối ngoại nước ta.

“Tuy nhiên, Trung Quốc hiện không còn là thị trường dễ tính như trước, không phải hàng hóa nào thị trường Trung Quốc cũng chấp nhận. Mặt khác, kinh tế Trung Quốc dù lớn nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu, vì Trung Quốc đã và đang sẽ là công xưởng của thế giới. Mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc rất tương đồng với Việt Nam, điều này vừa tạo ra lợi thế và thách thức đối với hàng hóa Việt Nam”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định và cho biết thêm, khi Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế sau đại dịch Covid 19, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân rất lớn, cho nên, hàng hóa của Việt Nam có nhiều cơ hội vào thị trường này.

Bên cạnh những cơ hội khi Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế, người đứng đầu Bộ Công Thương cũng lưu ý đến việc cạnh tranh hàng xuất khẩu ra các thị trường truyền thống của Việt Nam sẽ cũng không dễ dàng. Mặt khác, nguyên liệu phục vụ cho các ngành sản xuất xuất khẩu của nước ta vẫn còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

“Chúng ta cần nhận diện đúng, trúng, kịp thời và đánh giá đúng cả thời cơ và thách thức về thị trường Trung Quốc hiện nay thì chúng ta mới có thể khai thác, phát huy các lợi thế trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại”- Bộ trưởng đề nghị và cho rằng nếu nhận thức, đúng và trúng, tìm ra các giải pháp thì chúng ta cùng với Trung Quốc sẽ thực hiện được nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao 2 nước đặt ra, nhất là các thống nhất, nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc vào hồi tháng 10/2022 và cuộc điện đàm của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong đầu năm 2023 vừa qua.

“Nếu chúng ta đánh giá đúng, trúng và khai thác được tiềm năng, lợi thế trong quan hệ thương mại giữa hai nước thì góp phần làm cho hai nền kinh tế tiếp tục bổ trợ cho nhau để phát triển bền vững. Mặt khác hợp tác thương mại sẽ thúc đẩy hợp tác đầu tư, Trung Quốc có thể tận dụng, khai thác được lợi thế của Việt Nam trong khi Việt Nam là thành viên đầy đủ của 16 FTA và sẽ còn nhiều hơn trong tương lai, với những ưu đãi đặc biệt. Khi đó, doanh nghiệp 2 nước đặc biệt là doanh nghiệp Trung Quốc sẽ có nhiều tiềm năng, lợi thế để có xuất xứ hàng hóa, ưu đãi về thuế đối với thị trường đông dân này”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định.

Đánh giá chung về thị trường trung quốc

Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại

Tại hội nghị, Bộ trưởng đề nghị cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, các chi nhánh thương vụ hoặc Văn phòng xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc cũng như đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc có mặt tại Hội nghị trao đổi thông tin kỹ về thị trường Trung Quốc hiện nay, những thời cơ và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp hai nước trong hợp tác thương mại, đầu tư; những kiến nghị đề xuất, những phản ứng chính sách cần có đối với doanh nghiệp, quốc gia để khai thác tiềm năng lợi thế nhưng vẫn bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc, hài hòa lợi ích giữa các bên.

Đối với các đại biểu, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tham gia hội nghị này cần chia sẻ nhận định đánh giá, những kinh nghiệm nếu có trong quá trình tham gia hợp tác thương mại và đầu tư với Trung Quốc; có những kiến nghị đề xuất với Bộ, đối với địa phương, Chính phủ và cấp có thẩm quyền về những chính sách cần có trong lúc này để khắc phục được những khó khăn, vướng mắc và thực hiện mục tiêu mà Đảng, nhà nước đặt ra, cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đặt ra.

Cập nhật thông tin, chính sách mới tại địa bàn

Tại Hội nghị, ông Trần Quang Huy – Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- châu Phi, Bộ Công Thương - đã phác thảo bức tranh xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Cụthể, 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Trung Quốc đạt 11,9 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2022. So với hai tháng đầu năm 2023, tốc độ giảm đã chậm lại (tháng 01/2023 giảm 24,33%, tháng 02/2023 giảm 18,72%). Điều này cho thấy tín hiệu tích cực trong tình hình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Dự báo, trong quý II/2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ có sự cải thiện nhất định. Trong nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm: Nhóm hàng chế biến, chế tạo, đạt 9,5 tỷ USD, giảm 11,26% và nhóm hàng nông, thủy sản đạt 1,8 tỷ USD, tăng 2,39%.

Đánh giá chung về thị trường trung quốc

Ông Trần Quang Huy – Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- châu Phi, Bộ Công Thương

Nhận định về thị trường Trung Quốc năm 2023, đại diện Vụ Thị trường châu Á- châu Phi cho rằng: Quan hệ chính trị, ngoại giao song phương tiếp tục được củng cố và phát triển tốt đẹp đã tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác giữa các Bộ ngành và địa phương 2 nước. Trung Quốc xóa bỏ hầu hết các biện pháp phòng chống dịch đối với người và hàng hóa xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu từ ngày 08/01/2023, nền kinh tế Trung Quốc cho thấy sự phục hồi ngay từ quý I khi đạt mức tăng trưởng 4,5%, cao hơn đáng kể hầu hết các dự báo trước đó của các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới (chỉ 4%). Hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục ổn định, hiệu suất thông quan nâng cao. Tại một số địa phương có các cửa khẩu biên giới quan trọng đối với thương mại song phương như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, lượng hàng hóa thông quan hàng ngày cơ bản tương đương với giai đoạn trước dịch. Những yếu tố thuận lợi nêu trên dự kiến sẽ có tác động tích cực vào sự khôi phục trong hoạt động xuất khẩu và kể cả nhập khẩu của Việt Nam từ quý II cho đến cuối năm.

Từ thực tế thị trường nước sở tại, ông Lương Văn Tài – đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh – thông tin, trong tháng 4/2023, Quốc vụ Viện Trung Quốc ban hành “Ý kiến về thúc đẩy ổn định quy mô và cơ cấu ngoại thương”, trong đó đáng chú ý là việc sửa đổi “Biện pháp quản lý thương mại cặp chợ biên giới” nhằm tạo môi trường, chính sách đa dạng hóa thương mại cặp chợ biên giới, tăng cường nhập khẩu từ các nước lân cận. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng quy định về đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài (Lệnh 248) yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài hoàn thiện hồ sơ gia hạn trên Hệ thống thương mại một cửa (CIFER).

“Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục có những động thái siết chặt quản lý kiểm soát các đợt dịch (dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn châu phi, dịch đậu mùa khỉ...) và Việt Nam cũng đã ghi nhận có ca nhiễm đậu mùa khỉ. Do đó, các Hiệp hội cần tích cực nắm bắt thông tin, diễn biến dịch trên thế giới và nguy cơ lây lan trong nước để kịp thời cảnh báo doanh nghiệp sản xuất có các biện pháp tránh lây nhiễm và đẩy mạnh làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với các doanh nghiệp ngành rau quả nghiên cứu khả năng đầu tư hoặc hợp tác đầu tư với doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực chế biến rau quả, một mặt nâng cao hàm lượng giá trị xuất khẩu, một mặt bắt kịp xu thế thị trường trái cây và rau quả chế biến không ngừng tăng trong những năm trở lại đây”- ông Nguyễn Văn Tài lưu ý và cho biết thêm, đối với doanh nghiệp thủy sản, cần chủ động trong việc đăng ký gia hạn xuất khẩu trên hệ thống CIFER, tránh đăng ký gia hạn vào gần thời điểm hết hạn. Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cần làm tốt công tác quản lý vùng trồng, đặc biệt là kiểm soát sinh vật gây hại trên sản phẩm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Duy Phú- Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc) – cho rằng, cơ hội hợp tác của Việt Nam ngoài thiết bị máy móc và linh phụ kiện, thị trường tỉnh Quảng Đông có nhu cầu nhất định đối với thủy sản, gạo, trái cây Việt Nam.

Đánh giá chung về thị trường trung quốc

Chia sẻ thêm về một số thông tin chính sách mới tại địa bàn Trùng Khánh (Trung Quốc), bà Triệu Thúy Nga – Trưởng đại diện, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh – cho biết, tháng 3/2023, cửa khẩu Quả Viên Cảng thành phố Trùng Khánh đã được nghiệm thu đủ điều kiện về kho bãi giám sát quản lý chỉ định nhập khẩu lương thực.

Cửa khẩu Quả Viên Cảng là cửa khẩu đầu mối kết nối 3 loại hình vận tải đường thủy, đường sắt và đường bộ trong đó, Quả Viên Cảng đã kết nối với tuyến vận tải đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội (Việt Nam) đến Trùng Khánh (qua cửa khẩu Đồng Đăng - Bằng Tường) và ngược lại; thời gian vận chuyển chỉ khoảng 4-5 ngày.

“Cửa khẩu Quả Viên cảng được phê duyệt là cửa khẩu chỉ định nhập khẩu lương thực là điều kiện thuận lợi nếu doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn hình thức vận tải hàng hóa bằng đường sắt liên vận quốc tế từ Việt Nam đến cửa khẩu Quả Viên Cảng, vừa giảm giá thành vận tải, tiết kiệm thời gian và nhân lực vừa an toàn, hiệu quả. Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam còn có thể đến Trùng Khánh và kết nối với chuyến tàu liên vận Trung Quốc – Châu Âu, từ Trùng Khánh đi Châu âu (qua Kazakhstan, Nga, Bealrus, Ba Lan, Đức và từ Đức tỏa đi các nước Châu âu khác), thời gian khoảng 20-25 ngày (tuần 2 chuyến)”- bà Triệu Thúy Nga thông tin.

Cũng tại Hội nghị, các diễn giả đến từ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, các Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh, Côn Minh, Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông (kiêm nhiệm Macao, đại diện Sở Công Thương Lạng Sơn, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logisitcs Việt Nam (VLA)… đã thông tin cập nhật về tình hình thị trường Trung Quốc; một số quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đồng thời thảo luận về những khó khăn, thuận lợi, đề xuất nhu cầu hỗ trợ và các sáng kiến liên quan đến việc thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa với thị trường Trung Quốc của các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp.