Đánh giá công tác làm hồ sơ 290

Hỏi: Đề nghị mở rộng đối tượng được hưởng chính sách theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ cho đối tượng là du kích mật và cơ sở cách mạng mật?

Trả lời: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Quyết định này quy định: Đối tượng được xét hưởng chế độ là du kích ở miền Nam được tổ chức thành đơn vị tập trung, thường xuyên làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác do cấp ủy Đảng xã, liên xã trở lên tổ chức quản lý (bao gồm cả du kích mật) trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954-4/1975; lực lượng mật do các tổ chức Đảng, quân sự, công an có thẩm quyền tổ chức, giao nhiệm vụ hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954-4/1975 ở chiến trường B, C, K. Như vậy, đối tượng là du kích mật và đối tượng hoạt động cơ sở cách mạng mật đều thuộc đối tượng được xem xét, xét hưởng chế độ theo quy định. Trường hợp còn tồn sót, đề nghị các địa phương kịp thời giải quyết dứt điểm.

Cục Chính sách

Thực hiện Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 16/4/2020 của UBND huyện Quảng Điền về việc tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. UBND xã ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị (khoá X) về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị (viết tắt là Quyết định 290) với những nội dung cụ thể như sau: (Danvan.vn) Chiều 15/7, Đoàn Kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) “Về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị” đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Đánh giá công tác làm hồ sơ 290
Quang cảnh buổi làm việc

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW và đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì buổi làm việc.

Tham dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Điểu K'Ré, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Hà Ban, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Thiếu tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội. Cùng tham dự có các đồng chí Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Bí thư Thành ủy và lãnh đạo một số sở, ngành thành phố Hà Nội.

Báo cáo do Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nêu rõ về kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW: Hà Nội luôn nhận thức dân vận và công tác dân vận là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chính vì thế, ngay sau khi có Quyết định 290, Thành ủy đã ban hành Quyết định số 2034-QĐ/TU, ngày 11/6/2010 “về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”. Trên cơ sở đó, UBND Thành phố cũng ban hành Chỉ thị số 03; 100% cấp ủy từ Thành phố đến cơ sở đều ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị theo tinh thần Quyết định 290.

Sau 10 năm, nhận thức về vị trí, vai trò công tác dân vận đã được nâng lên và được triển khai toàn diện, đồng bộ. Công tác dân vận của cấp ủy, tổ chức Đảng được đổi mới, hướng mạnh về cơ sở theo hướng tăng cường đối thoại, vận động, thuyết phục và hạn chế biện pháp hành chính. Công tác dân vận của chính quyền, lực lượng vũ trang, các cơ quan tư pháp được đẩy mạnh, tập trung vào việc cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp gắn với nâng cao ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố. Nhờ đó, các chỉ số về cải cách hành chính và chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố liên tục tăng, lần lượt xếp thứ 2/63 và 9/63 tỉnh, thành phố.

Hà Nội cũng đặc biệt quan tâm, chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong 10 năm qua, Ban Chỉ đạo Thành phố đã đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ này tại 579/579 xã, phường, thị trấn và 150 cơ quan, đơn vị. Việc xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cùng với phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được triển khai gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, qua đó huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là trong công tác xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn Thành phố có 6 huyện và có 355/386 (trên 96%) xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Hà Nội đã chú trọng, phát huy dân chủ trong công tác sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương, nhất là việc sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cấp thôn và sắp xếp lại các thôn, tổ dân phố không đảm bảo tiêu chuẩn. Nhờ đó, toàn Thành phố giảm được 2.708 thôn, tổ dân phố (giảm 34%) và giảm hàng nghìn người hoạt động không chuyên trách, giúp tinh gọn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở...

Bên cạnh đó, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhất là trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã phân tích sâu hơn những kết quả đạt được, những bài học kinh nghiệm, đồng thời trao đổi thẳng thắn về một số hạn chế trong việc thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW nói riêng và công tác dân vận của thành phố nói chung.

Đánh giá công tác làm hồ sơ 290
Đồng chí Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội có khối lượng công việc lớn với tính chất đa dạng, phong phú và nhiều việc khó, phức tạp; tuy nhiên, Hà Nội đã triển khai thực hiện 6 nhiệm vụ về công tác dân vận theo Quyết định 290-QĐ/TW trên địa bàn thành phố bài bản và đạt kết quả khá toàn diện.

Bí thư Thành ủy khẳng định, Hà Nội đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận các cấp. Theo đó, từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã, Trưởng Ban Dân vận và Chủ tịch Mặt trận đều là Thường vụ cấp ủy. Một trong những phương hướng công tác dân vận của Đảng bộ thành phố khóa tới là triển khai công tác dân vận toàn diện trên các lĩnh vực song vẫn phải có điểm nhấn. Ngoài ra, sau khi Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW, Thành ủy sẽ nghiên cứu để ban hành một nghị quyết chuyên đề sâu hơn về công tác dân vận.

Đánh giá công tác làm hồ sơ 290
Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu kết luận buổi làm việc

Kết luận buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đánh giá, Quyết định 290-QĐ/TW đã được thành phố Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm túc, kịp thời. Điểm nhấn là Hà Nội đã chọn trọng tâm, trọng điểm, có những đổi mới để triển khai công tác dân vận hiệu quả, với mục tiêu là nâng cao đời sống nhân dân, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Những kết quả về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố thời gian qua là minh chứng cụ thể.

Về các nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Trương Thị Mai lưu ý Hà Nội cần quan tâm một số vấn đề. Cụ thể là, tiếp tục triển khai Quyết định số 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị hiệu quả hơn, đi vào đời sống thiết thực hơn. Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh là yếu tố trọng điểm để thực hiện công tác dân vận, do đó Hà Nội cần tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn về công tác dân vận. Quá trình thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW phải gắn với các văn bản khác của Đảng về công tác dân vận để tạo thành mạch liên kết. Hà Nội đã lựa chọn nhân dân làm trung tâm của công tác dân vận, vì vậy, cần đưa công tác dân vận thấm sâu vào đời sống để phục vụ người dân tốt hơn. Đồng thời quan tâm sâu sắc hơn các nội dung công tác dân vận tại Nghị quyết số 25-NQ/TW khóa XI về Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Đặc biệt, công tác dân vận phải gắn với công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và đề cao tính “nêu gương” của cán bộ, đảng viên.