Đặt địa chỉ IP cho máy Server

Hướng dẫn chi tiết cách đổi địa chỉ IP trên Windows, tuy là đơn giản nhưng mình sẽ hướng dẫn cho những bạn newber mới bắt đầu sử dụng máy tính.

Nội dung chính Show

  • Làm thế nào để thay đổi địa chỉ IP máy tính?
  • Lời kết
  • Địa chỉ host IP là gì?
  • Subnet Mask (mặt nạ mạng)
  • Tìm hiểu về cấu tạo địa chỉ IP
  • Lý do cần địa chỉ IP?
  • Ưu, nhược điểm của địa chỉ IP
  • Các loại địa chỉ host IP
  • Hướng dẫn cách tìm địa chỉ host IP 
  • Các phiên bản của host IP 

Và nếu bạn là dân văn phòng thì những việc tưởng chừng như thế này nhưng lại thực sự quan trọng đó.

Bài viết này mình chỉ hướng dẫn thay đổi địa chỉ IP trên máy tính, bạn có thể xem thêm bài viết cách thay đổi IP trên điện thoại để biết cách thiết lập khi cần nhé !

Làm thế nào để thay đổi địa chỉ IP máy tính?

NOTE: Các bạn lưu ý đây là địa chỉ IP nội bộ trong mạng LAN nhé các bạn, còn địa chỉ IP mà nhà mạng cung cấp thì bạn có thể xem tại đây nha !

+ Bước 1: Đầu tiên bạn chuột phải vào biểu tượng mạng chọn Open Network and Sharing Center.

Đặt địa chỉ IP cho máy Server


+ Bước 2: Sau đó nhấn vào Change Adapter Settings để truy cập vào Locar Area Connection.

Đặt địa chỉ IP cho máy Server

Giao diện trên Windows 7

Đặt địa chỉ IP cho máy Server

Giao diện trên Windows 10

Hoặc một cách khác (áp dụng cho mọi phiên bản Windows) đó là bạn có thể sử dụng lệnh ncpa.cpl để truy cập nhanh vào Locar Area Connection.

Thực hiện:

Bạn mở hộp thoại RUN (nhấn tổ hợp Windows + R) => gõ lệnh ncpa.cpl vào hộp thoại => và nhấn Enter để thực hiện lệnh.


+ Bước 3: Hộp thoại Locar Aprea Connection xuất hiện. Tại đây sẽ xuất hiện các kết nối mạng của bạn.

Ở đây mình đang sử dụng PC (máy tình để bạn) nên sẽ xuất hiện kết nối như thế này. Còn nếu bạn dùng Laptop, sử dụng WiFi để kết nối thì sẽ có biểu tượng hình WiFi nhé.

Thực hiện:

Bạn hãy nhấn chuột phải vào Locar Area Connection chọn Properties


+ Bước 4: Tiếp theo bạn nháy đúp chuột vào dòng Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) để chỉnh sửa IP của mình.

+ Bước 5: Một cửa sổ mới hiện ra, tại đây thì bạn có thể đặt IP tĩnh hoặc IP động cho máy tính một cách dễ dàng rồi.

  • Obtain an IP address automatically: Chế độ DHCP (IP động ) Máy tính sẽ tự sinh ra một dải IP cho bạn và không cố định.
  • User the following IP address: Đặt IP thủ công – chế độ IP tĩnh.

3 ô phía dưới để bạn nhập vào IP mà bạn muốn.

=> IP address: 192.168.x.y,
=> Subnet mark thường là dải: 255.255.255.0
=> Defaul Gateway sẽ là 192.168.x.1

Tùy vào thiết bị mạng của bạn mà dải IP này sẽ khác nhau, không chắc chắn tất cả đều như bên dưới nhé. Ví dụ của mình là:

IP: 192.168.1.150
Subnet mark: 255.255.255.0
Defaul gateway:192.168.1.1

Một số trường hợp mà sử dụng IP động bị lỗi chấm than vàng thì bạn có thể sử dụng IP tĩnh để khắc phục nhé. Mình đã thử và tỷ lệ thành công là rất cao.

TIPs:
Trường hợp bạn muốn biết chính xác dãy Defaul Gateway là bao nhiêu để thiết lập địa chỉ IP tĩnh hoặc là bạn muốn biết địa chỉ IP của máy tính kết nối các máy tính qua mạng LAN thì làm như sau.

Thực hiện: Mở hộp thoại RUN ( Windows + R ) sau đó gõ lệnh cmd => nhấn Enter.

Tiếp tục tại cửa sổ cmd bạn nhập lệnh ipconfig /all sau đó nhấn Enter. Tại đây, tất cả thông tin sẽ được hiển thị chi tiết.

Tại đây thì bạn có thể biết được:

  • Tại dòng IPv4 Address: Địa chỉ IP của máy tính là 192.168.0.102
  • Default Gateway là: 192.168.0.1
  • ….. và rất nhiều thông tin khác nữa.

_______________________________

Xong phần đặt địa chỉ IP, giờ bạn muốn thay đổi DNS thì tíck vào ô ” Use the following DNS sever address” để sửa nhé. Bạn có thể đặt với 2 dãy số là:

> Dãy trên: 8 – 8 – 8 – 8
> Dãy dưới: 8 – 8 – 4 – 4

Với dãy DNS này các bạn có thể truy cập Facebook khi bị chặn đó. Trên đây là hướng dẫn đổi IP động sang IP tĩnh.

Lời kết

Okey, như vậy là mình đã chia sẻ rất chi tiết cho các bạn về cách thay đổi địa chỉ IP cho máy tính rồi nhé.

IP động và IP tĩnh là những khái niệm, kiến thức rất cơ bản khi bạn sử dụng máy tính nhưng nó lại cực kỳ cần thiết mà mình nghĩ là bạn cần phải biết để sử dụng máy tính và mạng được hiệu quả hơn.

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Host IP là một phần của IP – một địa chỉ để các thiết bị mạng giao tiếp với nhau. Hiểu về IP sẽ giúp bạn có nhiều thuận lợi trong việc chủ động khắc phục các vấn đề liên quan đến kết nối mạng, hay chia sẻ dữ liệu giữa nhiều máy tính. 

Địa chỉ host IP là gì?

Khi một máy tính kết nối với mạng internet thì nó sẽ có một địa chỉ duy nhất, gọi là địa chỉ IP. Đây là địa chỉ dùng để phân biệt giữa các máy tính khác nhau trên môi trường mạng internet.

IP là một số nguyên có 32 bit và chi thành 4 byte, ngăn cách nhau bởi dấu “.”. Trong đó, mỗi byte sẽ có giá trị từ 0 – 255. Còn địa chỉ IP được chia thành 2 phần là địa chỉ trực tuyến (tức địa chỉ hệ thống Network) và địa chỉ host IP (địa chỉ máy). 

Ví dụ: 

Địa chỉ IP 45.10.0.1 sẽ có địa chỉ trực tuyến là 45 và địa chỉ máy là 10.0.1

Địa chỉ IP 168.10.45.12 sẽ có địa chỉ trực tuyến là 168.10, còn địa chỉ máy là 45.12

Subnet Mask (mặt nạ mạng)

Một địa chỉ IP đi kèm với thành phần mạt nạ mạng gọi là Subnet Mask. Vì quy định của giao thức TCP/IP là khi 2 địa chỉ IP muốn giao tiếp trực tiếp với nhau, thì chúng cần nằm chung một mạng, có nghĩa là phải chung Network ID. 

Do đó, Subnet Mask cũng chính là tập hợp 32 bit, được phân thành 2 vùng. Trong đó, bên trái là các bit 1, và phía bên phải là các bit 0. Còn Network có IP thuộc vị trí ứng với bit 1 của Subnet Mask, đây chính là địa chỉ trực tuyến, trong khi đó, vùng bit 0 là host IP. Tóm lại, Subnet Mask sẽ thực hiện việc quy định lớp mạng cho IP. Đồng thời, 2 thiết bị kết nối mạng chỉ giao tiếp được với nhau khi chúng cùng cấu hình Subnet Mask.

Tìm hiểu về cấu tạo địa chỉ IP

Địa chỉ IP sẽ được chia thành 5 lớp khác nhau. Mỗi lớp sẽ có cách xác định địa chỉ trực tuyến và địa chỉ host IP không giống nhau.

  • Lớp A: Gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên bắt đầu từ 1 – 126 (tức là từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0). Lớp này thường dành cho các tổ chức có quy mô lớn. 
  • Lớp B: Gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên bắt đầu từ 128 – 191 (tức là từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0). Đây là lớp dành cho các tổ chức có quy mô trung bình.
  • Lớp C: Gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên bắt đầu từ 192 – 223 (tức là từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0). Lớp này dành cho những tổ chức có quy mô nhỏ.
  • Lớp D: Gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên bắt đầu từ 224 đến 239 (tức là từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255). Đây là lớp dùng để phát thông tin Multicast/Broadcast.
  • Lớp E: Gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên bắt đầu từ 240 – 255 (tức là từ 240.0.0 đến 254.255.255.255). Lớp này được dành phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu.

Lý do cần địa chỉ IP?

IP giúp cho các thiết bị mạng internet dễ dàng nhận ra nhau và tiến hành giao tiếp với nhau. Chính vì thế, nếu thiếu địa chỉ IP thì việc trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các máy tính hay giữa 2 thiết bị mạng sẽ không xảy ra.

Ưu, nhược điểm của địa chỉ IP

Ưu điểm:

  • Là một giao thức kết nối và giao tiếp của các thiết bị mạng trên môi trường internet.
  • Địa chỉ IP giúp thiết bị dễ dàng truy cập internet.
  • Đem đến sự thuận tiện, dễ dàng cho việc quản lý hệ thống mạng của người dùng.
  • Sự ra đời của địa chỉ IP được xem là bước phát triển vượt bậc trong công nghệ thông tin.

Nhược điểm:

  • Khi bị hacker xâm nhập hay tấn công thì thông tin cá nhân người dùng bị khai thác một cách dễ dàng. 
  • Các hoạt động trên môi trường internet của người dùng thường bị lưu lại IP.

Các loại địa chỉ host IP

Địa chỉ IP chia thành 4 loại: IP riêng, IP công cộng, IP tĩnh và IP động nên host IP cũng có 4 loại tương ứng.

Đây là địa chỉ IP được dùng trong một mạng riêng. Chúng thường được tạo bằng router hoặc thủ công. IP riêng phù hợp sử dụng khi muốn cung cấp cách giao tiếp cho thiết bị với router cùng những thiết bị khác trên mạng.

Đây là địa chỉ IP dùng bên ngoài mạng và do ISP chỉ định. Hay nói cách khác IP công cộng sẽ do đơn vị cung cấp dịch vụ internet chỉ định và kết nối nhiều thiết bị qua mạng internet. Khi có IP công cộng, các thiết bị trong mạng đều thực hiện được tính năng truy cập website hoặc liên hệ với máy tính khác.

Đây là địa chỉ IP được cấu hình cho thiết bị khác bằng cách thủ công. Địa chỉ IP tĩnh này được gán qua máy chủ DHCP. Hay nói đơn giản, IP tĩnh sẽ không thay đổi về địa chỉ.

Địa chỉ IP này sẽ được gán tự động cho node hay từng kết nối mạng. Theo đó, máy chủ DHCP sẽ đảm nhận việc gán địa chỉ IP tự động, đồng thời, những kết nối mạng cũng có thay đổi. 

Ưu điểm của IP động là cài đặt dễ dàng, tính linh hoạt cao và thuận tiện trong công tác quản lý. Ngoài ra, thiết bị kết nối mạng sẽ không bị giới hạn số lượng. Bởi, chúng có khả năng giải phóng bộ nhớ địa chỉ IP trong trường hợp không cần đến kết nối internet, nên các thiết bị khác sẽ dễ dàng truy cập.

Hướng dẫn cách tìm địa chỉ host IP 

Khi muốn tìm địa chỉ IP riêng, bạn thực hiện 2 cách sau:

– Bước 1: Vào Start Menu, tìm đến Control Panel.

– Bước 2: Click vào mục View Network Status and Tasks.

– Bước 3: Bạn click vào hệ thống mạng mà máy tính đang truy cập, sau đó nhấn Detail.

– Bước 4: Khi thấy địa chỉ Ipv4 address hiện ra thì đó chính là IP riêng của hệ thống mạng.

– Bước 1: Click tổ hợp phím Window + R để mở hộp thoại Run. Trong hộp thoại vừa xuất hiện, bạn gõ CMD.

– Bước 2: Bạn gõ câu lệnh Ipconfig để tìm nhanh địa chỉ IP

Trong trường hợp, muốn tìm địa chỉ IP công cộng thì bạn có thể dùng một số website hỗ trợ cho việc tìm IP trên router như ipchicken.com, whatsmyip.org,… Các website này hoạt động tốt trên mọi thiết bị kết nối mạng nên sẽ là trợ thủ đắc lực trong việc tìm IP công cộng.

Các phiên bản của host IP 

Đây là phiên bản thứ 4 của quá trình phát triển giao thức kết nối internet. IPv4 là giao thức của TCP/IP, ứng với lớp Network. Cấu tạo của IPv4 có 4 nhóm số thập phân, ngăn cách nhau bằng dấu “.”. Trong đó, mỗi nhóm gồm 8 bit dữ liệu (bộ 8 bit nhị phân), gọi là oc-tet. Mỗi oc-tet có giá trị là 2^8 = 256 (thuộc trong khoảng giá trị 0 – 255).

Phiên bản này ra đời để xử lý tình trạng cạn nguồn địa chỉ IPv4, thông qua việc cung cấp số lượng địa chỉ khổng lồ, phục vụ cho các hoạt động internet. Đây cũng là phiên bản có nhiều cải tiến nên hiện nay được nhiều người sử dụng hơn IPv4. IPv6 dài 128 bit, được biểu diễn bằng dạng cụm số hexa và phân cách nhau bằng dấu “::”.