Đạt kết quả cao trong học tập dịch là gì năm 2024

Động cơ học tập của học sinh không có sẵn, không thể áp đặt. Động cơ học tập của học sinh được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện. Trong quá trình đó, giáo viên là người dẫn dắt, học sinh phải tự hình thành mục đích, động cơ học tập cho mình.

Trong môi trường học đường, nhà trường cần có định hướng để học sinh hướng đến hình thành động cơ đối tượng, đó là loại động cơ ưu thế giúp học sinh hình thành được động cơ học tập đúng đắn. Nhà trường và giáo viên cũng cần coi trọng đúng mức các động cơ kích thích, nhưng không lạm dụng chúng.

Đạt kết quả cao trong học tập dịch là gì năm 2024

Ảnh: Thanh Hải (nguồn: www.caibe.tiengiang.edu.vn)

1. Vấn đề cấp thiết

Học tập là hoạt động sống, hoạt động đó dẫn người học hướng tới tri thức, kỹ năng, hình thành nhân cách, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Đó là mục đích tối thượng, cốt lõi của học tập. Tuy vậy, qua học tập không phải ai cũng dễ dàng đạt được mục đích học tập đã đề ra cho mình mặc dù mục đích đó của mỗi người là tự thân và khác nhau về dạng thức, cấp độ, trình độ cần đạt được. Một trong những nguyên nhân không đạt được mục đích là do người học không xác lập, xây dựng được động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Do thiếu động cơ đúng đắn trong học tập, người học bị chùn bước, buông xuôi trước các khó khăn, cản ngại, cám dỗ phát sinh trong quá trình học tập, hệ quả là người học khó đạt được mục tiêu, mục đích học tập của mình. Do thái độ học tập chưa tốt, người học sẽ học tập không nghiêm túc, không xây dựng được phương pháp tự học, cách học khoa học, điều đó làm cho việc học tập kém hiệu quả, dẫn đến không đạt được mục đích học tập.

Ở bậc trung học (trung học cơ sở và trung học phổ thông) việc học tập thiếu động cơ, mục đích rõ ràng của học sinh cũng là vấn đề khá phổ biến, nhất là đối với cấp học trung học cơ sở. Ở cấp học này, nhiều học sinh còn đang ở lứa tuổi vị thành niên, việc hình thành động cơ, thái độ học tập chưa được sự quan tâm, chú ý của học sinh, chưa được sự hướng dẫn đầy đủ của gia đình, nhà trường và giáo viên.

Trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nội dung giáo dục sẽ chuyển đổi từ hình thành cho học sinh kiến thức, kỹ năng, thái độ đơn thuần nâng lên thành giáo dục, hình thành cho học sinh phẩm chất, năng lực thì vấn đề xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh và nâng cao trách nhiệm của giáo viên là vấn đề cấp thiết.

2. Động cơ học tập – Một số khái niệm cơ bản

2.1. Động cơ và động cơ học tập

Theo tự điển Tiếng Việt: "Động cơ là cái chi phối thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động" [3]

Theo J.Piaget: "Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó" [1]

Động cơ hoạt động là nguyên nhân trực tiếp của hành động, duy trì hứng thú, tạo ra sự chú ý liên tục, giúp chủ thể vượt qua mọi khó khăn đạt mục đích đã định. Động cơ hoạt động quyết định kết quả của hoạt động.

Với các khái niệm dẫn dắt như trên, ta có thể hiểu "Động cơ học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh nhằm đạt kết quả về nhận thức và phát triển nhân cách"

2.2.Phân loại động cơ học tập

Đạt kết quả cao trong học tập dịch là gì năm 2024

Có nhiều lý thuyết về động cơ như: Thuyết phân tâm học của S.S.Freud, thuyết hành vi của B.F.Skinner, thuyết hoạt động của A.N.Leonchiep…Mỗi lý thuyết đều có đặc trưng riêng xuất phát từ cách tiếp cận, phân tích, nghiên cứu khác nhau về việc hình thành, duy trì, biến đổi động cơ hoạt động của con người. Mỗi lý thuyết tuy cũng có tính phiến diện, đặc thù nhưng các lý thuyết nhìn chung bổ sung cho nhau về những khiếm khuyết của mỗi lý thuyết.

Trong thực tế, có nhiều cách phân loại về động cơ theo nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau. Động cơ học tập của học sinh là động cơ hoạt động sống vì vậy, việc nghiên cứu nó rất gần gũi với lý thuyết hoạt động của A.N.Leonchiep.

Về phân loại, có thể phân chia thành 6 loại cơ bản theo từng cặp động cơ học tập của học sinh như sau:

1/Xét về tác động khách quan, chủ quan trong hình thành động cơ học tập, có động cơ bên trong và động cơ bên ngoài.

2/Xét về tác động của môi trường với chủ thể trong việc hình thành động cơ học tập, có động cơ cá nhân và động cơ xã hội.

3/Xét về các tác động trực tiếp, gián tiếp hình thành động cơ học tập, có động cơ gần và động cơ xa.

4/Xét về tính chất của việc hình thành động cơ học tập, có động cơ ham thích và động cơ nghĩa vụ.

5/Xét về mục tiêu, nhu cầu của chủ thể trong hình thành động cơ học tập, có động cơ quá trình và động cơ kết quả.

6/ Xét về các tác nhân cơ bản hình thành nên động cơ học tập, có động cơ đối tượng và động cơ kích thích.

Ngoài ra còn có phân loại các động cơ học tập khác như: động cơ nghề nghiệp, động cơ thực dụng, động cơ vụ lợi ....

2.3. Động cơ học tập của học sinh – cái được hình thành, không có sẵn

Động cơ học tập của học sinh không có sẵn, không bẩm sinh, di truyền và cũng không thể áp đặt mà có. Động cơ học tập của học sinh được hình thành dần dần trong quá trình học tập, rèn luyện. Trong quá trình đó, vai trò của giáo viên (giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, hướng nghiệp...) là vô cùng quan trọng nhất là đối với học sinh bậc trung học. Giáo viên là người dẫn dắt học sinh hướng tới tri thức, hình thành nhân cách cho học sinh. Trong quá trình đó, học sinh phải hình thành, xây dựng được cho mình mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Điều đó có được là do tự thân của học sinh và trách nhiệm hướng dẫn của giáo viên.

3. Trách nhiệm của giáo viên trong giáo dục học sinh xây dựng động cơ học tập

3.1.Trách nhiệm của giáo viên:

Động cơ học tập của học sinh đa dạng và đa tầng, việc xây dựng, hình thành động cơ học tập của học sinh vì vậy cũng đa dạng về hình thức và phong phú về biện pháp.

Về trách nhiệm, giáo viên là người giúp học sinh hình thành động cơ học tập đúng đắn, lành mạnh.Về phương pháp, giáo viên không được áp đặt hoặc đưa ra những mô hình động cơ học tập có sẵn cho học sinh. Giáo viên đóng vai trò là người khơi dậy mạnh mẽ ở học sinh nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh tri thức trong học tập, hình thành động cơ học tập đúng đắn tạo nguồn để xây dựng thái độ học tập tự giác, tích cực hướng đến mục đích học tập. Trong nhà trường phổ thông không có môn dạy riêng về động cơ học tập, môn nhân cách học…Việc hình thành động cơ, nhân cách cho học sinh là thông qua các hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên, qua môn học.

Trong giảng dạy, giáo dục, sinh hoạt học sinh..., giáo viên tổ chức cho học sinh tự phát hiện ra cái mới, cách giải quyết sáng tạo nhiệm vụ học tập, có những trải nghiệm tốt đẹp qua học tập dần dần làm phát sinh nhu cầu của học sinh về tri thức khoa học, nhu cầu giải quyết các vấn đề trong học tập, ứng dụng trong cuộc sống. Học tập dần dần trở thành nhu cầu, niềm vui không thể thiếu của học sinh. Qua đó học tập biến thành động cơ và bắt đầu định hướng cho các hoạt động học tập cụ thể, là động lực thúc đẩy cho học sinh vượt qua các khó khăn, nghịch cảnh trong học tập.

3.2. Hình thành động cơ học tập của học sinh

Trong hoạt động học tập, học sinh sẽ chịu nhiều tác động từ nhà trường, gia đình, xã hội và hình thành nhiều loại động cơ học tập khác nhau cùng một lúc như động cơ bên trong (học để hiểu biết) động cơ bên ngoài (học để được khen thưởng), động cơ cá nhân (học để trở thành học sinh giỏi), động cơ xã hội (học để cha mẹ vui lòng, bạn bè tôn trọng)…Tựu trung trong các động cơ học tập đang tồn tại trong học sinh, mỗi học sinh sẽ dần hình thành, sắp xếp cho mình thứ bậc các động cơ, động cơ nào là ưu thế, cốt lõi, động cơ nào là thứ yếu, phụ thuộc. Do đặc điểm tâm lý, môi trường sống, nhận thức của mỗi học sinh, các em sẽ có sự sắp xếp thứ bậc các động cơ khác nhau thậm chí loại bỏ các động cơ không còn tác dụng (là sự sắp xếp có ý thức hay vô thức). Các động lực có được từ các động cơ học tập khác nhau cũng có thể tạo ra các kết quả giống nhau. Điều đó là bình thường bởi vì nó mang dấu ấn của những xu hướng cá nhân khác nhau, nhân cách khác nhau với các học sinh khác nhau. Thí dụ trong câu chuyện Lưu Bình - Dương Lễ là hai người bạn thân, cả hai đều có mục tiêu chung là học để đỗ đạt làm quan. Dương Lễ nhà nghèo sớm hình thành cho mình động cơ học tập là nghề nghiệp và cuộc sống tương lai tốt hơn. Dương Lễ đỗ đạt làm quan. Lưu Bình không có động cơ học tập rõ ràng nên thi rớt. Sau khi bị Dương Lễ bạc đãi (giả vờ khinh thị để khiêu khích Lưu Bình), Lưu Bình tức tối, muốn trả thù Dương Lễ nên quyết tâm học tập và cũng đỗ đạt làm quan. Như vậy, Lưu Bình và Dương Lễ tuy xuất phát từ những động cơ học tập khác nhau nhưng đều đạt cùng mục đích học tập giống nhau. Dĩ nhiên trong trường hợp này, xu hướng cá nhân và nhân cách Lưu Bình, Dương Lễ là khác nhau.

Về vấn đề này, theo A.N.Leonchiep, ông chia động cơ thành hai nhóm động cơ đối tượng (động cơ tạo nhân cách) và động cơ kích thích. Về động cơ đối tượng, theo ông đó là đặc trưng hoạt động của con người, cái thúc đẩy con người (động lực) say mê hướng vào đối tượng chính của hoạt động là để chiếm lĩnh đối tượng, cải biến đối tượng. Thí dụ đối với hoạt động học của học sinh, sinh viên đối tượng chính là tri thức và ứng dụng tri thức; đối tượng chính của người thợ là chất lượng sản phẩm và cải tiến sản phẩm...

Động cơ kích thích là những kích thích bên ngoài đối tượng (khen, thưởng, lợi ích, tự ái…) cũng có tác động làm cho chủ thể say mê trong hoạt động.

Nhưng nếu quá say mê hoạt động vì động cơ kích thích, chủ thể sẽ xa rời động cơ đối tượng, không còn say mê hướng về đối tượng để hoạt động hoặc sẽ rất tích cực vì những kích thích bên ngoài đối tượng. Điều đó sẽ dẫn đến chủ thể (nhân cách) dần dần xa rời đối tượng. Lúc này, "sự tích cực" sẽ chỉ còn là sự giả dối, chạy theo lợi ích bên ngoài: Nếu là học sinh, sinh viên thì có thể có biểu hiện như: học chỉ để thi, học vì bằng cấp, để có được nghề nghiệp "ăn rắng mặc trơn đơn thuần" nếu gặp khó khăn thì mua bằng, xin điểm…Ở người thợ, nếu chỉ vì cần có nhiều tiền, ông ta sẽ không còn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm, thậm chí có thể làm hàng gian, hàng giả...

Trong môi trường học đường, nhà trường cần có định hướng để học sinh hướng đến hình thành động cơ đối tượng, đó là loại động cơ ưu thế giúp học sinh xây dựng được động cơ đúng đắn, lành mạnh. Tuy vậy nhà trường và giáo viên cũng cần coi trọng đúng mức các động cơ kích thích, nhưng không lạm dụng chúng như khen thưởng quá đà, chạy theo thành tích quá mức làm tha hóa động cơ học tập của học sinh.

Ngoài ra để giúp học sinh củng cố duy trì động cơ học tập đúng đắn, nhà trường, thầy cô giáo khi có dịp cần nhắc nhở học sinh tự mình trả lời các câu hỏi về học tập như: Học để làm gì? (mục đích); Học vì cái gì? (Động cơ học tập); Tại sao phải học? (nhu cầu) và Học như thế nào? (thái độ). Bốn câu hỏi có sự liên hoàn chặt chẽ nhau. Các câu trả lời nhận được cùng một thời điểm trên một học sinh sẽ cho chúng ta một bức tranh về xây dựng, hình thành động cơ học tập của mỗi em như thế nào.

Đạt kết quả cao trong học tập dịch là gì năm 2024

4. Thay lời kết luận

Động cơ học tập của học sinh cũng là một yếu tố động, khi được hình thành nó cũng tiếp tục vận động và biến đổi. Khi nêu những câu hỏi nêu trên cho học sinh vào những thời điểm, những giai đoạn phát triển khác nhau của học sinh, chúng ta sẽ nhận được những câu trả lời khác nhau. Thầy, cô giáo sẽ rất vui khi so sánh các câu trả lời của học sinh của mình có được các dấu hiệu như : mục đích, mục tiêu ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn, động cơ, nhu cầu, thái độ học tập ngày càng đúng đắn, lành mạnh và tiến bộ hơn.

NGƯT.TS. Phạm Văn Khanh (Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục tỉnh Tiền Giang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Lê Văn Hồng-Lê Ngọc Lan-Nguyễn Văn Thàng (2001) Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học Sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Luận văn Thạc sĩ : Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Phước (2014), Học viên Vũ Đức Sửu, GV hướng dẫn Th.S Huỳnh Lâm Anh Chương.

3. Từ điển Tiếng Việt (1994), Nxb Khoa học xã hội. Trung tâm từ điển tiếng Việt. Hà Nội.

4. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2001), Nxb Khoa học xã hội. Trung tâm từ điển tiếng Việt. Hà Nội.