Sách hê bơ rơ là sách gì bên công giáo năm 2024

Một cuốn sách trong Tân Ước. Phao lô viết thư này cho các tín hữu người Do Thái của Giáo Hội để thuyết phục họ biết rằng những vấn đề quan trọng của luật pháp Môi Se đã được hoàn thành trong Đấng Ky Tô và luật pháp phúc âm cao hơn của Đấng Ky Tô đã thay thế luật pháp Môi Se. Khi Phao Lô trở về Giê Ru Sa Lem vào cuối công cuộc truyền giáo lần thứ ba của ông (vào khoảng năm 60 sau T.C.), ông nhận thấy rằng nhiều tín hữu người Do Thái của Giáo Hội vẫn còn tuân theo luật pháp Môi Se (). Lúc đó cũng ít nhất là đã mười năm sau đại hội của Giáo Hội ở Giê Ru Sa Lem đã quyết định rằng một số các giáo lễ của luật pháp Môi Se không cần thiết cho sự cứu rỗi các Ky Tô Hữu dân ngoại. Hiển nhiên là chẳng bao lâu sau đó Phao Lô đã viết thư cho người Hê Bơ Rơ để trình bày cho họ thấy bằng chính thánh thư của họ và bằng những lý luận sâu sắc tại sao họ không còn phải thực hành luật pháp Môi Se nữa.

Các chương 1 và 2 giải thích rằng Chúa Giê Su thì cao trọng hơn các thiên sứ. Các chương 3–7 so sánh Chúa Giê Su với Môi Se và với luật pháp Môi Se, và chứng minh rằng Ngài cao trọng hơn cả hai. Các chương này cũng giảng dạy rằng Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc thì lớn hơn Chức Tư Tế A Rôn. Các chương 8–9 diễn tả việc các giáo lễ của luật pháp Môi Se chuẩn bị dân chúng cho giáo vụ của Đấng Ky Tô như thế nào và tại sao Đấng Ky Tô là Đấng trung gian của giao ước mới (; ). Chương 10 là sự khuyên nhủ phải tận tâm và trung tín. Chương 11 là bài giảng về đức tin. Chương 12 đưa ra những lời khuyên nhủ và chào thăm. Chương 13 nhắc lại tính chất tôn kính của hôn nhân và tầm quan trọng của sự vâng lời.

Nhiều người biết Phao-lô là sứ đồ cho “dân ngoại”. Nhưng phải chăng thánh chức của ông chỉ giới hạn trong vòng dân ngoại? Dĩ nhiên không! Ngay trước lúc Phao-lô báp têm và được giao cho công việc đó, Chúa Giê-su nói với A-na-nia: “Ta đã chọn người nầy [Phao-lô] làm một đồ-dùng ta, để đem danh ta đồn ra trước mặt các dân ngoại, các vua, và con-cái Y-sơ-ra-ên” (Công 9:15; Ga 2:8, 9). Nội dung của sách Hê-bơ-rơ thật phù hợp với sứ mạng của Phao-lô là rao truyền danh Chúa Giê-su cho người Y-sơ-ra-ên.

2 Tuy nhiên, một số nhà phê bình nghi ngờ việc Phao-lô viết sách Hê-bơ-rơ. Một lý do là trong thư không có tên của Phao-lô. Nhưng thật ra đó không phải là lý do chính đáng vì nhiều sách chính điển trong Kinh Thánh không nêu tên người viết. Những người này thường được biết qua các đặc điểm trong sách mà họ viết. Hơn nữa, một số người cho rằng có thể Phao-lô đã cố ý không dùng tên mình khi viết cho các tín đồ người Do Thái ở xứ Giu-đê vì dân Do Thái ở đó thù ghét ông (Công 21:28). Sự thay đổi văn phong so với những thư khác của Phao-lô cũng không thật sự là yếu tố để bác bỏ việc ông đã viết thư này. Cho dù nói với dân ngoại giáo, dân Do Thái hoặc tín đồ Đấng Christ, Phao-lô cho thấy ông có thể “trở nên mọi cách cho mọi người”. Ở đây ông dùng quan điểm của một người Do Thái để lý luận với người Do Thái, những lập luận mà họ có thể hiểu rõ và quý trọng.—1 Cô 9:22.

3 Các bằng chứng trong sách đều cho thấy Phao-lô là người viết. Người viết lúc đó ở Y-ta-li và kết hợp với Ti-mô-thê. Hai chi tiết này trùng khớp với Phao-lô (Hê 13:23, 24). Ngoài ra, những điều trong sách mang nét đặc trưng của Phao-lô, (dù những lập luận được trình bày theo quan điểm của một người Do Thái), được viết chủ yếu để thu hút những người trong hội thánh nói tiếng Hê-bơ-rơ, là đối tượng để ông viết thư. Về điểm này, sách Clarke’s Commentary, tập 6, trang 681, nói về sách Hê-bơ-rơ như sau: “Thư này được viết cho người Do Thái và điều này được thấy rõ qua bố cục của thư. Nếu thư này được viết cho Dân ngoại, thì trăm người cũng không có được một người hiểu lập luận này vì họ không quen thuộc với hệ thống của dân Do Thái, là điều mà người viết đề cập rất nhiều trong thư”. Điều này giúp giải thích lý do có sự khác biệt về văn phong giữa thư này với các thư khác của Phao-lô.

4 Việc phát hiện tập giấy cói Chester Beatty Số 2 (P46) vào khoảng năm 1930 đưa thêm bằng chứng cho thấy Phao-lô là người viết thư này. Về tập giấy cói nói trên (được viết chỉ khoảng một thế kỷ rưỡi sau khi Phao-lô qua đời), nhà phê bình văn bản Kinh Thánh người Anh rất lỗi lạc là Sir Frederic Kenyon bình luận: “Điều đáng chú ý là sách Hê-bơ-rơ được đặt ngay sau sách Rô-ma (một vị trí hầu như chưa từng có). Điều này cho thấy vào thời xưa khi tập giấy này được viết ra, người ta không nghi ngờ thư này là do Phao-lô viết”a. Cũng về vấn đề này, bách khoa từ điển McClintock and Strong’s Cyclopedia ghi rõ ràng: “Không có bằng chứng đáng kể nào, dù trong thư hoặc trong những tài liệu khác, ủng hộ bất cứ ai nói mình là người viết thư này”b.

5 Ngoài việc được tín đồ thời ban đầu chấp nhận, nội dung của sách Hê-bơ-rơ chứng tỏ sách được “Đức Chúa Trời soi dẫn”. Sách này nhiều lần hướng độc giả đến các lời tiên tri trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ, đề cập đến nhiều điều trong các sách trong Kinh Thánh được viết vào thời xưa, và cho thấy các điều này đều ứng nghiệm nơi Chúa Giê-su như thế nào. Chỉ trong chương đầu, ít nhất bảy lần phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ đã được trích dẫn để cho thấy rằng “Con” hiện nay cao trọng hơn các thiên sứ. Sách này luôn đề cao Lời của Đức Giê-hô-va và danh Ngài, cho thấy Chúa Giê-su là Chúa của Sự Sống và Nước Trời do Đấng Christ cai trị là hy vọng duy nhất của nhân loại.

6 Về thời điểm viết, như đã được đề cập, Phao-lô viết thư này khi đang ở Y-ta-li. Để kết thúc thư, ông viết: “Hãy biết rằng anh em chúng ta là Ti-mô-thê đã được thả ra; nếu người sớm đến, tôi sẽ cùng người đi thăm anh em” (13:23). Điều này cho thấy dường như Phao-lô trông mong được ra tù sớm và muốn cùng đi với Ti-mô-thê, là người cũng từng bị giam. Vì thế, thời điểm mà có lẽ Phao-lô viết thư này là năm cuối của lần đầu ông bị giam tại Rô-ma; đó là năm 61 CN.

7 Trong giai đoạn cuối của xã hội người Do Thái thời đó, tín đồ gốc Do Thái tại xứ Giu-đê và nhất là những người ở Giê-ru-sa-lem phải trải qua một thời kỳ đầy gian nan thử thách. Khi thấy tin mừng phát triển và lan rộng, người Do Thái trở nên quá khích, tức giận, hết sức chống đối tín đồ Đấng Christ. Chỉ vài năm trước đó, việc Phao-lô có mặt tại Giê-ru-sa-lem cũng đủ gây ra cuộc nổi loạn, những người Do Thái sùng đạo gào thét lên rằng: “Hãy cất người dường ấy khỏi thế-gian! Nó chẳng đáng sống đâu!”. Hơn 40 người Do Thái cùng thề sẽ không ăn không uống cho đến khi giết được ông, và vì vậy, phải cần một đoàn quân trang bị đầy đủ vũ khí để đưa ông đến thành Sê-sa-rê vào ban đêm (Công 22:22; 23:12-15, 23, 24). Anh em tại đó phải sinh sống, rao giảng, và giữ vững đức tin dù sống trong tình trạng bị nhiều người cuồng tín thù ghét. Họ phải có kiến thức sâu rộng về việc Đấng Christ đã làm trọn Luật Pháp như thế nào để họ không trở lại Do Thái giáo cũng như không dâng thú vật làm của lễ theo Luật Pháp Môi-se. Và thật thế, tất cả những điều này giờ đây chỉ là nghi thức mà thôi.

8 Không ai ngoài sứ đồ Phao-lô có thể hiểu rõ về áp lực và sự bắt bớ mà tín đồ Đấng Christ gốc Do Thái phải đương đầu. Không ai được trang bị tốt hơn là Phao-lô (trước đây là người Pha-ri-si) để giúp họ biết lý lẽ và cách lập luận chặt chẽ hầu có thể bác bỏ truyền thống của người Do thái. Sử dụng kiến thức sâu rộng về Luật Pháp Môi-se mà ông đã học được từ Ga-ma-li-ên, Phao-lô trình bày bằng chứng không thể chối cãi được rằng Đấng Christ đã làm ứng nghiệm Luật Pháp, các qui định và của-lễ của Luật Pháp. Ông cho thấy làm thế nào những điều này giờ đây đã được thay thế bằng những hiện thực huy hoàng hơn rất nhiều, mang lại lợi ích vô kể dưới một giao ước mới và tốt hơn. Với trí óc sắc sảo, ông đưa ra hết bằng chứng này đến bằng chứng khác một cách rõ ràng và đầy sức thuyết phục. Những điều như sự chấm dứt của Giao Ước Luật Pháp và sự bắt đầu giao ước mới, tính ưu việt của chức thầy tế lễ của Đấng Christ so với chức thầy tế lễ theo dòng A-rôn, chân giá trị của sự hy sinh làm của lễ của ngài so với việc dâng bò và dê làm của lễ, việc Đấng Christ vào trình diện trước mặt Đức Giê-hô-va ở trên trời thay vì vào lều tạm tầm thường ở trên đất là những sự dạy dỗ mới. Tất cả những sự dạy dỗ đó (là những điều khiến người Do Thái không tin đạo Đấng Christ cảm thấy vô cùng phẫn nộ) đều được trình bày trong sách Hê-bơ-rơ cho tín đồ người Do Thái với nhiều bằng chứng từ Kinh Thánh phần tiếng Hê-bơ-rơ đến nỗi không một người Do Thái phải lẽ nào lại không tin.

9 Qua thư này, tín đồ Đấng Christ gốc Do Thái có một vũ khí mới mạnh mẽ để lý luận khiến những người Do Thái bắt bớ họ không thể gièm chê. Hơn nữa, thư này cũng giúp họ lập luận, thuyết phục những người Do Thái có lòng thành thật tìm kiếm lẽ thật của Đức Chúa Trời trở thành những người cải đạo. Ngoài ra, thư này còn cho thấy tình thương sâu đậm của Phao-lô dành cho các tín đồ gốc Do Thái và ông ao ước giúp họ một cách thực tế trong giai đoạn cần được giúp đỡ.

TẠI SAO HỮU ÍCH

23 Như một cuộc tranh luận pháp lý để biện minh cho Chúa Giê-su, thư gửi cho tín đồ gốc Hê-bơ-rơ là một kiệt tác không thể bẻ bác được, có bố cục hoàn hảo với nhiều tài liệu từ phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ để làm bằng chứng. Thư này bao gồm nhiều khía cạnh của Luật Pháp Môi-se—giao ước, huyết, người trung bảo, lều tạm (nơi thờ phượng), chức thầy tế lễ, các của-lễ—và cho thấy những điều này chỉ là sự sắp đặt mẫu được Đức Chúa Trời lập nên để chỉ về những điều tốt lành hơn sẽ đến, và tất cả các điều đó đều tập trung vào Chúa Giê-su và sự hy sinh của ngài, là điều làm ứng nghiệm Luật pháp. Phao-lô nói Luật Pháp “đã cũ đã già, thì gần tiêu mất đi”. Nhưng “Đức Chúa Jêsus-Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay-đổi” (8:13; 13:8; 10:1). Những tín đồ gốc Do Thái đó hẳn cảm thấy vui mừng biết bao khi đọc thư này!

24 Ngày nay, những điều nói trên có giá trị gì cho chúng ta, những người có hoàn cảnh khác với những tín đồ gốc Do Thái? Vì không ở dưới Luật Pháp, chúng ta có thể được lợi ích nào trong lập luận của Phao-lô không? Chắc chắn là có. Thư cho chúng ta biết sự sắp đặt về giao ước mới tuyệt hảo dựa theo lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham; đó là nhờ Dòng Dõi của ông mà mọi dân trên đất sẽ nhận được phước. Hy vọng duy nhất về sự sống của chúng ta là sự ứng nghiệm của lời Đức Giê-hô-va hứa vào thời xưa: đó là sự ban phước qua Dòng Dõi của Áp-ra-ham, tức Chúa Giê-su Christ. Dù không ở dưới Luật Pháp, nhưng chúng ta sanh ra trong tội lỗi vì là con cháu của A-đam, và chúng ta cần một thầy tế lễ thượng phẩm có lòng thương xót, là đấng dâng của-lễ chuộc tội có giá trị, đấng có thể đến trước mặt Đức Giê-hô-va ở trên trời và đứng ra cầu xin cho chúng ta. Trong sách này, chúng ta biết: ngài là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, đấng có thể dẫn chúng ta đến sự sống trong thế giới mới của Đức Giê-hô-va; ngài có thể thông cảm với những yếu đuối của chúng ta; ngài đã “bị thử-thách trong mọi việc cũng như chúng ta”, và ngài mời chúng ta “vững lòng đến gần ngôi ơn-phước, hầu cho được thương-xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì-giờ có cần-dùng”.—4:15, 16.

25 Ngoài ra, trong thư Phao-lô gửi cho người Hê-bơ-rơ, chúng ta phấn khởi vì thấy bằng chứng là những lời tiên tri được ghi lại từ thời xa xưa trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ về sau đã được ứng nghiệm một cách tuyệt vời. Tất cả những điều này là để dạy dỗ và an ủi chúng ta ngày nay. Chẳng hạn, trong sách Hê-bơ-rơ, Phao-lô đã năm lần áp dụng lời tiên tri về Nước Trời nơi Thi-thiên 110:1 vào Chúa Giê-su Christ là Dòng Dõi của Nước Trời, đấng “ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời” để đợi “những kẻ thù-nghịch Ngài bị để làm bệ dưới chân Ngài” (Hê 12:2; 10:12, 13; 1:3, 13; 8:1). Thêm vào đó, Phao-lô trích dẫn Thi-thiên 110:4 để giải thích địa vị quan trọng của Con Đức Chúa Trời với tư cách “thầy tế-lễ đời đời, theo ban Mên-chi-xê-đéc”. Theo Kinh Thánh, Mên-chi-xê-đéc “không cha, không mẹ, không gia-phổ; không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời”. Như Mên-chi-xê-đéc, Chúa Giê-su cũng vừa là Vua, vừa là “thầy tế-lễ đời đời vô cùng” để qua giá chuộc, ngài đem lại những lợi ích vĩnh cửu cho tất cả những ai vâng phục quyền cai trị của ngài (Hê 5:6, 10; 6:20; 7:1-21). Cũng chính vị Vua kiêm Thầy Tế Lễ này, là đấng mà Phao-lô đề cập đến khi trích Thi-thiên 45:6, 7: “Ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia; bính-quyền nước Chúa là một bính-quyền ngay-thẳng. Chúa ưa sự công-bình, và ghét điều gian-ác; cho nên Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời của Chúa, đã xức dầu cho Chúa bằng dầu vui-vẻ trổi hơn đồng-loại Chúa” (Hê 1:8, 9). Qua việc Phao-lô trích dẫn từ phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ và cho thấy sự ứng nghiệm của những điều đó vào Chúa Giê-su, chúng ta hiểu rõ những điều nằm trong ý định của Đức Chúa Trời.

26 Như thư gửi cho tín đồ gốc Hê-bơ-rơ cho thấy rõ, Áp-ra-ham trông mong Nước Trời, “một thành có nền vững-chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây-cất và sáng-lập”—thành “ở trên trời”. “Bởi đức-tin”, ông nhắm đến Nước Trời và đã hy sinh rất nhiều để có thể hưởng ân phước của Nước ấy qua “sự sống lại tốt hơn”. Quả là một gương mẫu nổi bật mà chúng ta thấy nơi Áp-ra-ham và nơi tất cả những người tin kính, những ‘người chứng-kiến [“nhân chứng”,Tòa Tổng Giám Mục], như đám mây rất lớn’ mà Phao-lô mô tả trong chương 11 của sách Hê-bơ-rơ! Khi đọc lời tường thuật này, lòng chúng ta hân hoan vui mừng, quý trọng đặc ân và hy vọng mà chúng ta có bên cạnh những người trung kiên như thế. Như vậy, chúng ta được khích lệ để ‘lấy lòng nhịn-nhục theo-đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho chúng ta’.—11:8, 10, 16, 35; 12:1.

27 Trích lời tiên tri của A-ghê, Phao-lô hướng sự chú ý đến lời hứa của Đức Chúa Trời: “Còn một lần nữa, ta sẽ chẳng những rúng-động đất mà thôi, nhưng cũng rúng-động trời nữa” (Hê 12:26; A-ghê 2:6). Tuy nhiên, Nước Trời dưới sự cai trị của Chúa Giê-su (tức Dòng Dõi) sẽ bền vững mãi mãi. “Như vậy, vì chúng ta có phần trong một nước không hay rúng-động, nên hãy cảm ơn, hầu cho lấy lòng kính-sợ hầu việc Đức Chúa Trời một cách đẹp lòng Ngài”. Lời tường thuật hào hứng này bảo đảm với chúng ta rằng Đấng Christ sẽ xuất hiện lần thứ hai “không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu-rỗi cho kẻ chờ-đợi Ngài”. Vậy qua ngài, chúng ta hãy “hằng dâng tế-lễ bằng lời ngợi-khen cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông-trái của môi-miếng xưng danh Ngài ra”. Mong sao danh vĩ đại của Giê-hô-va Đức Chúa Trời sẽ được nên thánh đời đời qua vị Vua kiêm Thầy Tế Lễ của Ngài, Chúa Giê-su Christ!—Hê 12:28; 9:28; 13:15.