Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiểu đường

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiểu đường
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiểu đường

Trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh tiểu đường được sinh ra khi người mẹ đang mắc bệnh tiểu đường. Điều đó tức là người mẹ này có lượng đường (glucose) trong máu cao suốt thời gian mang thai.

Phụ nữ đang mang thai nếu có chỉ số đường huyết cao sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng cho trẻ sơ sinh, như vàng da, rối loạn hô hấp hay nặng cân khi sinh. Do đó, bạn cần hết sức chú ý theo dõi, chăm sóc trẻ có mẹ bị tiểu đường.

Trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường sẽ chịu những ảnh hưởng gì?

Lượng đường trong máu cao ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến trẻ sau khi sinh.

Trẻ sơ sinh được sinh ra khi mẹ bị tiểu đường thường có kích thước lớn hơn so với những trẻ khác. Các cơ quan như gan, tuyến thượng thận, và tim cũng có thể to hơn.

Đôi khi, những đứa trẻ này có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh do tăng mức insulin trong máu. Insulin có vai trò vận chuyển đường (glucose) trong máu vào các tế bào của cơ thể. Nồng độ đường trong máu của trẻ sơ sinh sẽ cần phải được theo dõi chặt chẽ trong 12–24 giờ đầu tiên sau sinh.

Các bà mẹ kiểm soát bệnh tiểu đường kém cũng có nhiều khả năng bị sẩy thai hoặc thai chết lưu. Việc sinh nở cũng rất khó khăn nếu em bé quá lớn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương cánh tay và các chấn thương thần kinh khác trong khi sinh.

Nếu người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai, con sẽ có nguy cơ dị tật bẩm sinh nếu bệnh không được kiểm soát tốt.

Các triệu chứng

Những trẻ sơ sinh thường lớn hơn so với tuổi thai. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Da xanh xao hoặc loang lổ (đốm), nhịp tim nhanh, thở nhanh (dấu hiệu của phổi chưa hoàn thiện hoặc suy tim)
  • Trẻ sơ sinh vàng da (vàng da)
  • Ăn uống kém, ngủ lịm, khóc yếu (dấu hiệu của hạ đường huyết nặng)
  • Mặt bị sưng húp
  • Mặt bị ửng đỏ

Các biện pháp kiểm tra và xét nghiệm

Trước khi em bé được sinh ra:

  • Người mẹ nên siêu âm trong những tháng cuối của thai kỳ để đánh giá sự phát triển của em bé có lớn so với tuổi thai không.
  • Xét nghiệm phổi có thể được thực hiện trên nước ối nếu em bé sẽ được sinh ra sớm hơn một tuần.

Sau khi em bé được sinh ra:

  • Các xét nghiệm có thể cho thấy rằng trẻ sơ sinh có lượng đường trong máu thấp và canxi trong máu thấp.
  • Siêu âm tim có thể cho biết trẻ có tim lớn hơn bình thường, có thể bị chứng suy tim.

Cách điều trị

Tất cả những trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường nên được kiểm tra lượng đường trong máu có thấp hay không (hạ đường huyết), ngay cả khi không có triệu chứng.

Nếu một trẻ sơ sinh có xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu thấp, thì nên đo đường huyết trong vòng vài ngày tiếp theo. Tiếp tục kiểm tra và theo dõi cho đến khi đường trong máu của trẻ sơ sinh ổn định với việc ăn bình thường.

Cho ăn sớm sau khi sinh có thể ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp trong trường hợp nhẹ. Lượng đường trong máu thấp sẽ được điều trị bằng đường (glucose) và nước thông qua đường tĩnh mạch.

Trẻ sơ sinh ít khi cần hỗ trợ hô hấp hoặc sử dụng các loại thuốc để điều trị các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường. Mức độ sắc tố màu da cam cao được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng (đèn chiếu). Trẻ ít khi sẽ được thay máu để điều trị vấn đề này.

Dự đoán về bệnh của trẻ sau này

Thông thường, các triệu chứng của trẻ sẽ hết trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, chứng tim to hơn bình thường có thể mất vài tháng để bình phục.

Các biến chứng có thể xảy ra:

  • Khuyết tật tim bẩm sinh
  • Suy tim
  • Sắc tố màu da cam mức cao – có thể gây tổn thương não vĩnh viễn nếu không được điều trị
  • Phổi chưa hoàn thiện
  • Sơ sinh đa hồng cầu (tế bào hồng cầu nhiều hơn bình thường) – có thể gây ra tắc nghẽn trong các mạch máu hay tăng sắc tố màu da cam trong máu
  • Hạ đường huyết nặng – có thể gây tổn thương não vĩnh viễn
  • Hội chứng đại tràng trái nhỏ – sẽ gây ra các triệu chứng tắc ruột
  • Thai chết lưu

Liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế

Nếu bạn đang mang thai và cần được chăm sóc thường xuyên trước khi sinh, việc kiểm tra định kỳ sẽ cho bạn thấy nếu bạn đang phát triển bệnh tiểu đường trong thai kỳ.

Nếu bạn đang mang thai và mắc bệnh tiểu đường mà không kiểm soát được, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.

Nếu bạn đang mang thai và không được chăm sóc trước khi sinh, bạn nên đến gặp bác sĩ. Bạn cũng có thể gọi trung tâm y tế để được hướng dẫn cách chăm sóc mình trước khi sinh.

Cách phòng ngừa

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cần được chăm sóc đặc biệt trong thai kỳ để phòng ngừa biến chứng. Kiểm soát lượng đường trong máu và được chẩn đoán khi mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ sớm để có thể ngăn ngừa nhiều vấn đề.

Xét nghiệm phổi có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng hô hấp có thể xảy ra nếu em bé được sinh ra sớm hơn 1 tuần.

Hãy theo dõi trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường cẩn thận trong những giờ đầu tiên sau khi sinh có thể ngăn ngừa các biến chứng do lượng đường trong máu thấp. Giám sát và điều trị trong vài ngày đầu có thể ngăn ngừa các biến chứng do mức sắc tố màu da cam cao.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguyên nhân hạ đường huyết dai dẳng bao gồm

Các nguyên nhân ít phổ biến và kéo dài hơn bao gồm tăng insulin bẩm sinh (liên quan di truyền), chứng tăng hồng cầu phôi thai Bệnh tan máu ở thai nghiêm trọng, và hội chứng Beckwith-Wiedemann (trong đó sự gia tăng tế bào đảo cung cấp kèm theo các đặc điểm của tật lưỡi to và thoát vị rốn). Tăng insulin máu đặc hiệu dẫn đến sự giảm glucose huyết thanh trong 1 đến 2 giờ đầu sau khi sinh khi sự cung cấp glucose liên tục từ nhau thai bị gián đoạn.

Mức đường huyết phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tác. Mặc dù insulin là yếu tố chính, nhưng mức độ glucose cũng phụ thuộc vào hoóc môn tăng trưởng, cortisol và hormon tuyến giáp. Bất kỳ điều kiện nào cản trở sự bài tiết thích hợp của các hoocmon này có thể dẫn đến hạ đường huyết.

Chỉ trong vòng 3 tuần gần đây, các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết-chuyển hóa-Di truyền Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận ba trường hợp bệnh nhi vào viện trong tình trạng nguy kịch do tiểu đường sơ sinh. Căn bệnh này rất hiếm gặp (tỉ lệ mắc 1/500.000) nhưng vô cùng nguy hiểm, dễ gây tử vong. Bệnh thường được phát hiện muộn do biểu hiện âm thầm, khó nhận biết.

 Phát hiện khó khăn

 Cháu Nguyễn Đoàn Linh Chi (2 tháng tuổi, Nam Định) nhập viện hồi 22 giờ ngày 1/12 là một trong số các trường hợp như vậy. Theo lời mẹ bệnh nhi, bé Chi chào đời bình thường như các em bé sơ sinh khác. Tuy nhiên, khi cháu được hơn 1 tháng, gia đình thấy bé quấy khóc, bỏ bú, sốt dai dẳng. Thêm vào đó, bé có biểu hiện mệt mỏi trông thấy. Gia đình cho bé đến bệnh viện tư thăm khám và chụp phổi song không phát hiện dấu hiệu bất thường. Quá lo lắng, cha mẹ tiếp tục đưa con đến Bệnh viện Nhi Nam Định. Sau khi thăm khám và xét nghiệm đường máu cho bé Chi, các bác sĩ tại đây chỉ định chuyển bệnh nhi lên tuyến Trung ương.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khi vào viện tình trạng của bé Chi đã rất nguy kịch: cháu li bì, khó thở, toan chuyển hóa nặng, mất nước nặng. Cháu bé được chuyển ngay đến khoa hồi sức cấp cứu. Xét nghiệm máu phát hiện đường máu tăng cao, bé Chi đã được điều trị hạ đường máu bằng truyền insulin, truyền dịch. 14 tiếng cấp cứu tích cực, khẩn trương của các bác sĩ đã thu được kết quả khả quan: bệnh nhi thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và được chuyển lên chuyên khoa Nội tiết-Chuyển hóa-Di truyền để tiếp tục điều trị theo chẩn đoán mắc tiểu đường sơ sinh. Trong thời gian nằm viện, mẫu máu của bệnh nhi đã được gửi ra nước ngoài để xét nghiệm tìm đột biến gen. Dựa vào kết quả này, các bác sĩ sẽ quyết định hướng điều trị lâu dài: tiêm insulin hay dùng thuốc đường uống.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiểu đường

Bs Cấn Bích Ngọc thăm khám cho các bệnh nhi 

Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc-Khoa Nội tiết-Chuyển hóa-Di truyền  tỏ ý lo ngại là phần lớn gia đình có con mắc bệnh tiểu đường sơ sinh chưa có hiểu biết về bệnh. Việc phát hiện bệnh thường chậm trễ, các cháu chỉ được đưa đến cơ sở y tế khi đã rơi vào tình trạng nặng, li bì, hôn mê. Theo bác sĩ Ngọc, tiểu đường sơ sinh thường có những biểu hiện âm thầm, không đặc trưng, khiến người lớn rất dễ bỏ qua: bé bú nhiều kèm theo đi tiểu nhiều, sốt kéo dài, chậm tăng cân so với các trẻ bình thường khác. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, giúp cha mẹ nhận biết các biểu hiện sớm của bệnh và đưa con đi khám kịp thời chính là chìa khóa giúp cứu sống nhiều trẻ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Điều trị công phu

Yếu tố khó khăn nhất, đồng thời cũng quan trọng nhất của điều trị tiểu đường sơ sinh là kiểm soát thành công đường huyết của trẻ. Việc điều trị bao gồm 2 yếu tố: duy trì mức đường huyết tối ưu trong khi vẫn đảm bảo sự phát triển của trẻ. Thời gian đầu, để đạt các mục tiêu này, trẻ phải được thử máu và tiêm thuốc nhiều lần mỗi ngày. Ví dụ với trẻ dưới 2 tháng tuổi như cháu Linh Chi , mỗi ngày cần  thực hiện 4-6 mũi tiêm insulin và thử đường máu 5 lần. Tiếp theo, kết quả xét nghiệm phân tích gen sẽ quyết định phương thức điều trị lâu dài cho trẻ. Một số cháu bắt buộc phải tiêm insulin, trong khi một số khác may mắn hơn có thể điều trị bằng thuốc đường uống.

Gắn bó với khoa Nội tiết-Chuyển hóa-Di truyền 11 năm, trực tiếp thăm khám và điều trị nhiều bệnh nhi mắc tiểu đường sơ sinh, bác sĩ Ngọc hiểu thấu những lo lắng thắt lòng của thân nhân người bệnh. Bên cạnh công tác điều trị, chị dành rất nhiều thời gian để giải thích cặn kẽ cho gia đình các cháu bé về căn bệnh, về quá trình điều trị, đồng thời kiên trì thuyết phục cha mẹ yên tâm chữa bệnh cho con. Thành công của điều trị bệnh tiểu đường sơ sinh phụ thuộc rất nhiều ở khâu chẩn đoán sớm và sự hợp tác của gia đình người bệnh. Phát hiện bệnh muộn hoặc không điều trị kịp thời có thể khiến bệnh tiến triển nhanh, gây biến chứng nặng nề, thậm chí dẫn tới tử vong.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Các bác sĩ chuyên khoa nội tiết khuyến cáo gia đình đưa trẻ đến cơ sở y tế khi thấy trẻ có những biểu hiện như:

-Cân nặng lúc sinh thấp hơn so với tuổi thai

-Thể trạng mệt mỏi

-Bú nhiều, tiểu tiện nhiều

-Sút cân, không tăng cân.

Lê Mai