Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc là gì năm 2024

(LSVN) - Hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm tội “Cướp tài sản” và tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” được quy định cụ thể tại khoản 1 của các điều luật. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc nhất định về việc định tội danh liên quan đến hai hành vi nêu trên.

Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc là gì năm 2024

Ảnh minh họa.

Quy định của luật

Hành vi khách quan trong tội “Cướp tài sản” được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) không có gì thay đổi so với Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Cụ thể, khoản 1 Điều 168 BLHS quy định: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được sau đó chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.

Có hành vi đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực được hiểu là hành vi cụ thể của người phạm tội có thể sử dụng vũ lực như bắn, chém…ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị tấn công.

Ví dụ: dí dao vào cổ, dí súng vào bụng yêu cầu người bị hại giao ngay tài sản nếu không sẽ bị đâm, bị bắn ngay lập tức. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm mục đích buộc người bị tấn công phải sợ và tin rằng nếu không để cho lấy tài sản thì tính mạng và sức khỏe sẽ bị nguy hại. Ở đây thông thường được kết hợp giữa hành vi sử dụng vũ lực với những thái độ, cử chỉ, lời nói hung bạo, để tạo cảm giác cho người bị tấn công sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực.

Hành vi đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực là hành vi khách quan của tội cướp tài sản quy định tại Điều 168, Bộ Luật hình sự năm 2015, cụ thể khung hình phạt phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

“Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Có tính chất chuyên nghiệp;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  1. Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

  1. Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  1. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  1. Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  1. Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  1. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
  1. Làm chết người;
  1. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Tác giả Trần Vĩnh Tiên có bài viết Một số khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh “Cướp tài sản” hay “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” đã được đăng trên trang Thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai ngày 14/9/2022.

Qua nghiên cứu, phân tích những quy định của pháp luật liên quan và kết quả xử lý một số vụ án ở các địa phương, bản thân có nhận định và đưa ra quan điểm xác định tội danh đối với Lê Hoài Nam về hành vi chiếm đoạt chiếc điện thoại di động của người bị hại trong vụ án như sau: Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định hành vi khách quan trong tội “Cướp tài sản” và tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” không có gì thay đổi. Để có cái nhìn toàn diện và phân tích sự khác biệt cơ bản của hai tội này, chúng ta sẽ đi vào so sánh mặt khách quan của hai tội như sau:

Nội dung Tội cướp tài sản Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Căn cứ pháp lý Điều 168 Bộ luật Hình sự Điều 172 Bộ luật hính sự Khách thể Khách thể của tội phạm là quyền sở hữu tài sản của con người và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu của con người. Mặt khách quan Hành vi thuộc mặt khách quan của tội cướp tài sản gồm 03 hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Hành vi dùng vũ lực là hành vi hành động mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể của nạn nhân như: Đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém... Hay có thể nói một cách khái quát là hành vi dùng sức mạnh vật chất nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực có thể làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến sức khỏe hoặc bị chết, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể (không có tỷ lệ thương tật)... Việc dùng vũ lực là nhằm mục đích làm mất khả năng chống cự để cướp tài sản và được thực hiện ở cả hai phương thức: bí mật và công khai. Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe doạ người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay. Ở đây thông thường được kết hợp giữa hành vi sử dụng vũ lực với những thái độ, cử chỉ, lời nói hung bạo, để tạo cảm giác cho người bị tấn công sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực. Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, là hành vi không phải là dùng vũ lực, cũng không phải là đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng lại làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Hành vi khác có thể là sử dụng thuốc ngủ, ete, các loại thuốc hướng thần khác. Lâm vào tình trạng không thể chống cự được của người bị tấn công được hiểu là kẻ tấn công dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công tuy biết sự việc đang xảy ra nhưng không có biện pháp nào để chống lại hoặc làm người bị tấn công mê man, bất tỉnh trong một thời gian nhất định. Như đã phân tích trong phần khách thể của tội phạm, tội cướp tài sản xâm hại đến quyền nhân thân và quyền tài sản của con người. Quyền tài sản là mục đích chính mà người phạm tội hướng đến. Do đó, hậu quả của tội phạm có thể là hậu quả về vật chất (tài sản bị chiếm đoạt, bị làm hư hỏng,...) nhưng cũng có thể hậu quả gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bị hại. Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về tính mạng thì cần phân biệt hai trường hợp: Trường hợp người phạm tội giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: Tội giết người và tội cướp tài sản, nhưng nếu người phạm tội không có ý định giết người mà chỉ có ý định cướp tài sản nhưng chẳng may người bị hại bị chết thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết làm chết người… Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết tăng nặng gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu người bị hại có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên. Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về nhân phẩm danh dự mà hành vi xâm phạm của người phạm tội không có liên quan gì đến mục đích chiếm đoạt thì ngoài tội cướp tài sản, người phạm tội còn bị truy cứu về các tội phạm tương ứng với với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm. Mục đích của việc dùng bạo lực, đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc tiến hành các hành vi khác là để chiếm đoạt tài sản. Các hành vi nói trên thường xảy ra trước hoặc cùng thời điểm với hành vi chiếm đoạt tài sản. Khi kẻ tấn công tiến hành một trong các hành vi nói trên tức là đã xâm hại tới nhân thân người bị hại, điều đó có nghĩa là đã xâm phạm tới một trong hai khách thể của tội danh này. Hành vi thuộc mặt khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh... Một số trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản sau: - Người phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ. Ví dụ: A để xe máy trên bờ và xuống suối tắm, chẳng may quên chưa rút chìa khóa (chìa vẫn cắm ở ổ khóa xe máy trên bờ), B đi ngang qua thấy xe của A nên này sinh lòng tham, lợi dụng lúc này lên xe và phóng đi mất. A dù biết bị lấy mất xe nhưng không thể làm gì được, chỉ có thể hô hoán lên nhưng B đã phóng xe đi mất rồi. - Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hoả hoạn, bị tai nạn, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được. Ví dụ: anh A mới được trả thù lao làm việc là 100.000.000 (một trăm triệu đồng) và đang đi trên đường về nhà thì bị tai nạn. Anh B thấy anh A bị tai nạn thì giúp đỡ đưa đi bệnh viện, vô tình anh B thấy sô tiền đó nên nảy sinh ham muốn và lợi dụng lúc anh A bị tai nạn nên lấy đi số tiền đó. - Ngoài ra, còn loại hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, nhưng lại chiếm đoạt sau khi đã thực hiện xong hành vi phạm tội khác (thông thường là hành vi phạm tội giết người; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; hiếp dâm; cưỡng dâm). Đây cũng là loại hành vi mà nhiều người lầm tưởng đó là hành vi cướp tài sản vì nó được thực hiện sau khi đã thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực. Nếu là cướp tài sản thì việc dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực phải nhằm mục đích phục vụ cho hành vi cướp tài sản. Còn trường hợp này mục đích ban đầu của người phạm tội là thực hiện tội phạm khác (giết người, hiếp dâm,...), sau đó người phạm tội mới phát hiện tài sản của nạn nhân và mong muốn chiếm đoạt tài sản đó. Như vậy, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về cả tội đã thực hiện ban đầu và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tính chất công khai uy không phải là hành vi khách quan, nhưng lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản, nếu chiếm đoạt tài sản một cách lén lút mà người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết là hành vi trộm cắp. Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó là công nhiên đối với mọi người xung quanh....

Như vậy, đối với tội “Cướp tài sản” thì dấu hiệu thuộc mặt chủ quan cũng như dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm là “Người phạm tội phát sinh ý thức chiếm đoạt tài sản phải có trước khi thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được”. Nghĩa là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác mà người phạm tội thực hiện phải là “nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản”. Còn đối với tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” thì hành vi thuộc mặt khách quan là hành vi chiếm đoạt tài sản, nhưng bằng hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: Thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh... Trong số những hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, về mặt khách quan có cả hành vi chiếm đoạt tài sản sau khi đã thực hiện xong hành vi phạm tội khác (thông thường là hành vi phạm tội Giết người; Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Hiếp dâm; Cưỡng dâm…). Đây cũng là loại hành vi mà nhiều người lầm tưởng đó là hành vi cướp tài sản vì nó được thực hiện sau khi đã thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực. Nếu là cướp tài sản thì việc dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực phải nhằm mục đích phục vụ cho hành vi chiếm đoạt tài sản. Còn trường hợp này mục đích ban đầu của người phạm tội là thực hiện tội phạm khác (Giết người, Hiếp dâm,...), sau đó người phạm tội mới phát hiện tài sản của nạn nhân và mong muốn chiếm đoạt tài sản đó. Đưa lý luận vào thực tiễn để giải quyết vụ án và định tội danh đối với Lê Hoài Nam về hành vi chiếm đoạt chiếc điện thoại di động của anh Trịnh Quốc Hạ ta thấy: - Hành vi dùng rựa, cây đánh Trịnh Quốc Hạ gây thương tích 11% nêu trên của Trần Văn Cài, Lê Hoài Nam, Bùi Quang Hùng, Phan Văn Nghĩa cấu thành tội: “Cố ý gây thương tích” quy định tại khoản 2 Điều 134 BLHS. Hành vi phạm tội này đã hoàn thành và kết thúc khi Trinh Quốc Hạ bị ngất xỉu và Cài, Nghĩa vứt cây gỗ đang cầm rồi bỏ đi ra khỏi nhà của Hạ. - Sau khi Cài, Nghĩa đi ra ngoài đường, Nam lấy chiếc rựa từ tay bà Nhân trở sống rựa đánh một cái vào chân Hạ nhưng không thấy Hạ phản ứng gì. Nam nhìn thấy túi quần của Hạ nổi cộm nghĩ là ví tiền nên Nam nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của Hạ. Hành vi giật dao từ tay bà Nhàn để đánh Hạ thêm và nảy sinh ý định lấy tài sản của Hạ là hành vi phát sinh bộc phát của một mình Nam mà cả Cài, Nghĩa và những người còn lại không biết, không chứng kiến. Từ đầu cho đến khi kết thúc hành vi gây thương tích thì chỉ có Cài, Nghĩa đánh Hạ bằng dao và cây. Sau khi đánh làm Hạ ngất xỉu thì cả hai cùng bỏ đi ra ngoài sân, vứt lại cây gỗ rồi đi ra ngoài đường. Điều này có thể hiểu là tuy không nói, nhưng hành vi của Cài, Nghĩa đồng thuận việc cùng chấm dứt hành vi đánh Hạ và đi ra khỏi nhà của Hạ để về. Do đó, việc Nam tiếp tục có hành vi dùng rựa đánh Hạ khi Hạ đã bị ngất xỉu là “hành vi vượt quá” của một mình Nam. Đặt trường hợp nếu Nam dùng dao chém vào đầu làm Hạ tử vong thì sẽ phải đánh giá hành vi phạm tội của Nam so với hành vi của Cài, Nghĩa là khác nhau (Hành vi của Cài, Nghĩa chỉ dừng lại ở việc gây thương tích nhưng hành vi của Nam là hành vi giết người). - Trong vụ án này, Nam có hành vi dùng vũ lực là dùng dao đánh vào chân Hạ trước khi nảy sinh ý định và lấy chiếc điện thoại di động của Hạ nhưng lại không phải là dấu hiệu thuộc mặt khách quan, chủ quan của tội Cướp tài sản, bởi vì: Thứ nhất là Nam đánh Hạ khi Hạ đã bị ngất xỉu, thứ hai là hành vi đánh này không phải nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản và thứ ba là sau khi đánh Hạ, thấy Hạ không có phản ứng gì thì Nam mới nảy sinh ý định và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng dao đánh vào chận Hạ không nhằm mục đích và cũng không tạo điều kiện thuận lợi gì để Nam thực hiện hành vi lấy chiếc điện thoại di động vì Hạ đã bị ngất xỉu từ trước đó. - Sau khi Cài và Nghĩa trực tiếp dùng vũ lực tấn công làm Hạ bị ngất xỉu và bỏ đi ra ngoài thì Nam mới nảy sinh ý định và thực hiện hành vi lấy của Hạ 01 chiếc điện thoại di động trong túi quần. Hậu quả Hạ bị ngất xỉu không còn khả năng bảo vệ được tài sản khi Nam thực hiện hành vi chiếm đoạt là do bị đánh trước đó và đây được xem là do điều kiện khách quan mang lại. Nam đã lợi dụng vào điều kiện khách quan khác (việc Hạ bị ngất xỉu do bị Cài, Nghĩa đánh) dẫn đến việc anh Hạ không còn khả năng bảo vệ được tài sản để lục túi quần lấy chiếc điện thoại di động trước sự chứng kiến của bà Nhân là đã đầy đủ dấu hiệu về mặt khách quan của tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này, hành vi chiếm đoạt chiếc điện thoại của Hạ do Nam thực hiện chỉ phạm vào tội Cướp tài sản khi rơi vào một trong ba trường hợp: Một là Nam lấy điện thoại từ Hạ trong khi Cài, Nghĩa đang thực hiện hành vi dùng vũ lực đối với Hạ và việc lấy điện thoại này Hạ biết nhưng không giám phản ứng hoặc không thể phản ứng. Thứ hai là sau khi Cài, Nghĩa bỏ đi ra ngoài và Nam thực hiện hành vi lấy điện thoại nhưng bị Hạ tỉnh dậy phản ứng, giằng co chiếc điện thoại và bị Nam tiếp tục dùng vũ lực dẫn đến không giám chống cự hoặc không thể chống cự được. Thứ ba là trường hợp khi Nam thực hiện hành vi lấy điện thoại của Hạ thì bị bà Nhân phản ứng, giằng co ngăn cản nhưng bị Nam dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực dẫn đến không giám chống cự hoặc không thể chống cự được. Trên thực tế, một số địa phương đã xử lý những vụ án mà người phạm tội đã có hành vi dùng vũ lực để phạm tội (Giết, Hiếp, Cố ý gây thương tích…), sau đó tiếp tục có hành vi chiếm đoạt tài sản của người bị hại và bị xử lý về tội Cướp tài sản là do hai hành vi này được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau ngay tức thì. Mặt khác, để thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội thường có những hành vi, lời nói đe dọa tiếp tục dùng vũ lực đối với người bị hại làm cho họ không giám chống cự hoặc không thể chống cự. Một số trường hợp khác là do người phạm tội nảy sinh ý định thực hiện hành vi của nhiều tội cùng một lúc và thực hiện liên tiếp nhau như Hiếp – Cướp, Giết – Cướp hoặc Cố ý gây thương tích – Cướp… và khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì người bị hại đang còn sống, tỉnh táo, nhận thức được nhưng không thể hoặc không giám phản ứng. Từ những phân tích, đánh giá trên, tác giả đồng thuận với những quan điểm xác định hành vi chiếm đoạt chiếc điện thoại di động do Lê Hoài Nam thực hiện không phạm tội “Cướp tài sản” quy định tại Điều 168 BLHS mà phạm vào tội: “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 172 BLHS. Trên đây là quan điểm nhận thức trong việc định tội danh đối với Lê Hoài Nam về hành vi chiếm đoạt chiếc điện thoại di động của Trịnh Quốc Hạ, rất mong nhận được ý kiến trao đổi của các anh chị đồng nghiệp./.

Người nào dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc?

“Điều 168. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Đe dọa sử dụng vũ lực là gì?

“Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc” là đe doạ dùng ngay lập tức sức mạnh vật chất. Việc đe doạ này nhằm làm cho người bị tấn công hoặc người thân của họ tin và sợ sẽ bị nguy hại ngay đến sức khoẻ, tính mạng nếu không chịu khuất phục, nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của họ.

Ngay tức khắc là gì?

Ngay tức khắc được hiểu là ngay lập tức không chần chừ, khả năng xảy ra là tất yếu nếu người bị hại không giao tài sản cho người phạm tội. Khả năng này không phụ thuộc vào lời nói hoặc hành động của người phạm tội mà nó tiềm ẩn ngay trong hành vi của người phạm tội.

Tội cướp tài sản là cấu thành tội phạm gì?

Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lầm vào tình trạng không thể chống cự được, không kể người phạm tội có chiếm ...