Civil law và common law là gì năm 2024

Luật châu Âu lục địa (tiếng Anh: Civil Law) được căn cứ trên một hệ thống pháp luật đầu đủ và được "hệ thống hóa" một cách rõ ràng bằng văn bản và có thể thể tiếp cận.

Civil law và common law là gì năm 2024

Hình minh họa. Nguồn: Castell.law

Luật châu Âu lục địa

Khái niệm

Luật châu Âu lục địa (hay Dân luật, luật Đức - La Mã) trong tiếng Anh là Civil Law.

Luật châu Âu lục địa là tên gọi để chỉ một hệ thống luật thịnh hành nhất trên thế giới. Luật châu Âu lục địa ra đời tại Pháp, Đức, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kì, Mexico và ở Mỹ Latin. Nguồn gốc của nó xuất phát từ các đạo luật của Rome và bộ luật Napoleon.

Luật châu Âu lục địa được căn cứ trên một hệ thống pháp luật đầu đủ và được "hệ thống hóa" một cách rõ ràng bằng văn bản và có thể thể tiếp cận. Luật châu Âu lục địa chia hệ thống pháp luật làm 3 bộ luật: Thương mại, Dân sự và Hình sự.

Bộ luật được coi là hoàn chỉnh như là kết quả của việc cung cấp đầy đủ các điều luật và nguyên tắc hình thành điểm khởi đầu cho những pháp lí và thực thi công lí. Các qui định đã được hệ thống hóa nổi bật lên với những điều luật cụ thể và các qui tắc ứng xử được tạo ra bởi cơ quan lập pháp hoặc các cơ quan tối cao khác.

So sánh luật Anh - Mỹ và luật châu Âu lục địa

Cả hai hệ thống luật Anh - Mỹ và luật châu Âu lục địa đều bắt nguồn từ Tây Âu và đều đại diện cho các giá trị chung của cộng đồng Tây Âu. Sự khác biệt chính giữa hai hệ thống là trong khi luật Anh - Mỹ chủ yếu xuất phát từ tòa án và được phán xét dựa trên quyết định của tòa án, thì luật châu Âu lục địa đặt ra những sự khác biệt đa dạng trong kinh doanh quốc tế.

Trong thực tế, hệ thống luật Anh - Mỹ nói chung bao gồm các yếu tố của luật châu Âu lục địa và ngược lại. Hai hệ thống này có thể bổ sung cho nhau và các nước sử dụng một trong hai hệ thống thường có xu hướng sử dụng một số yếu tố của hệ thống kia.

Đề bài: So sánh sự giống nhau và khác nhau về hệ tư tưởng, nguồn luật, và nghề luật của dòng họ pháp luật Civil Law, Common Law và Islam Law. Trên cơ sở đó, bình luận về sự ảnh hưởng của các dòng họ pháp luật chính trên thế giới tới hệ thống pháp luật Việt Nam (nếu có).

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1

  1. Dòng họ pháp luật Civil Law 1
  2. Dòng họ pháp luật Common Law 2
  3. Dòng họ pháp luật Islam Law 3

Chương II: SO SÁNH CÁC DÒNG HỌ PHÁP LUẬT: CIVIL LAW, COMMON LAW VÀ ISLAM LAW 4

  1. Giống nhau 4 2.1. Về hệ tư tưởng 5 2.1. Về nguồn luật 5 2.1. Về nghề luật 6
  2. Khác nhau 6 2.2. Về hệ tư tưởng 6 2.2. Về nguồn luật 9 2.2. Về nghề luật 13

Chương III: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DÒNG HỌ PHÁP LUẬT CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI ĐẾN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 15

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

trọng tâm chính vào quyền tự do cá nhân và ủng hộ sự hợp tác, trậttự và khả năng dự đoán.

Ngày nay, các học giả luật so sánh cho rằng hệ thống Civil Law cóthể chia thành 3 nhóm. Thứ nhất, nhóm Civil Law của Pháp tồn tại ở Pháp, Tây Ban Nha và các nước thuộc địa cũ của Pháp. Thứ hai, nhóm Civil Law của Đức tại Đức, Áo, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Hy Lạp, Hàn Quốc, Trung Quốc. Thứ ba, nhóm Civil của những nước Scandinavia thuộc Đan Mạch, Thụy Điển, Ailen, Na Uy, Phần Lan.

Civil Law là một hệ thống toàn diện đầy đủ, được hệ thống hóa bằng văn bản rõ ràng, dễ tiếp cận gồm 3 bộ luật: luật Thương mại, luật Dânsự, luật Hình sự. Bộ luật này được coi là hoàn chỉnh, là kết quả của việc cung cấp đầy đủ các điều luật và nguyên tắc hình thành điểm khởi đầu cho những pháp lý vàthực thi công lý. Các quy định đã được hệ thống hóa nổi bật với những điều luậtcụ thể, các quy tắc ứng xử được tạo bởi cơ quan lập pháp hoặc các cơ quan tối cao khác. Bên cạnh đó, tuy Civil Law là một hệ thống chủ yếu lập pháp nhưng vẫn có chỗ cho cơ quan tư pháp điều chỉnh các quy tắc theo sự thay đổi, nhu cầu mới của xã hội, bằng cách giải thích và luật học sáng tạo.

Nhìn chung, dòng họ pháp luật Civil có các đặc điểm chính sau đây: (1) Chịu ảnh hưởng lớn từ luật La Mã; (2) Phần chia thành công pháp và tư pháp; (3) Coi trọng lí luận, được xem như sản phẩm của trí tuệ bác học; (4) Trình độ hệ thống và pháp điển hóa cao; (5) Luật thành văn là hình thức thông dụng và phổ biến, không khuyến khích phát triển, áp dụng tiền lệ pháp.

1. Dòng họ pháp luật Common Law

Dòng họ pháp luật Common Law hay còn có tên gọi khác là dòng họ pháp luật Anh - Mỹ hay thông luật, là hệ thống pháp luật lớn thứ hai trên thế giới. Common Law ra đời tại Anh, sau này được phát triển ở Mỹ và các quốc gia thuộc địa của hai quốc gia này.

Nguồn gốc pháp luật chủ yếu của dòng họ pháp luật Common Law dựatrên nền tảng pháp luật Anh cổ hay còn gọi là luật Anglo - Saxong với những tập quán được hình thành từ sự phát triển của cộng đồng. Từ con đường thuộc địa hóa của hoàng gia Anh mà, dòng họ này đã lan khắp châu Phi, châu Mỹ, châuÚc, châu Á, hình thành nên hệ thống Common Law. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của nó là khác nhau và có thể chia làm hai nhóm. Thứ nhất là nhóm quốc gia chưa có cuộc sống văn mình khi bị Anh xâm chiếm như Úc, Newzealand... với hệ thống pháp luật rất giống pháp luật Anh. Thứ hai là nhóm các quốc gia Anh tranh giành được hoặc được chuyển nhượng, đã có sẵn nền văn minh như Bắc Mỹ, Nam Phi, Ấn Độ...

Dòng họ pháp luật này được phát triển từ những tập quán và coi trọng tiền lệ. Nó thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp, coi án lệ như một nguồnluật chính thức. Điều này đem đến cho hệ thống Common Law sự cởi mở, gần gũi với thực tế, mang đầy tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong tư duy luật pháp.

Nhìn chung, dòng họ pháp luật Common Law có những đặc điểm chính sau: (1) Hệ thống pháp luật bất thành văn, luật trực thuộc ít, coi trọng án lệ (2) Thẩm phán đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo, pháttriển các quy phạm pháp luật. (3) Không phân biệt luật công và luật tư. (4) Là lịch sử của các quyết định tư pháp, là cơ sở đánh giá sự việc trong tương lai. (5) Có chế định ủy thác. (6) Có sức ảnh hưởng lớn, rộng khắp nhưng không đồng đều.

1. Dòng họ pháp luật Islam Law

Dòng họ pháp luật Islam Law (luật Hồi giáo) là một dòng họ luật lớn trong hệ thống pháp luật thế giới, có mối quan hệ mật thiết với đạo Hồi. Vì vậy, tư tưởng trung tâm cua nó tuân phục ý chí và luật lệ của thượng đế.

Dòng họ Islam Law có nguồn luật chính là luật Shari’ah, dựa trên tư tưởng về nghĩa vụ con người, tuy nhiên vẫn có chỗ cho khái niệm pháp luật nhờ sự công

Hình 1: Các hệ thống pháp luật trên thế giới (Nguồn: vozForums) Chú thích: ☐Civil Law ☐Common Law ☐Islam Law 2.1. Về hệ tư tưởng Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm có tínhchất khoa học, lý luận về pháp luật, phản ánh pháp luật một cách sâu sắc dưới các khái niệm và phạm trù khoa học. Civil Law, Common Law, Islam Law đều chịuảnh hưởng nhất định từ các bộ luật đi trước, được ban hành nhằm thực hiện quyền lực của nhà nước, điều hành, quản lý xã hội ở một mức độ nhất và bảo vệ lợi íchcho giai cấp. Chính vì vậy, các dòng họ pháp luật này đều mang bản chất giai cấp, bản chất xã hội, được bảo đảm thực hiện và có tính quy phạm phổ biến.

2.1. Về nguồn luật Theo TS Nguyễn Thị Hồi, nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở xây dựng, ban hành và giảithích pháp luật, đồng thời áp dụng vào giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ratrong thực tế. Theo đó, các nguồn pháp luật cơ bản gồm văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp, các học thuyết pháp lý, các nguyên tắc phápluật. Có thể thấy, ở cả ba dòng họ pháp luật Civil Law, Common Law và Islam Law đều cónhững nguồn pháp luật cơ bản trên. Tuy Islam Law không coi trọng các nguồn luật cơ bản

đó nhưng vẫn có chỗ cho chúng nhằm mục đích lấp đầy những khoảngtrống và thể chế hóa các quy định của luật pháp (án lệ trong Islam Law được gọi là Qiyas, có vai trò bổ trợ cho Kinh Qu'ran và Kinh Sunna).

Sự tương đồng này xuất phát từ quá trình hình thành và phát triển của các dòng họ pháp luật này đều dựa trên cơ sở lý luận pháp luật. Chúngđược xây dựng cùng với quá trình hình thành và phát triển của các hoạt thuyếtnghiên cứu pháp luật đối với dòng họ Civil Law, thông qua thực tiễn xét xử các vụán cụ thể đối với Common Law và học thuyết tôn giáo, giáo điều, luật thần thánh đối với hệ thống Islam Law.

2.1. Về nghề luật Có thể thấy, về nghề luật, dòng họ Common Law, Civil Law và Islam Law đều có thẩm phán và luật sư, dù vai trò của họ có sự khác biệt trong từng bộ luật.

Luật sư là người có kiến thức pháp luật, thông thạo nghề nghiệpđể có thể cung cấp, giúp đỡ cho khách hàng của mình. Đây là một nghề mang tính chất dịch vụ, gắn liền với số phận con người với vai trò và trách nhiệm hếtsức cao cả và nặng nề. Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con người, đồng thời tôn trọng, bảo vệ sự thật và pháp luật.

Về thẩm phán, hay còn gọi là quan tòa, là người thực hiện quyền xét xử chính tại phiên tòa. Thẩm phán có nhiệm vụ thực hiện xét xử một cách công bằng, không thiên vị tại các phiên tòa. Thẩm phán là người có chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm cao về pháp luật. Cũng như các nghề luật khác, thẩmphán phải tôn trọng, tuân thủ, bảo vệ sự thật, luật pháp và đạo đức nghề nghiệp của mình.

2. Khác nhau

2.2. Về hệ tư tưởng

Civil Law - Civil Law cho rằng pháp luật thể hiện ý chí, bảo vệ lợi ích của giai cấp và gắn với Nhà nước.

không phải một ngành khoa học độc lập mà chỉ là một khía cạnh của đạo Hồi. Đây là hệ thống pháp luật có sự hòa trộn giữa đạo đức, quy phạm tôn giáo và pháp luật.

* Nguyên nhân có sự khác nhau nêu trên chủ yếu là do hoàn cảnh lịch sử hình thành và phát triển của ba dòng họ pháp luật:

Đối với Civil Law, nó được phát triển từ bản tập hợp “Corpus Juris Civilis” của Hoàng đế Justinian thời kỳ cổ đại, sau đó hình thành các trường phái pháp luật nghiên cứu và tiếp nhận truyền thống luật La Mã, truyền bá ra ngoài châu Âu thông qua con đường xâm lược các nước thuộc địa, dưới sự ảnh hưởng của giáo luật. Trong một số trường hợp, luật La Mã trở thành luật tích cực nhờ đạo luật lập pháp, đồng thời được phổ biến trong xã hội nhờ các chuyên giá vàhọc giả pháp lý. Cuối thời kỳ trung cổ, khi bị Tây Âu xâm lược, chiếm đóng, nền kinh tế công thương Tây Âu phát triển, các trường học được mở là nơi truyền bá và phát triển rộng rãi bộ luật châu Âu lục địa. Dần dần, giáo luật được hợp nhất với luật La Mã do luật La Mã đã ảnh hưởng sâu sắc đến luật địa phương - một truyền thống pháp luật truyền thống của châu Âu. Sau này, dù Tây Âu bị bộ tộc Đức xâm lược nhưng do luật Đức không phù hợp nên luật La Mã vẫn được duy trì. Cho đếnthế kỉ XII, người ta tìm thấy nguyên văn bản bộ Corpus Juris Civilis và bắtđầu nghiên cứu, hiện đại hóa nó cho phù hợp với tình hình xã hội. Từ đây, họ mở cáctrường đào tạo luật, hành nghề luật sư cho vua chúa, giáo hội... khắp lãnh thổ châu Âu. Nhờ việc đào tạo chung, duy nhất mà các nước châu Âu đã tạo nên bộ Dânluật của quốc gia mình dựa trên nền tảng chung là luật La Mã.

Đối với Common Law, sự hình thành và phát triển của nó gắn liền với lịch sử Common Law của nước Anh. Anh đã từng bị đế quốc La Mã xâm lược vào khoảng thế kỉ V. Tuy nhiên, trong gần bốn thế kỷ nằm dưới ách thống trị của La Mã, do phương thức cai trị có sự khác biệt so với các quốc gia châu Âu, đồng thời với bối cảnh Anh lúc lấy giờ là kinh tế hàng đổi hàng, Anh đã không hoàn toàn bị áp đặt bởi luật La Mã. Sau khi La Mã suy tàn, Anh được chia ra thành nhiều vương

quốc cùng các hệ thống pháp luật khác nhau mang tính địa phương, chủ yếu dựa trên nền tảng luật Anglo - Saxong (pháp luật Anh cổ). Đến thế kỉXI, một nhà nước thống nhất được hình thành với ba tòa án xuất hiện, có thẩm quyền chồng chéo nhau. Trong đó, Tòa án Hoàng gia với ưu điểm về tính hiện đại, hiệu quả đã được ưa chuộng hơn và thực hiện xét xử lưu động trên khắp cả nước. Khicác thẩm phán lưu động đi khắp đất nước đã sưu tầm, chọn lọc và thảo luận về cách thức giải quyết những vụ tranh chấp trên cả nước. Những phán quyết đó được ghi lại trở thành án lệ, từ đó hình thành nên Common Law chủ yếu giải quyết các vụ việc dựa trên những phán quyết trước đó. Hệ thống Common Law được mở rộng qua con đường thuộc địa hóa của Hoàng gia Anh và lan sang các châu lục khác tạo nên hệ thống Common Law.

Đối với Islam Law, pháp luật Hồi giáo gắn liền với đạo Hồi. Người theo đạo hồi Phục tùng ý chí của đấng Allah là người duy nhất có quyền phán quyết điều nào đúng, điều nào sai. Đạo Hồi với những lời răn dạy của Allah được nhà tiên tri Mohammed tìm ra và truyền lại đã khiến người theo đạo phải tuântheo những giáo lý về đạo đức cũng như những quy tắc của cuộc sống. Đạo Hồi và Islam Law được hình thành từ thế kỉ VII, khi nhà tiên tri Mohammed truyền đi thông điệp từ thánh Allah, lập nên một đế chế tôn giáo và phát triển mạnh mẽ. Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XIV, nền văn minh hồi giáo phát triển mạnh mẽ nhất, lớn hơn bất kì đế quốc nào lúc bấy giờ. Điều đó được thực hiện chủ yếu bằng con đường xâm chiếm và chinh phục. Cho đến nay, Islam vẫn chi phối và điều chỉnh phần lớn cácquốc gia Ả rập, và ảnh hưởng tới một số quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, các nước thuộc Liên Xô cũ như Uzbekistan. Kirgistan...

2.2. Về nguồn luật Civil Law - Mức độ coi trọng nguồn pháp luật của dòng họ Civil Law lần lượt là: văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, án lệ, các học thuyết pháp lý, cuối cùng là các nguyên tắc pháp luật.

  • Civil Law coi trọng văn bản quy phạm pháp luật, đây là

Islam Law - Mức độ coi trọng nguồn pháp luật của dòng họ Islam Law lần lượt là: kinh Koran, kinh Sunna, Ijma, Qias. Đây là bốn nguồn không đồng nhất chỉ duy nhất có ở luật Hồi giáo.

  • Nếu như nguồn luật chính của Civil Law là luật thành văn, và của Common Law là án lệ, Islam có hai nguồn luật cơ bản là kinh Koran và kinh Sunna, hai nguồn còn là nguồn luật pháp sinh.
  • Kinh Koran chính là lời của thánh Allah được trình bày dưới dạng thơ với nhiều luật lệ, bao trùm phạm vi rộng, kể cả các vấn đề cá nhân - thứ mà Civil Law và Common Law không quy định, tuy nhiên lại ít quy định về thương mại, tài chính, hợp đồng... Cách thức thể hiện của kinh Koran là những điều răn dạy bắt đầu bằng lời giới thiệu, kết thúc bằng lời cấm đoán, ít có thể áp dụng quy phạm pháp luật. Kinh Koran được coi là Hiến pháp của Islam Law.
  • Kinh Sunna, nguồn cơ bản thứ hai, là lối sống, cách ứng xử của nhà tiên tri Mohammed nên nó được coi như là các phong tục tập quán mang tính truyền thống của Hồi giáo. Đặc biệt, kinh Sunna đề cao sức mạnh của lời thề - một trong những quy định độc đáo không có trong Civil Law và Common Law.
  • Khác với 2 nguồn luật cơ bản là kinh Koran và kinh Sunna thể hiện tính thần thánh, nguồn luật thứ 3 - Ijma được hình thành trên sự thống nhất quan điểm về pháp luật của các học giả pháp lý đạo Hồi. Ijma gần giống với tập quán pháp của dòng họ Civil Law.
  • Nguồn phát sinh cuối cùng là Qias, là án lệ được tuyên bởi thẩm phán cấp cao. Các thẩm phán có thể dùng tiền lệ pháp giải quyết vụ việc mà cách giải quyết không được đề cập tại các nguồn trước đó, giúp các luật gia có thể kết hợp giữa ý chí

thần thánh và ý chí con người.

* Nguyên nhân sự khác nhau trong cấu trúc nguồn luật của ba dònghọ pháp luật là do hệ tư tưởng, tư duy pháp lý và quá trình hình thành, phát triển hệ thống pháp luật của chúng khác nhau.

Civil Law và Common Law đều chịu ảnh hưởng từ luật La Mã nên có nguồn luật khá giống nhau gồm luật thành văn, án lệ, tập quán pháp... Tuy nhiên, vì mức độ ảnh hưởng của luật La Mã đến hai dòng họ pháp luật này là khác nhau, Civil Law chịu ảnh hưởng lớn hơn, coi trọng luật thành văn hơn do có tưduy pháp lý là chủ nghĩa duy lý hay nói cách khác là lối tư duy diễn dịch. Trongkhi đó Common Law không chịu ảnh hưởng sâu sắc từ luật La Mã mà chủ yếu là luật pháp của hoàng gia Anh, đồng thời Common Law coi theo chủ nghĩa kinh nghiệm hay nói cách khác là lối suy luận quy nạp nên coi án lệ là nguồn chính. Đối với Islam, đây là dòng họ luật pháp khác biệt nhất so với hai dòng họ còn lại bởinó dựa trên nền tảng thánh thần, tôn giáo, không gắn với Nhà nước. Họ tôn thờ thượng đế và tuân thủ ý chí trong kinh Koran và kinh Sunna, chỉ có thể tuân theo chứ không được sửa đổi.

* Sự khác nhau trong nguồn luật của ba dòng họ pháp luật có nhữngưu điểm và hạn chế nhất định.

Civil Law có ưu điểm về tính rõ ràng, hệ thống và pháp điển hóa cao, tuy nhiên lại khá cứng nhắc. Ngược lại, Common Law lại có nguồn luật là án lệ, linh hoạt và mềm dẻo, từ đó lại làm nảy sinh ra sự thiếu hệ thống. Có thể thấy, Civil Law và Common có những bù trừ cho nhau trong việc coi trọng các nguồn luật. Đối với luật Hồi giáo - Islam Law, việc không sửa đổi và bổ sung được luật là một điểm trừ lớn, là sự cản trở cho sự phát triển không chỉ của hệ thống pháp luật nói riêng mà còn là sự phát triển của quốc gia, xã hội nói chung, nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay. Dù vậy Islam Law cũng có ưu điểm là nó gắn với

Họ có quyền quyết định rất lớn trong việc áp dụng Ijma, tiền lệ pháp trong xét xử, giải quyết vụ việc.

  • Islam Law quy định phụ nữ không thể trở thành thẩm phán.
  • Thẩm phán và luật sư phải theo học một khóa thần học, chứ không được đào tạo luật theo cách truyền thống. Tuy nhiên, vì không được coi trọng nên các việc đào tạo luật trong hệ thống Islam Law chủ yếu dành cho các học giả nhiều hơn là dành cho hành nghề.

* Nguyên nhân sự khác nhau kể trên trong nghề luật của các dòng họ pháp luật: Thứ nhất, sự coi trọng nguồn luật là khác nhau giữa Civil Law, Common Law và Islam Law. Civil Law coi trọng luật thành văn là nguồn luật chính, đồng thời quan niệm “án tại hồ sơ”, tức là kết quả của cơ quan điều tracó vai trò quan trọng trong quá trình điều tra nên luật sư và thẩm phán được coitrọng. Đối với Common Law, nguồn luật chính là án lệ, với truyền thống coi trọng chứng cứ nên luật sư và thẩm phán đóng vai trò rất quan trọng. Cuối cùng, tạiquốc gia Hồi giáo, họ thường không thuê luật sư đại diện, bào chữa mà tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho họ. Điều này cũng được quy định trong Islam Law rằng luật sư chuyên nghiệp được đào tạo chính quy không phải là người bào chữa duy nhất. Điều này khiến cho luật và thẩm phán không được coi trọng và đào tạo.

Thứ hai, mô hình tố tụng hình sự của các dòng họ là khác nhauới hệ thống Civil Law, mô hình mang tính chất thẩm vấn, cụ thể là tiếp tục điều tra công khai nhằm làm rõ sự thật của thẩm phán. Có thể thấy, vai trò của luật sư bị lu mờ khi thẩm phán có toàn quyền quyết định và làm chủ phiên tòa. Trong khi đó, Common Law có mô hình tố tụng hình sự mang tính chất tranh tụng. Có nghĩa là có sự bình đẳng giữa hai bên đương sự tố cáo và bị tố cáo, thẩm phán chỉ có vai trò trung gian phán xử nên luật sư lúc này đóng vai trò quan trọng. Dù thẩm phánkhông tham gia vào quá trình tranh tụng nhưng lại là người đưa ra phán xét cho vụ án nên họ vẫn được nhận được sự coi trọng lớn. Đối với Islam Law, do trong cáccuộc tranh chấp,

các bên không thường xuyên thuê luật sư đại diện bào chữa mà thường tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình nên luật sư không được coitrọng. Đồng thời, luật pháp cũng có quy định rằng luật sư chuyên nghiệp được đào tạo chính quy không phải là người bào chữa duy nhất.

* Sự khác nhau trong nghề luật của ba dòng họ pháp luật có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Ưu điểm của Civil là có khả năng kiểm soát và tránh lọt bỏ tội phạm hiệu quả nhưng lại có sự thiếu bình đẳng giữa các chức năng của thẩm phán và luật sư. Điều này có thể dẫn đến trường hợp quyền con người và quyền côngdân bị xâm hại.

Ưu điểm của Common Law là các chức năng của các thẩm phán và luậtsư được phân định rạch ròi, đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa cácnghề luật. Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế là khó kiểm soát và dễ dàng làm lọt bỏ tội phạm.

Ưu điểm của Islam Law là luật được phổ biến rộng hơn tới những người dân kể cả những người ngoài nghề luật được đào tạo chính quy. Tuy nhiên, cũng như Civil Law, Islam không đảm bảo được sự bình đẳng giữa các chức năng của thẩm phán và luật sư.

Chương III: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DÒNG HỌ PHÁP LUẬT CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI ĐẾN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Cho đến ngày nay, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia sử hệ thống Civil Law. Civil Law đã tồn tại ở Việt Nam trong một thời gian dài và được tiếp nhận một cách dễ dàng bởi lối tư duy gần gũi và sự thích nghĩa nghĩa vàlý thuyết của người Việt. Đặc biệt, lý do khiến Việt Nam sử dụng Civil Law là kết quả của quá trình xâm lược thuộc địa của thực dân Pháp. Trong suốt thời gian dưới ách cai trị của Pháp tại Đông Dương, nước Nam ta đã tiếp nhận dòng họ pháp luật này theo phương thức bắt buộc, bên cạnh các pháp luật địa phương như luật của các hoàng đế Nam triều. Chịu ảnh hưởng rất lớn từ Civil Law nhưng việc ra đời của Hiến pháp năm 1946 hay Bộ Luật Dân sự 2015 là minh chứng rõ nét cho việc Việt Nam

Common Law có nghĩa là gì?

Thông luật (Common Law) là một hệ thống pháp luật phát triển từ các quyết định của tòa án trong các vụ kiện trong quá khứ. Các quyết định của tòa án này đã trở thành các tiền lệ pháp lý và được sử dụng để giải quyết các tranh chấp pháp lý tương tự trong tương lai.

Civil law là luật gì?

Civil Law, hay còn gọi là Dân luật, là một hệ thống pháp luật dựa trên các văn bản pháp luật, bao gồm các bộ luật, luật lệ, nghị định, v.v. Các văn bản pháp luật này được xem là nguồn luật quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật Civil Law, và các tòa án trong hệ thống này có nghĩa vụ phải tuân theo các văn bản pháp ...

Việt Nam theo hệ thống pháp luật gì?

Hệ thống pháp luật hiện tại của Việt Nam là theo dòng họ Pháp luật Xã Hội Chủ nghĩa chứ không phải là theo dòng họ Châu Âu lục địa (Civil Law) như bạn đã nêu ở trên nhé.

15 nguồn chủ yếu của hệ thống common law là gì?

Pháp luật Common Law dựa chủ yếu trên nguồn luật là tiền lệ pháp (Stare decisis. Thẩm phán vừa là người xét xử vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp. Ưu điểm rõ nét nhất của các tập quán là tính cụ thể, linh hoạt và phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội.