Chè khúc bạch tiếng trung là gì năm 2024

(TBKTSG Online) – Sài Gòn có lúc rộ lên món chè khúc bạch. Mấy bạn tuổi “teen” rủ nhau đi ăn món chè mới với tên gọi là lạ gần như đồng loạt xuất hiện khắp nơi; thậm chí giới nữ nhân viên văn phòng cũng háo hức được thưởng thức nên có người còn cho rằng món chè khúc bạch đang “lên ngôi”.

Chè khúc bạch tiếng trung là gì năm 2024
Chè khúc bạch không phải nấu như các món chè khác mà chỉ là pha chế các nguyên liệu, trong đó có dùng hóa chất gelatin. Ảnh: Tường Vi

Dạo quanh một vòng Sài Gòn, thấy mấy cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh đều đã “cập nhật” vào quầy hàng của mình những nguyên liệu chế biến chè khúc bạch. Thậm chí chỉ cần vòng xe ở khu vực chợ Cũ trên đường Hàm Nghi (quận 1), bạn cũng có thể thấy người ta trưng bảng “Ở đây có bán nguyên liệu làm chè khúc bạch”. Vậy, chè khúc bạch là gì?

Trước đây, món chè này thường được phục vụ như món tráng miệng ở các nhà hàng Trung Hoa hoặc trong các khách sạn lớn. Người ta cũng chỉ biết chúng với cái tên gọi đơn giản “chè đậu hủ hạnh nhân”. Nhưng thật sự trong bát chè ấy chẳng hề có đậu hủ và cũng không có nguyên liệu nào làm từ đậu nành.

Nguyên liệu làm chè khúc bạch cần có gelatin; đây là loại mà báo chí có lúc lên tiếng về tính an toàn thực phẩm của nó chưa được bảo đảm. Song nếu bạn mua ở các cửa hàng bán thực phẩm uy tín phần nào sẽ an tâm hơn. Chất nhầy của gelatin sẽ giúp cho món ăn đông đặc lại, có lúc loại nguyên liệu này còn được chế biến trong món thịt đông ngày Tết thay thế cho da heo.

Theo giải thích của trang Wikipedia thì “Gelatin (hay gelatine) là một chất rắn không màu, không vị, trong mờ, giòn (khi để khô), làm từ collagen lấy trong da lợn và xương gia súc. Nó thường được dùng làm chất làm đông trong thực phẩm, dược phẩm, phim ảnh và mỹ phẩm”.

Nguyên liệu tiếp theo còn có sữa tươi nguyên kem và whipping cream (một loại kem béo), đường phèn, hạnh nhân và trái vải hay nhãn đóng hộp.

Nguyên liệu làm chè khúc bạch đơn giản hơn các loại chè của Việt Nam nhưng vì đây là nguyên liệu ngoại nhập nên mà giá thành chế biến món chè không hề rẻ chút nào. Bởi vậy một chén chè bé bé con con ở một hàng quán vỉa hè cũng có giá tầm 20-30 nghìn đồng. Nhưng ấy thế mà không khó khăn để tìm kiếm thực khách vì hầu như mấy quán có bán loại chè này luôn đông đúc, và dĩ nhiên toàn là từ giới sinh viên học sinh đến nhân viên văn phòng.

Có dạo đi quanh quanh Sài Gòn vào chiều tối, người ta dễ dàng bắt gặp các quán chè bên lề đường bày biện mấy cái bàn ghế thấp thấp trưng bảng quảng cáo chè khúc bạch luôn sáng đèn.

Cách làm món chè khúc bạch cũng đơn giản như nguyên liệu làm nên món chè này. Bạn chỉ cần pha gelatin với nước ấm và khuấy cho tan, nấu sữa với kem béo cùng với đường phèn. Cuối cùng cho tất cả các hỗn hợp trộn lại trên bếp lửa. Sau đó cho vào tủ lạnh để qua đêm cho món chè đông lại. Đến khi nào cần ăn, bạn chỉ cần cắt thành từng khúc nhỏ rồi thêm một ít nước đường, nước cốt và trái vải đóng hộp cùng với một ít hạnh nhân đã được rang và một ít đá viên.

Một chủ quán chè giải thích về nguồn gốc tên gọi món chè này: “Khúc, có nghĩa là được cắt từng khúc, và bạch là vì món chè có màu trắng của sữa và kem béo".

Món chè có vị béo của sữa, của kem, vị bùi của hạnh nhân, vị ngọt thanh và giòn của đường phèn và trái vải. Do vậy mà món chè này có sức thu hút đông đảo các thực khách trẻ tuổi. Sài Gòn mùa nắng nóng thì các món chè lạnh “lên ngôi” và năm nay lại nổi lên với món chè này.

Sau “cơn sốt” tại Sài thành, món chè này lại chu du khắp các tỉnh thành miền Trung và lan ra phía Bắc. Hôm rồi, cô bạn của tôi ở Huế gọi điện bảo chè khúc bạch lại bắt đầu “gây bão” ở Huế. Thế mới thấy độ nhạy bén trong kinh doanh theo kiểu ăn theo của người Việt trong cuộc sống mưu sinh. Nhưng cũng không thể phủ nhận, trong sự lôi cuốn nhiều người ăn món chè này có cả tâm lý “bầy đàn”, đua đòi theo “thời thượng” của giới trẻ hiện nay.

Sài Gòn vào mùa mưa bão thế nên món chè này chẳng thể nào “làm mưa bão” thêm. Và thế là các hàng quán bán chè khúc bạch không đông thực khách như lúc trước nữa.

Cái tên chè khúc bạch vốn mượn từ từ tiếng Hán, nên có nghĩa gốc là chè có những viên màu trắng được cắt thành từng khúc. Chè truyền thống có viên màu trắng (và như thế mới đúng với cái tên gọi của nó). Tuy nhiên, với sự sáng tạo của chị em làm bếp thì hiện nay những viên khúc bạch còn có màu xanh của trà xanh, màu hồng đỏ của dâu, màu nâu của sô cô la… nên nhìn rất vui, lạ mắt.

Chè khúc bạch tiếng trung là gì năm 2024
Nguyên liệu để làm chè vải khúc bạch.

Khi làm chè khúc bạch, chị em có thể sử dụng nhiều loại trái cây như nhãn, đào… Trái cây đóng hộp hay trái cây tươi đều ngon. Tuy nhiên trái cây tươi sẽ có hương vị tốt hơn nhiều. Trong khuôn khổ bài viết, Chef Lê Ngọc Yến giới thiệu cách nấu chè khúc bạch vải gồm 3 vị sô cô la, sữa và trà xanh.

Nguyên liệu:

- Sô cô la: 250 ml whipping cream; 250 ml sữa tươi; 15 gram bột gelatin (nếu dùng gelatin dạng lá thì 7,5 lá); 1 thìa phở đường kính trắng (nếu dùng đường la hán thì 1,5 thìa); 10 - 15 gram bột cacao (tùy theo sở thích nhiều hay ít).

- Sữa: 250 ml whipping cream; 250 ml sữa tươi; 15 gram bột gelatin (nếu dùng gelatin dạng lá thì 7,5 lá); 1 thìa phở đường kính trắng (nếu dùng đường la hán thì 1,5 thìa).

- Trà xanh: 250 ml whipping cream; 250 ml sữa tươi; 15 gram bột gelatin (nếu dùng gelatin dạng lá thì 7,5 lá); 1 thìa phở đường kính trắng (nếu dùng đường la hán thì 1,5 thìa); 5 - 7 gram trà xanh.

Chè khúc bạch tiếng trung là gì năm 2024
Thành phẩm bước 1.

Cách nấu:

Bước 1: Đổ sữa tươi vào nồi, hòa tan đường và gelatin. Bắc nồi lên bếp, đun lửa vừa.

Bước 2: Vừa đun vừa cho bột cacao hoặc trà xanh vào, khuấy đều tay sôi lăn tăn hạ lửa ở mức bé nhất, đun tầm 2 - 3 phút. Lưu ý là lửa to rất dễ bị sôi bùng trào ra ngoài.

Bước 3: Đun xong, lọc qua rây đổ vào âu, để nguội cất tủ lạnh 5 tiếng cho đông cứng. Sau đó mang ra xắt miếng vừa ăn (theo hình thù mà mình ưa thích, nếu khéo tay).

Bước 4: Quả vải bóc vỏ, bỏ hạt cho âu đậy kín cũng cất ngăn mát tủ lạnh hoặc ướp đá.

Bước 5: Hạnh nhân lát rang lửa nhỏ vàng đều.

Bước 6: Lấy 1 lít nước đun cùng 1,5 lạng đường phèn (nếu muốn uống ngọt thì thêm đường). Thả thêm mấy cọng lá nếp vào nồi nước đường đun sôi 5 - 7 phút cho thêm mùi vị thơm ngon. Sau đó tắt bếp để nguội.

Chè khúc bạch tiếng trung là gì năm 2024
Món chè vải khúc bạch thơm ngon.

Trình bày:

Lấy bát hoặc cốc xếp khúc bạch các vị vào, thêm vải. Rót nước đường và thả đá vào bát. Cuối cùng là rắc hạnh nhân lên trên. Vậy là đã có bát chè thạch vải thơm ngon lạ miệng.

Tại sao lại gọi là chè khúc bạch?

Tên gọi chè khúc bạch đã phản ánh lên hình dạng đặc trưng của món chè, đó là những viên thạch được cắt thành từng khúc, có hình vuông nhỏ với màu trắng sữa đặc trưng. Không những thế, món chè này còn được thêm một số nguyên liệu khác tùy theo cách chế biến của người nấu.

Khúc bạch có nghĩa là gì?

Cái tên chè khúc bạch vốn mượn từ từ tiếng Hán, nên có nghĩa gốc là chè có những viên màu trắng được cắt thành từng khúc. Chè truyền thống có viên màu trắng (và như thế mới đúng với cái tên gọi của nó).

Các món chè trông tiếng Trung là gì?

Từ vựng về các loại trà trong tiếng Trung thông dụng.

Lục trà (绿茶).

Hồng trà (红茶).

Thanh trà (青茶).

Hắc trà (黑茶).

Bạch trà (白茶).

Hoàng trà (黄茶).

Chè đậu tiếng Trung là gì?

Chè đậu đỏ hoặc súp đậu đỏ (tiếng Trung: 紅豆汤, bính âm: Hóng dòu tāng) là một món ăn phổ biến tại khu vực Đông Á có xuất xứ từ Trung Quốc. Món ăn này thường được ăn lạnh vào mùa hè và ăn nóng vào mùa đông. Chè đậu đỏ còn sót lại cũng có thể được đông lạnh thành đá viên và là một món tráng miệng phổ biến.