Địa chỉ nhà tạm lánh cho bà bầu ở hà nội

Sinh con xong, có người ở vài tuần, có người ở vài tháng rồi lại đi, đa số họ chọn bế con ra ngoài đời bươn chải để mưu sinh.

Trên Facebook, cô bạn của tôi vừa chia sẻ thông tin về địa chỉ mười mấy nơi, gọi là "Nhà tạm lánh" cho những cô gái trót mang thai ngoài ý muốn. Thấy bài viết của bạn, tôi lên mạng tìm hiểu về những nơi này mới biết, đây là mái nhà cưu mang các cô gái bị xã hội gán cho những cụm từ "ăn cơm trước kẻng", "trót dại", hay "lầm lỡ". 

Sở dĩ gọi là "tạm lánh" vì đây không phải nhà bảo trợ xã hội hay trung tâm tình thương. Đây chỉ là nơi những cô gái mang thai "lánh nạn" chờ ngày vượt cạn.

Đọc về những câu chuyện vừa như tai nạn bất ngờ, vừa là bi kịch đeo bám cả đời họ, tôi không khỏi thở dài. Nhưng tôi suy tư nhiều hơn về cái cách mà xã hội đang thương cảm, hay chính xác hơn là thương hại họ. Tôi tự hỏi, từ bao giờ mang thai lại trở thành một tội lỗi khiến người phụ nữ phải tìm tới một chốn tạm lánh để trốn tránh thị phi? Dù các cô gái ấy mang thai vì lý do gì, bị lừa gạt, bị hãm hiếp hay có quan hệ với bạn trai sau đó bị anh ta chối bỏ trách nhiệm,... thì cũng không thể cấu thành nên một tội lỗi, gánh chịu sự dè bỉu của xã hội.

Tôi nhớ tới câu chuyện trong Kinh thánh, chúa Giê-su hỏi đám đông đang lăm le ném đá người đàn bà ngoại tình: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi". Chúng ta nào có sạch tội để mà lên án người khác trong câu chuyện của chính họ? Rốt cuộc, xã hội đang đứng trên nguyên tắc nào để gán tội cho việc người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn?

>> 'Nhiều cô gái Việt chấp nhận lấy chồng ngoại vũ phu'

Đã có bao nhiêu người bị gia đình chối bỏ, phải đau đớn rời khỏi tổ ấm chỉ vì ba mẹ và người thân sợ nhục nhã trước những lời đánh giá của bà con chòm xóm? Thậm chí cả khi họ đã bỏ đi thì người thân ở lại cũng phải gánh lấy điều tiếng. Đã có bao nhiêu người phải đeo trên lưng cái danh "gái không chồng mà chửa" để rồi nỗi đau lại tiếp tục đeo bám đứa trẻ tội nghiệp như một vết nhơ không thể xóa? Đã có bao nhiêu cuộc đời vì những lời đánh giá tàn nhẫn như thế mà bỗng chốc vỡ vụn, bơ vơ? Để rồi khi bi kịch dẫn tới hậu quả không thể cứu vãn thì người ta chép miệng mà than: "Con bé ấy nó dại thế, có gì thì cứ từ từ mà giải quyết". Tại sao mang định kiến gây cho họ nỗi đau, rồi bảo họ đáng ra nên mạnh mẽ?

Người hiểu chuyện thì xót xa cho các cô gái là nạn nhân đáng thương, kẻ tọc mạch thì buông lời dè bỉu. Riêng tôi lại cảm thấy những cô gái ấy chẳng thuộc về nhóm nào trong những lời phán xét của xã hội.

Nhìn mọi sự dưới con mắt từ bi, ta sẽ thấy những cô gái ấy có thể là nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp hay là nhân vật chính trong một mối quan hệ chủ động nhưng sai người, thế nhưng họ không nên là nạn nhân cũng không nên là thủ phạm của việc mang thai. Họ chỉ đơn giản là chủ tâm hoặc vô ý mang thai và hệ quả là một mình họ chịu trách nhiệm với đứa trẻ.

Nếu không tồn tại những định kiến thì cuộc đời sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Khi đó, các cô gái ấy sẽ quyết định giữ hay bỏ đứa con là xuất phát từ sức chịu đựng nỗi đau tới đâu, năng lực và tài chính cá nhân thế nào, có đủ sức vượt qua khó khăn trong tương lai hay không, chứ không phải rơi vào tuyệt vọng gần như không lối thoát vì ác ngôn của người ngoài. Ở đây, tôi không bàn về quan điểm đúng sai của việc phá thai mà chỉ muốn đề cập tới cái cách mà dư luận xã hội tác động tới xu hướng quyết định của một người.

Chính những người hảo tâm giang tay giúp đỡ phụ nữ "trót" mang thai cũng đặt tên cho nơi chốn đong đầy tình thương đó là "nhà tạm lánh". Nghĩa là tình thương ấy vẫn còn bị trói buộc trong định kiến xã hội, bản thân tên gọi vẫn tồn tại trong nó một sự phán xét. Bao giờ thì định kiến xã hội thôi đè nặng lên những phận người?

>> Đàn ông đánh vợ vì không nghe lời là biện minh cho quan hệ chủ - tớ

Tôi mong những mái nhà của tình thương kia không còn bị gọi là địa chỉ lánh nạn nữa mà sẽ là một chốn thực sự bình yên, là nơi mà các cô gái trẻ mang thai tìm đến - đường hoàng và đầy an tâm - để được tư vấn về tâm lý, được giúp đỡ để tránh bối rối và hoang mang về tương lai, được chia sẻ những kinh nghiệm nuôi và dạy con khi chỉ có một mình. Và tôi càng mong xã hội sẽ không còn định kiến, không còn phán xét về nhân phẩm một người phụ nữ chỉ vì họ mang thai và một mình làm mẹ.

Có con - có thêm một sinh linh bé nhỏ sẽ đến trong đời, bất kể dưới cơ duyên nào thì đó luôn là một niềm vui của cuộc đời này; đó là món quà trân quý mà sự sống tặng cho muôn loài.

>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.

My Nguyễn

Giới thiệu chung Hệ thống các dịch vụ hỗ trợ Kết quả hỗ trợ

Đồng hành cùng sự phát triển của Phụ nữ ủng hộ

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA)

Tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam

Địa điểm

Số 152 Âu Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội

Ngôi nhà Bình Yên (Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long)

Địa điểm

Đường A6, KDC Hưng Phú 1, Cái Răng, Cần Thơ

Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em, đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người 111 (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Mô hình địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng

Sở Lao động -Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội (Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới)

Địa điểm

75 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

1.064.231 thành viên

Chào mừng bạn đến với ngôi nhà của các mẹ bầu - nơi bắt đầu một hành trình kỳ diệu. Tại đây, bạn có thể thoải mái hỏi đáp cũng như chia sẻ kinh nghiệm của bạn về mọi vấn đề, từ sự phát triển của thai nhi, những thay đổi bất thường trên cơ thể bạn khi mang thai cho đến việc chọn bệnh viện khi sinh, chuyển dạ sinh nở,... Bạn cũng sẽ nhận được những lời khuyên về việc nên ăn gì, uống gì, kiêng kị thế nào trong suốt thai kỳ. Các thành viên sẽ chia sẻ cùng bạn những nỗi lo vu vơ hay những hạnh phúc nhỏ bé bạn có được trong suốt 40 tuần thai nhé!

Sáng 12/9, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức lễ ra mắt mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh” tại cộng đồng (địa chỉ: số 360 phố Phúc Tân, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm. ĐT: 0243.8252627). Ông Đinh Hồng Phong, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết: Hiện nay, một bộ phận gia đình vẫn còn tình trạng bạo lực, bạo hành tiềm ẩn trong các gia đình có tư tưởng định kiến giới.

Theo ông Phong, mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh” giúp cho nạn nhân của bạo lực gia đình, người có nguy cơ bị bạo lực trên cơ sở giới có nơi tạm lánh khẩn cấp, cách ly với người gây bạo lực; đồng thời giúp họ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tối thiểu ban đầu về y tế, phục hồi sức khỏe, tư vấn ổn định tâm lý, tư vấn pháp luật cơ bản và phòng tránh bạo lực tiếp tục tái diễn.

Ông Đinh Hồng Phong cho rằng, đây là mô hình mới, được thí điểm đầu tiền trên địa bàn quận và cho thấy là mô hình thiết thực nhằm nâng cao chất lượng phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ở cộng đồng. Qua đó, xây dựng gia đình phát triển bền vững theo các tiêu chí no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

Ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ LĐ-TB&XH, cho biết: Mỗi địa phương có tính chất đặc thù khác nhau, từ mô hình cụ thể của quận Hoàn Kiếm, cơ quan chức năng mong muốn đưa ra được mô hình chuẩn, đáp ứng được yêu cầu để trợ giúp hiệu quả cho nạn nhân bị bạo lực.

Trong đó, đảm bảo về cơ sở vật chất như: Nhà tạm lánh phải đảm bảo ít nhất 6m2/người; có trang thiết bị y tế, bếp ăn, vệ sinh. Đáp ứng được yêu cầu về sự an toàn cho nạn nhân; nạn nhân được tư vấn pháp lý.

Bên cạnh đó, mô hình phải đáp ứng được tiêu chuẩn về cán bộ, trình độ, kỹ năng theo yêu cầu của nhiệm vụ.

Nhà tạm lánh phải đảm bảo được các tiêu chí về sự an toàn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực trợ giúp nạn nhân... (Ảnh H. Hòa)

Ông Phạm Ngọc Tiến cho biết thêm: Mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh” này kế thừa hoạt động của mô hình cơ sở phòng chống bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng. Dự kiến xây dựng và duy trì hoạt động tổng số 63 mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh” trên cả nước.

Quá trình này vừa làm vừa rút kinh nghiệm để mô hình hoạt động thực sự hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong cộng đồng; đồng thời có thể nhân rộng hơn nữa để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả những nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bị bạo hành, xâm hại. 

Video liên quan

Chủ đề