Dịch vụ làm giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Ngày nay việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài không còn là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng có nhiều vấn đề cần phải lưu ý – phụ thuộc theo từng quốc gia và trường hợp cụ thể. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, công dân Việt Nam phải và cần tuân theo thủ tục pháp luật về điều kiện kết hôn, và việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài phải được cơ quan Pháp Luật công nhận.

Dịch vụ làm giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Đừng để vấn đề Pháp Lý ngăn cách tình yêu.

Pháp luật quy định thủ tục kết hôn với người nước ngoài thế nào?

Khoản 1 điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi chung là Kết hôn với người nước ngoài) như sau:

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn

Theo đó, bạn cần căn cứ vào pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài nơi bạn đời cư trú. Đối với Việt Nam, pháp luật Việt Nam quy định về thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại nước ngoài tại điều 53 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:

Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký các việc hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch, việc cấp bản sao trích lục hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài tại cơ quan đại diện.

Theo quy định trên, bạn có thể tiến hành thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại nước ngoài thông qua cơ quan đại diện của Việt Nam đặt tại nước mà bạn muốn đăng ký kết hôn.

Đối với thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam thì cần tuân thủ các quy định sau:

Đối tượng cần đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài?

Theo Luật Hộ tịch 2014, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các đối tượng sau:

  • Người Việt Nam với người nước ngoài;
  • Người Việt Nam cư trú ở trong nước với Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
  • Người Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với Người Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
  • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Ngoài ra, phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới xem xét chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn:

1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Dịch vụ làm giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Đừng để rắc rối và rủi ro về Pháp Lý ngăn cách tình yêu của bạn. Liên hệ Luật Sư DC Counsel để được tư vấn ngay

Các bước để đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014, nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch năm 2014 thì thủ tục kết hôn với người nước ngoài được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại UBND cấp quận, huyện.
  • Bước 2:  Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh riêng với các bên nếu thấy cần thiết.
  • Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình và không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn thì trong vòng 03 ngày làm việc, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
  • Bước 4: Trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Một số lưu ý:

1. Nếu 01 trong 02 bên không thể có mặt cùng lúc để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể đề nghị Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.

Nếu hết 60 ngày mà không đến nhận thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Sau đó, nếu 2 bên nam, nữ muốn đăng ký kết hôn thì phải tiến hành thủ tục như ban đầu.

2. Nếu UBND cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bảnh nêu rõ lý do cho 2 bên nam, nữ.

Hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thế nào?

Hồ sơ được lập thành 01 bộ, gồm những giấy tờ sau:

  1. Tờ khai đăng ký kết hôn với người nước ngoài (theo mẫu).
  2. Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng.
  3. Trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó;
  4. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng.
  5. Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân.
  6. Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn.

Thẩm quyền giải quyết:

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

Thời hạn giải quyết thủ tục kết hôn nước ngoài bao lâu?

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Xem thêm:

Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài uy tín – chuyên nghiệp

Với đội ngũ luật sư và cộng sự am hiểu pháp luật và thực tiễn nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, DC Counsel cam kết hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu bằng cách cung cấp dịch vụ pháp lý với chất lượng cao, tiết kiệm chi phí. Quý khách không phải đi lại nhiều lần & mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính.

Sứ mệnh của chúng tôi sẽ không hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.

Dịch vụ làm giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Các cơ quan chức năng Việt Nam là nơi quý vị cần liên hệ để lấy thông tin về các điều kiện đăng ký kết hôn tại Việt Nam.

Dưới đây là một số thông tin chung về các điều kiện đăng ký kết hôn tại Việt Nam.  Những yêu cầu này có thể khác nhau tuỳ vào từng địa phương và có thể thay đổi.  Vui lòng liên hệ với Ủy ban Nhân dân nơi quý vị hoặc hôn phu/hôn thê của quý vị sinh sống để biết thêm thông tin.  Nếu quý vị muốn đưa vợ chồng hoặc hôn phu/hôn thê là người nước ngoài sang Hoa Kỳ định cư, quý vị sẽ cần nộp hồ sơ xin thị thực định cư.

Nhìn chung, việc kết hôn được thực hiện một cách hợp pháp và có giá trị pháp lý ở nước ngoài thì cũng có hiệu lực pháp lý tại Hoa Kỳ. Những câu hỏi có liên quan đến hiệu lực của giấy kết hôn nước ngoài cần được gửi tới Tổng chưởng lý của tiểu bang Hoa Kỳ nơi quý vị sinh sống.  Quý vị không cần phải báo cáo việc kết hôn với văn phòng chúng tôi.

Luật pháp Việt Nam không quy định về việc kết hôn giữa hai người không phải là công dân Việt Nam, trừ khi một trong hai người nước ngoài có giấy phép thường trú hoặc tạm trú còn hiệu lực tại Việt Nam. Chúng tôi khuyến cáo quý vị liên hệ với Sở Tư pháp để được hướng dẫn. 

Thủ tục kết hôn tại Việt Nam:

Đơn xin kết hôn được nộp trực tiếp  tại Uỷ ban Nhân dân quận/huyện nơi quý vị sinh sống. Nếu một trong hai người là công dân Việt Nam, các cơ quan chức năng Việt Nam có thể yêu cầu nộp hồ sơ tại quận, huyện nơi công dân Việt Nam đó sinh sống.  Các yêu cầu về thủ tục giấy tờ ở mỗi nơi có thể khác nhau.

Những yêu cầu chung cho các hôn phu/hôn thê người Hoa Kỳ bao gồm những giấy tờ sau:

  1. Đơn xin kết hôn: Mẫu đơn này được lấy tại Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban Nhân dân quận/huyện và phải được ký trước mặt cán bộ hộ tịch của Ủy ban Nhân dân. Mẫu đơn do một người điền và sử dụng cùng một bút.  Mặc dù mỗi nơi có quy định lệ phí khác nhau, nhìn chung chi phí đăng ký kết hôn là khoảng 1 triệu Đồng Việt Nam, trả bằng tiền mặt khi nhận giấy chứng nhận kết hôn (Mức phí tháng 2/2021 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh).
  1. Ảnh hộ chiếu: Một ảnh cỡ 3x4cm của từng đương đơn được đính kèm đơn xin kết hôn.
  1. Hộ chiếu của công dân Hoa Kỳ: Một bản sao công chứng, quý vị có thể làm công chứng tại văn phòng Công chứng của Việt Nam. Bản sao công chứng phải được hợp pháp hoá tại Sở Ngoại vụ của Việt Nam.
  1. Xác nhận địa chỉ: Trong trường hợp công dân Hoa Kỳ sinh sống tại Việt Nam thì cần phải xin giấy xác nhận cư trú từ công an địa phương.
  1. Giấy chứng nhận sức khỏe: Giấy chứng nhận sức khỏe do một tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn xin kết hôn. Giấy chứng nhận này phải xác nhận rằng đương đơn không có các bệnh tâm thần dẫn đến việc không có khả năng nhận biết và làm chủ hành vi của mình. Vui lòng liên hệ với các Phòng Tư pháp thuỏc Ủy ban Nhân dân quận/huyện để được hướng dẫn cụ thể.
  1. Bản tuyên thệ độc thân. Đương đơn có thể xin giấy tờ này từ cơ quan quản lý hồ sơ dân sự ở tiểu bang nơi họ sinh sống hoặc điền tờ tuyên thệ độc thân tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Bản tuyên thệ này phải được ký trong vòng 6 tháng trước ngày nộp đơn xin kết hôn. Đương đơn đã từng kết hôn trước đây phải nộp một bản sao công chứng Phán quyết Ly hôn hoặc Giấy chứng tử của người vợ/chồng trước. Lệ phí cho giấy này tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ là $50 đô la Mỹ/bản. Quý vị phải đặt lịch hẹn để yêu cầu dịch vụ này.  Sau khi hoàn thành thủ tục tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, quý vị phải hợp pháp hoá giấy tờ này tại Cục Lãnh sự, 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc Sở Ngoại vụ, 184 bis Pasteur, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh trước khi gộp vào hồ sơ đăng ký kết hôn của mình.
  1. Thư xác nhân của văn phòng quản lý dữ liệu hộ tịch của Hoa Kỳ (Vital Statistic Office): Thư này được cấp bởi chính quyền tiểu bang hoặc địa phương nơi đương đơn sinh sống, trong đó xác nhận không có dữ liệu nào về việc đăng ký kết hôn của đương đơn.  Thời gian chứng nhận trong giấy này bắt đầu từ khi đương đơn 18 tuổi cho đến thời điềm hiện tại. *Yêu cầu này có thể khác nhau hoặc không bắt buộc tuỳ từng địa phương. 

Những thông tin khác:

  • Thời gian thụ lý hồ sơ đăng ký kết hôn là 15 ngày kể từ ngày Phòng Tư pháp quận/huyện nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần có xác nhận của công an, thời gian có thể kéo dài thêm 10 ngày nữa.
  • Tất cả các giấy tờ không bằng tiếng Việt phải được dịch công chứng sang tiếng Việt tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ hoặc văn phòng dịch thuật công chứng của Việt Nam. Các Phòng Tư pháp của Ủy ban Nhân dân quận/huyện cũng có thể cung cấp dịch vụ này.  Vui lòng thảm khảo danh sách các văn phòng dịch thuật và công chứng tại đây.
  • Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí, Phòng Tư pháp quận/huyện có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp với cả hai bên nhằm kiểm tra và xác đinh việc họ tình nguyện kết hôn và khả năng giao tiếp với nhau. Yêu cầu này có thể khác nhau tuỳ từng địa phương.
  • Trong trường hợp một trong hai người là công dân Việt Nam thì người đó nên tham khảo các cơ quan chức năng Việt Nam về các thủ tục và điều kiện kết hôn.