Em có cảm nhận thế nào về nghề sản xuất muối

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp - Chân trời sáng tạo

Bài 16.6 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hình bên minh họa việc sản xuất và thu hoạch muối. Để sản xuất muối, người ta cho nước biển vào các ruộng muối rồi phơi khoảng một tuần thì thu được muối ở dạng rắn.

a) Khu vực nào ở nước ta sản xuất nhiều muối nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Tây Nguyên.

D. Nam Trung Bộ.

b) Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối?

A. Làm lắng đọng muối.

B. Lọc lấy muối từ nước biển.

C. Làm bay hơi nước biển.

D. Cô cạn nước biển.

c) Em có cảm nhận như thế nào về nghề sản xuất muối?

Trả lời:

a) Đáp án D

Nam Trung Bộ là khu vực sản xuất muối lớn nhất nước ta. Ở đây, nước biển có độ mặn cao, thời gian nắng nhiều nên rất thuận lợi cho sản xuất muối. Các tỉnh sản xuất muối nhiều như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ngãi …

b) Đáp án C

Làm bay hơi nước biển là phương pháp được dùng để sản xuất muối. Người dân làm các ruộng muối rồi dẫn nước biển vào. Sau đó phơi khoảng một tuần thì nước bốc hơi hết, còn lại là muối kết tinh.

c) Làm muối là một nghề vô cùng vất vả của người dân làng chài. Dưới cái nắng chói chang, khắc nghiệt, người làm muối vẫn phải ra khơi lấy nước biển về. Sau đó, họ tiếp tục phơi mình dưới nắng để cào muối. Nhờ có họ mà chúng ta đã có một thứ gia vị hằng ngày trong bữa ăn.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 16.1 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông...

Bài 16.2 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp...

Bài 16.3 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó, có một lõi làm bằng bông...

Bài 16.4 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?...

Bài 16.5 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Cho hình ảnh về dụng cụ bên...

Bài 16.7 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Chỉ với một chai nhựa 500ml và một ống tio có khóa của dây chuyền dịch cho người ốm...

Bài 16.8 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Mẹ của Lan là giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6...

Bài 16.9 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Vào dịp Tết, mẹ An làm mứt dừa cho cả nhà ăn...

Bài 16.10 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Ngày nay, máy điều hòa nhiệt độ là một thiết bị phổ biến đang được nhiều gia đình...

Bài 16.11 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Một buổi tối, Vân đang học bài thì bị muỗi đốt. Vân nói với mẹ...

Bài 16.12 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Vào mùa hè, nhiều hôm thời tiết rất oi  bức khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt, khó thở...

Bài 16.13 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí...

Bài 16.14 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Hãy trình bày cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đồng và muối ăn...

Bài 16.15 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Cho biết nhiệt độ sôi của rượu (ethanol) là 78oC, của nước là 100oC...

Bài 16.16 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Dưới đây là sơ đồ mô tả thiết bị chưng cất tinh dầu như tinh dầu quế, tinh dầu sả...

Bài 16.17 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 6 - CTST: Chúng ta đều biết, biển có rất nhiều nước nhưng là nước mặn (có lẫn muối)...

Ngoài muối biển thì còn có muối mỏ.

Muối biển khai thác từ nước biển bằng cách đưa nước biển vào ruộng. Để nước bốc hơi nhờ ánh nắng mặt trời, còn lại trên ruộng là muối. Cũng có nơi, xả nước biển vào cát, nước bốc hơi, hạt muối đọng lại trên cát. Đem rửa cát để có dung dịch muối đậm đặc, rồi lại cho nước muối bay hơi trên sân, còn lại muối.

Muối mỏ khai thác từ…mỏ bằng cách bơm nước để có dung dịch muối đậm đặc. Gia nhiệt bốc hơi, rồi lại hòa tan, tái kết tinh,..để có muối tinh. Muối mỏ sản xuất theo quy trình công nghiệp. Nên độ tinh khiết khá cao, trắng trẻo, và nhất là kiểm soát được độ mịn của muối.

Muối mỏ cũng từ biển mà ra. Thuở xưa là những hồ nước mặn, bốc hơi, rồi đất trời sụp đổ sao đó mà thành mỏ muối. Nên muối mỏ hay muối biển đều có tạp. Muối biển nhiều tạp hơn muối mỏ do chế biến thô sơ hơn.

Tạp ở đây là các khoáng magnesium, calcium, potassium, sắt, kẽm ,.. Muối biển còn có thêm khoáng iod, nhưng rất ít, chỉ là dạng vết. Nói chung, những loại khoáng này đều cần thiết cho sức khỏe con người.

Dung dịch muối đậm đặc từ mỏ, nồng độ có thể 20-30%, hoặc hơn, lại chủ động gia nhiệt, tái kết tinh,.. nên làm muối mỏ khỏe re. Còn nước biển độ mặn chỉ cỡ 3,5%, lại phải nhờ ơn trời ban nắng nóng. Nên làm ra hạt muối cực khổ, giá thành không cạnh tranh nổi với muối mỏ. 

>>> MUỐI BIỂN LÀM THEO PHƯƠNG PHÁP PHƠI BẠT KẾT TINH 

>>> VAI TRÒ CỦA MUỐI TRONG NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG

Muối biển làm theo phương pháp phơi bạt kết tinh.

MUỐI TÂY & MUỐI TA?

Muối ăn bên Tây bên Mỹ (table salt) mua ở các siêu thị thường là loại muối mỏ, hạt mịn và khô nên rắc lên đồ ăn dễ dàng. Vì dễ dàng, nên Tây mới sợ xài muối quá tay. Do đó các lọ muối bên Tây thường đục lỗ nhỏ xíu. Muối ăn thường là có trộn thêm lượng rất nhỏ muối iod để ngừa các bệnh do thiếu iod (iodine deficiency diseases). Muối loại này bên Tây cũng được trộn thêm một ít chất chóng vón (anticaking agenets). Nên nắm vốc muối, thả rơi rào rào như mưa, đẹp mắt.

Muối ăn bên ta, loại đóng bao 1kg, mua ở tạp hóa hay siêu thị thường là muối biển. Dù muối biển có iod, nhưng rất ít, nên vẫn phải bổ sung thêm iod theo chính sách y tế quốc gia. Tuy nhiên, một vài nhà sản xuất cũng dùng muối mỏ rồi trộn iod. Muối ta có thể có hoặc không có chất chống vón. Muối ta có độ hạt lớn hơn so với muối tây, ẩm độ cao hơn, và màu sắc cũng không trắng tinh như muối tây.

Còn loại muối nữa trên thị trường Việt Nam, trông khô rang, trắng tinh, đẹp mắt, không trộn iod, chỉ có chất chống vón. Đó là loại muối mỏ, thường nhập từ Trung Quốc. Diêm dân đau khổ vì loại muối này, do cạnh tranh giá không nổi.

CÓ NHỮNG CÁCH LÀM MUỐI (BIỂN) NÀO?

Bản chất của quá trình sản xuất muối biển là thực hiện phản ứng tách NaCl với nước và các loại muối khác trong nước biển.

Để lấy được nước biển người dân sẽ lợi dụng lúc thủy triều lên cao và trước đó họ đã làm sẵn những hệ thống dẫn nước vào đồi cát, cống dẫn nước phải được đặt ở nơi nước biển có nồng độ muối cao. Sau đó dưới ánh nắng mặt trời nước sẽ bị bốc hơi làm muối kết tụ lại trên bề mặt hạt cát.

Người dân sẽ thu được một hợp chất gọi là nước chạt từ hệ thống đã lắng đọng và tiếp tục phơi nắng đến khi đã khô nước, tốc độ bay hơi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và nền sân phơi. Bề mặt bốc hơi rộng thì nước bốc hơi nhanh, nền sân phơi hấp thụ nhiệt càng lớn thì bốc hơi càng mạnh. Sau giai đoạn bay hơi, hạt muối lúc này đã được kết tinh. Người dân tiến hành nạo muối thu hoạch.

Có 2 phương pháp làm muối chính: Phơi cát hoặc phơi bạt.

>>> CHUYỆN VỀ MUỐI CHUYỆN VỀ HẠT NGỌC CỦA TRỜI

>>> MUỐI BIỂN TINH KHIẾT CHIẾT XUẤT TỪ YÊU THƯƠNG

1. Làm muối trên nền đất (phơi cát)

Bước đầu, trên mỗi ruộng muối người làm muối sẽ xử lý nền đất (da đất) cho thật chặt hạn chế tối đa nước biển thấm vào đất. Sau đó, tiếp tục cho nước biển vào phơi khô để thêm độ rắn cho đất. Khi nền ruộng muối đã đạt yêu cầu, bắt đầu người dân mới bơm nước biển vào bên trong.

Ruộng ban đầu cho nước biển vào người dân gọi là “ruộng chịu” hay “ruộng phơi”, dưới tác dụng ánh nắng mặt trời lượng nước trong nước biển bốc hơi bớt, lúc này nồng độ mặn trong nước tăng cao hơn so với ban đầu. Người dân mới tháo phần nước này xuống phần ruộng bên dưới để tạo muối, ruộng này gọi là “ruộng ăn”.

Phương pháp làm muối trên cát

Khi muối bắt đầu kết tủa, thì người dân mới dùng dụng cụ “cào bằng” để cào muối tập trung lại như những hình chóp nhỏ trên mỗi ruộng. Quy trình như vậy lập lại đi, lập lại muối thu hoạch ngày càng nhiều.

Ưu điểm của cách làm này: chi phí đầu tư ít

Nhược điểm: giá thành không cao do lẫn nhiều tạp chất, chất lượng muối không cao

2. Làm muối trên nền bạt:

Phương pháp này về quy trình làm muối tương tự như cách làm muối trên nền đất nhưng bỏ qua giai đoạn xử lý nền đất, thay vào đó diêm dân phủ 01 lớp bạt lên nền đất để đảm bảo chống thấm nước và giữ được chất lượng muối cao hơn.

Ưu điểm của cách làm này: Chất lượng muối cao do ít lẫn tạp chất

Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu cao.

Làm muối trên nền bạt đen của diêm dân Ninh Thuận

Nghề làm muối của diêm dân cực kỳ vất vả và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Những ngày nắng gắt, mồ hôi nhễ nhại trên má người dân nhưng lại là dịp để có được những hạt muối trắng tinh, to, đậm vị và săn chắc. Còn bất chợt những ngày mưa bão, muối chưa đạt độ để thu hoạch, lẫn quá nhiều nước mưa xem như tháo bỏ toàn bộ.

Giá bán muối thì bấp bênh, nhiều khi rẻ như bèo, một tạ (100kg) muối có khi chỉ bán được 50-100 nghìn. Phần vì cung cầu và đặc thù vốn có của nghề.

Hạt muối đanh trắng, tinh khiết kết tinh trên nền bạt

MUỐI LÀM MẮM LÊ GIA CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?

Muối dùng mắm Lê Gia là muối biển tinh khiết được lấy từ vùng muối Bà Rịa và Ninh Thuận, nơi làm ra những hạt muối (làm trên bạt) nên trắng tinh, độ mặn thuần khiết  và lưu kho trong 2 năm cho chảy hết thành phần gây ra mùi vị bất lợi

Muối kết tinh từ vùng muối Bà Rịa – Ninh Thuận

>>>> VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỌNG CẶN MUỐI TRONG CHAI NƯỚC MẮM

>>>> QUY TRÌNH MUỐI CÁ TẠI XƯỞNG LÊ GIA

>>>>  MUỐI LÀM MẮM LÊ GIA CÓ GÌ ĐẶC BIỆT

Sau 2 năm, những hạt muối khô, khi đó được mang đi làm mắm bởi vì

  • Muối đã chảy hết ion K+ gây ra vị nhẫn đắng
  • Muối đã chảy hết ion Mg++ gây ra vị nóng rát cổ
  • Muối đã chảy hết ion Ca++ gây ra vị chát

Những giọt mồ hôi thấm đẫm của diêm dân làm ra những hạt muối kết tinh, theo sau đó là những giọt mồ hôi của những người làm mắm, chắt chiu, chăm sóc để rồi vị mặn của muối, của mồ hôi hòa quyện với vị ngọt của đạm cá, tạo thành những giọt nước mắm truyền thống mang hương vị của biển và hồn cốt cha ông.

Sau 2 năm chắt lọc tinh túy cho ra nước mắm cho màu hổ phách

—————

Nước mắm, các sản phẩm mắm và gia vị hoàn chỉnh Lê Gia được bán tại các hệ thống siêu thị lớn trên cả nước (Vinmart, Vinmart+,  AEON , Big C/Go/Top Market (MB), MM Mega Market, Co.Op Mart (MB) … hệ thống cửa hàng mẹ và bé (Concung, Bibomart, Kidplaza…) và được xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn: Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Myanmar, Lào, Nam Phi…

🙋 Hiểu thêm về nước mắm Lê Gia hơn tại:
🏠 Website: //nuocmamlegia.com Hoặc //nuocmamchobe.vn

⏯ Page: //facebook.com/mamlegia

☎️ Hotline: 0971.978.786 / 0868.298.786

☎️ email:

🙋 Mua hàng online tại:

– Shopee: //shp.ee/g3y7evb

– Lazada: //www.lazada.vn/shop/nuoc-mam-le-gia

– Tiki: //tiki.vn/cua-hang/mam-le-gia?t=product

Video liên quan

Chủ đề