Giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu

Phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bảo hiểm này không được cấp phát, đối tượng cần mua bảo hiểm phải liên hệ đến các công ty, tổ chức thực hiện việc kinh doanh loại bảo hiểm này được được xác định bởi nhiều loại chi phí.

>>Xem thêm:

Cách xác định phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu.

Đối tượng áp dụng của bảo hiểm bao gồm các loại hàng hóa, sản phẩm được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác thông qua đường bộ, đường hàng không, đường thủy

Phạm vi áp dụng: trên toàn thế giới.

Các loại hình bảo hiểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Có 3 loại hình bảo hiểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:

  • Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển (đường thủy ).
  • Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường hàng không.
  • Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam

Tùy vào từng loại bảo hiểm mà có các mức phí khác nhau, tuy vậy các loại hình bảo hiểm này được xác định theo một nguyên tắc cụ thể, nhất định.

Phí bảo hiểm bao gồm: giá trị thực tế của hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu, cước vận chuyển, lãi ước tính của lô hàng, thuế nhập khẩu.

Công thức tính phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:

  • CIF = (C+F) / (1-R)
  • I = CIF x R
  • Trong đó I: phí bảo hiểm, C: giá hàng hóa nhập khẩu ( giá FOB ), R: tỷ lệ phí bảo hiểm, F: giá cước vận chuyển.

Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào từng gói hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Về giá trị bảo hiểm đươc xác định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.

Ví Dụ Minh Họa Cách Tính Phí Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Vd: Công ty A nhập khẩu  xe máy với số lượng 1000 chiếc của một doanh nghiệp nước ngoài có giá FOB là 2000USD/ chiếc. Lô hàng này phải chịu cước vận tải là 20USD/ chiếc. Lô hàng này được vận chuyển bằng đường bộ. Lô hàng này được thực hiện theo loại bảo hiểm điều kiện A. Lô hàng tham gia bảo hiểm 110% giá CIF. Lô hàng này được vận chuyển về cảng Cái Lân. Tính tổng tổng phí bảo hiểm công ty A phải thanh toán cho lô hàng trên là bao nhiêu?

Cách tính phí bảo hiểm cho hàng xuất nhập khẩu.

+ Tổng giá FOB (giá xuất) của lô hàng: FOB = 1000 chiếc x 2000 USD = 2000000 USD

+ Tổng cước vận tải mà công ty A phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài là: 1000 chiếc x 20 USD = 20000 USD

+ Tỷ lệ phí bảo hiểm đều kiện A đối với lô hàng này là: 0.18 % = R

Giá CIF ( giá nhập ) của lô hàng được xác định:

+ Tổng giá CIF mà lô hàng phải chịu là:

CIF = ( C + F ) / ( 1 – R ) = ( 2.000.000 +20.000 ) / ( 1 – 0.18 ) = 2.463.415 USD

+ Số tiền bảo hiểm là: STBH = 110 % x 2.463.415 = 2.709.756,5 USD

  • Tính phí bảo hiểm: giả sử tỷ lệ phí bảo hiểm tại cảng Cái Lân là 0.37 %

+ Phí hàng hóa ( xe máy ): STBH x R = 2.709.756,5 x 0,37 % = 10.026,1 USD

+ Phí vận chuyển bằng đường bộ là 0.06 %

+ Phí bảo hiểm = STBH x 0.06 % = 2709756,5 x 0.06 % = 1.625,8539 USD

Ngoài cách tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trên thì chúng ta còn có thể tính phí bảo hiểm theo các trường hợp sau:

  • Tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo giá FOB có nghĩa là khi người mua mà người bán đã thõa thuận được mức giá chấp nhận được thì người bán sẽ xuất bán theo giá đúng như đã thõa thuận giữa 2 bên tại cảng và người mua sẽ phải mua bảo hiểm đối với hàng hóa nhập khẩu đó và có thể tham gia tính bảo hiểm theo tỷ lệ % giá FOB như là 100% giá FOB hoặc 110 % giá FOB.
  • Tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo giá EX_Work có nghĩa là người bán và người mua sẽ thõa thuận mức giá tại xưởng  và khi đã chấp nhận thỏa thuận đó thì bên mua sẽ phải mua bảo hiểm và tham gia tính bảo hiểm theo tỷ lệ % của EX  như là 100 % giá của EX hoặc 110 % giá của EX
  • Tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo giá CFR ( CNF ) có nghĩa là  trong trường hợ này giá CFR ( CNF )đã bao gồm toàn bộ giá FOB, giá EX và cước phí của lô hàng nhập khẩu. Khi đã chấp nhân giá này giữa 2 bên thì bên nhập khẩu hàng hóa mua bảo hiểm và tham giá tính bảo hiểm theo tỷ lệ 100 % giá CFR ( CRF) hoặc 110 % giá CFR ( CNF ). Nếu doanh nghiệp nhập khẩu tính phí bảo hiểm theo giá CIF thì phải căn cứ vào giá CFR ( CNF ) để tính giá CIF.

Khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa sản phẩm tính phí bảo hiểm hàng nhập khẩu theo phương pháp này nếu có chênh lệch xảy ra về phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm phải bù trừ và thanh toán cho nhau. Bên bán bảo hiểm sẽ phải thanh toán cho doanh nghiệp mua bảo hiểm trong trường hợp phí bảo hiểm thấp hơn so với số thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua bảo hiềm và ngược lại bên bán bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp mua bảo hiểm trong trường hợp phí bảo hiểm thực tế phát sinh cao hơn so với số thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua bảo hiểm.

Ví dụ : Tính theo giá FOB: Vào năm 2017 công ty A nhập khẩu một lô hàng nước hoa từ Pháp về, lô hàng này được nhập với số lượng là 50.000 chai và một lô hàng lúa mì đóng bao với số lượng là 1000 tấn, theo hợp đồng thương mại và hợp đồng mua bán ngoại thương thì sản phẩm này có giá là 500 USD/ chai và 150 USD/ tấn,  phí vận chuyển là 10 USD/ chai, tỷ giá 20.000/ USD. Tính tổng phí bảo hiểm hàng nhập khẩu mà doanh nghiệp phải thanh toán là bao nhiêu. Trường hợp tham gia bảo hiểm 110%, bảo hiểm theo điều kiện loại A.

Lô hàng nước hoa

  • Giá FOB của lô hàng là: 50.000 x 500 = 25.000.000 USD
  • Tỷ lệ phí bảo hiểm của lô hàng này: 0.3% + 0.02% = 0.32% ( trong đó tỷ lệ chính là 0.3% và phụ phí tuyến châu âu là 0.02% )
  • Ta có phí bảo hiểm hàng nhập khẩu được tính theo giá FOB như sau ( tham gia 110% giá FOB )
  • 25.000.000 x 0.32% = 80.000 USD.

Lô hàng lúa mì

  • Giá FOB của lô hàng là: 10000 x 150 = 1.500.000 USD
  • Tỷ lệ phí bảo hiểm của lô hàng này: 0.25% + 0.02% = 0.27% ( trong đó tỷ lệ chính là 0.25% và phụ phí tuyến châu âu là 0.02% )
  • Ta có phí bảo hiểm hàng nhập khẩu được tính theo giá FOB như sau ( tham gia 110% giá FOB )
  • 1.500.000 x 0.27% = 4050 USD

Ví dụ 2: Tính theo giá EX – Word: Vào năm 2017 công ty A nhập khẩu một lô hàng rượu với số lượng là 20.000 lít, theo hợp đồng thương mại và hợp đồng mua bán ngoại thương thì giá tại xưởng của lô hàng này mà các bên đã chấp nhận là 400 USD/ lít. Tính tổng phí bảo hiểm hàng nhập khẩu mà doanh nghiệp phải thanh toán là bao nhiêu. Trường hợp tham gia bảo hiểm 110%, bảo hiểm theo điều kiện loại A.

  • Tỷ lệ phí bảo hiểm của lô hàng này: 0.25% + 0.02% = 0.27% ( trong đó tỷ lệ chính là 0.25% và phụ phí tuyến châu âu là 0.02% )
  • Trị giá của lô hàng này ( giá tại xưởng ) là: 20.000 x 400 = 8.000.000 USD
  • Ta có phí bảo hiểm hàng nhập khẩu được tính theo giá FOB như sau ( tham gia 110% giá FOB )
  • 8.000.000 x 0.27% = 21.600 USD

Ví dụ 3: Tính theo giá CFR ( CNF ): Công ty A nhập khẩu một lô hàng trị giá 50.000.000 USD trong đó đã bao gồm phí vận chuyển. lô hàng được vận huyển bằng đường biển, bảo hiểm theo điều kiện loại A.

  • Tỷ lệ phí bảo hiểm của lô hàng này: 0.25% + 0.02% = 0.27% ( trong đó tỷ lệ chính là 0.25% và phụ phí tuyến châu âu là 0.02% )
  • Ta có phí bảo hiểm hàng nhập khẩu được tính theo giá FOB như sau ( tham gia 110% giá FOB )
  • 50.000.000 x 0.27% = 135.000 USD.

Vậy mỗi loại hàng hóa sẽ có phí bảo hiểm khác nhau và còn tùy thuộc vào các điều kiện khác như: hình thức vận chuyển ( đường bộ, đường hàng không, đường biển ), bảo hiểm thuộc điều kiện loại gì ( A, B, C )…

Trên đây là mô tả cơ bản về cách tính bảo hiêm hàng hóa xuất nhập khẩu

Chúc bạn thành công !

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu – đối tượng bảo hiểm:
“Là hàng hóa, tài sản, vật thể đang trong quá trình vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác”.

Bao gồm cả:

– Thời gian lưu kho,
– Chờ xếp lên phương tiện vận chuyển, trung chuyển
– Chờ chủ hàng nhận lại hàng
– Theo quy định của từng Điều kiện bào hiểm cụ thể cụ thể.

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (gồm 6 nguyên tắc chính)

Giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu

1. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest)

Định nghĩa: (Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906)
– Người có liên quan hợp pháp đối với hành trình vận chuyển tài sản/ hàng hóa.
– Người ấy có thể được hưởng lợi nếu tài sản đó.
– Được an toàn hay về tới nơi đến đúng hạn.
– Hoặc bị thiệt hại nếu tài sản đó bị tổn thất hay tổn hại, bị cầm giữ hoặc có thể chịu trách nhiệm về những tổn thất đó
– Người được bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm.
– Lợi ích bảo hiểm không cần có khi ký kết hợp đồng nhưng phải có khi xảy ra tổn thất.

2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith)

Người được bảo hiểm: có trách nhiệm cung cấp tất cả những thông tin mà họ biết liên quan đến rủi ro được bảo hiểm
– Người bảo hiểm: trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm, không xúi dục khách hàng hoặc nhận một rủi ro mà họ biết là không còn nữa khi người yêu cầu bảo hiểm còn chưa biết.

3. Nguyên tắc bồi thường (indemnity)

– “Là một cơ chế mà công ty bảo hiểm sử dụng để cung cấp khoản bồi thường tài chính, với mục đích khôi phục tình trạng tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm sau khi tổn thất xảy ra”
– Là nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm nói chung, hàng hải nói riêng.

4. Nguyên tắc thế quyền (subrogation)

– Người bảo hiểm, sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình. (Điểm g khoản 1 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm)
– Thư thế quyền (letter of subrogation).

5. Nguyên tắc cam kết (warranty)

Là nguyên tắc bảo hiểm hàng hải nói chung, bảo hiểm hàng hoá nói riêng
(Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906)
– Cam kết ngụ ý (implied warranty): hành trình hợp pháp, tàu đủ khả năng đi biển
– Cam kết thành văn (Expressed warranty): tàu có P&I, tàu tuân thủ ISM Code…..
– Hậu quả pháp lý: người bảo hiểm có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm đối với tổn thất nào xảy ra sau khi cam kết bị vi phạm.

6. Nguyên tắc bảo hiểm trước (Advanced insurance)

– Người được bảo hiểm có thể mua bảo hiểm trước cho hàng hoá (khi chưa có đủ thông tin chi tiết về lô hàng) ngay sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương hay mở chứng từ tín dụng L/C.
– Người bảo hiểm sẽ phát hành đơn bảo hiểm và xác nhận các thông tin còn thiếu sẽ được thông báo sau.
– Khi có đầy đủ thông tin, Người bảo hiểm cấp Sửa đổi bổ sung (Endorsement).
– Nhanh chóng về thủ tục, tránh trường hợp quên không mua bảo hiểm.

Các loại hình bảo hiểm:

Giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển (A, B,C)
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường hàng không (~A)
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam (~ C)Các loại bảo hiểm được thể hiện dưới bảng sau:

Giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

Là giá trị bằng tiền của hàng hoá, thường được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm ký Hợp đồng
Trong Bảo hiểm hàng hoá, Giá trị bảo hiểm là giá theo Hợp đồng mua bán Ngoại Thương (có thể là giá CIF, FOB, CFR….)
Số tiền bảo hiểm
Là khoản tiền nhất định ghi trong đơn Bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm (thường được đổi ra giá CIF) Số tiền bảo hiểm có thể bao gồm:
Theo tập quán:
– Giá hàng
– 100 % CIF – Cước vận chuyển
– 110% (10% là lãi ước tính của lô hàng)
– Thuế nhập khẩu
– Phí bảo hiểm
– Lãi ước tính (10%Số tiền bảo hiểm)

Hình thức của hợp đồng bảo hiểm hàng hoá:

1. Hợp đồng nguyên tắc (annual policy):

– Bao toàn bộ kim ngạch trong năm
– Phí đặt cọc, cuối năm điều chỉnh
– Cuối năm, người được bảo hiểm cung cấp chứng từ, báo cáo… để Người bảo hiểm điều chỉnh phí.
2. Hợp đồng bao (open policy)

– Bao theo kim ngạch, theo hợp đồng ngoại thương,…..
– Người được bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo từng chuyến hàng (Declaration).
– phí trả theo tháng, quý….theo quy định của Hợp đồng bao trên cơ sở các thông báo.

3. Đơn / Giấy chứng nhận bảo hiểm (voyage policy/ Certificate) là chứng từ của Bộ chứng từ ngoại thương

4. Giấy chứng nhận tạm thời (cover note): Hiện nay rất ít xuất hiện tại các Doanh nghiệp bảo hiểm.

Trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Vận chuyển đường biển:
+ Kho – kho (QTC và ICC)
+ Bắt đầu: Kho cuối cùng để vận chuyển ra PTVC
+ Kết thúc:
-Nơi nhận hàng cuối cùng ghi trên hợp đồng bảo hiểm
-Nơi chia hoặc phân phối hàng
-Hết hạn 60 ngày từ khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển
Vận chuyển hàng không:
+ Kho – Kho 30 ngày (ICC By Air 1.1.82)
Vận chuyển nội địa
+ Bắt đầu: Xếp lên phương tiện vận chuyển
+ Kết thúc: Dỡ khỏi phương tiện vận chuyển

GIẤY YÊU CẦU BẢO HIỂM ​

• Hướng dẫn kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm
• Mục 1: Tên, địa chỉ NĐBH
• Mục 2: Số vận đơn (B/L)
• Mục 3: Số kiện, trọng lượng, ký mã hiệu
• Mục 4: Kê khai tên hàng hoá được bảo hiểm
• Mục 5. Kê khai giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm : Là khoản tiền nhất định ghi trong đơn bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm có thể bao gồm:
– Giá hàng
– Cước vận chuyển
– Thuế nhập khẩu
– Phí bảo hiểm
– Lãi ước tính

• Mục 6. Số L/C, Hợp đồng mua bán
• Mục 7. Phương thức xếp hàng, phương thức vận chuyển
• Mục 8. Hành trình được bảo hiểm:

– Từ kho đến cảng – Từ cảng đến cảng – Từ kho đến kho – Từ cảng đến kho – Trách nhiệm qua lan can tàu, trọng lượng xác định qua mớn nước – Trách nhiệm qua lan can tàu, trọng lượng xác định qua cân.

• Mục 9. Điều kiện bảo hiểm
• Mục 10. Điều kiện thanh toán phí Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm: “Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi Công ty bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm và người được bảo hiểm đóng đầy đủ phí bảo hiểm, trừ khi có thoả thuận khác”. ​

• Các điều kiện thương mại theo Incorterms 2010

+ Giá CIF, CIP là giá hàng tại cảng đi + cước vận tải + phí bảo hiểm.
+ Giá FOB là giá hàng tại cảng đi.
+ Giá CFR, C&F là giá hàng tại cảng đi + cước vận tải về cảng đến.
+ Giá EXW là giá xuất xưởng.
Hướng dẫn quy đổi về giá CFR để tính giá CIF tham gia bảo hiểm:
(Giá hàng + Cước vận tải) x (1 – R) = (C+F) x (1 – tỷ lệ phí bảo hiểm)
Trong đó: Phần này khá quan trọng đối với các bạn trong lĩnh vực bảo hiểm.
+ CIF, CIP: không phải quy đổi.
+ FOB => CFR => CIF: phải tính thêm cước vận tải để tính giá CIF.
+ CFR => CIF: quy đổi theo công thức để tính giá CIF
+ EXW => FOB => CFR => CIF: tính thêm cước vận tải tới cảng đi, thuế xuất khẩu (nếu có), cuớc vận tải tới cảng đến.

Lưu ý:

+ Trường hợp hàng hoá được vận chuyển tiếp vào nội địa thì phải ghi rõ tên cảng đến cuối cùng và/hoặc nơi đến cuối cùng tại mục nơi đến để xác định trách nhiệm bảo hiểm cho từng chặng.

+ Trường hợp hàng hoá được vận chuyển đa phương thức, thường hàng hoá được chuyển tải làm nhiều lần. Để đánh giá đúng rủi ro khi nhận bảo hiểm, khai thác viên phải hướng dẫn khách hàng liệt kê đầy đủ những nơi lô hàng dự kiến sẽ chuyển phương thức vận chuyển.

+ Trường hợp có lõng hàng tại cảng đi và cảng đến: khai thác viên cần phải thông báo trước cho bộ phận giám sát, giám định về phương tiện lõng hàng, địa điểm, quãng đường, thời gian dự kiến thực hiện lõng hàng để có phương án giám sát kịp thời.

HƯỚNG DẪN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

• Kiểm tra tình trạng hàng hóa khi giao hàng.
• Khi xảy ra tổn thất cần thông báo ngay cho người bảo hiểm và phối hợp giám định.
• Kiểm tra tình trạng hàng hóa lúc nhận hàng.
• Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại của khách hàng.
• Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
• Tính toán bồi thường.
• Trình duyệt.
• Thông báo bồi thường.

Một bộ hồ sơ khiếu nại bồi thư​ờng hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:

Thư khiếu nại đòi bồi thường (mẫu công ty bảo hiểm cung cấp).
Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm/đơn bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Bản chính hoặc bản sao hoá đơn gửi hàng, kèm tờ kê chi tiết hàng hoá và/hoặc phiếu ghi trọng lượng.
Bản chính B/L hoặc hợp đồng vận chuyển.
Biên bản giám định và các chứng từ tài liệu khác chỉ rõ mức độ tổn thất.
Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận của người vận chuyển khi giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận hàng cuối cùng.
Các chứng từ giao nhận hàng của Cảng hoặc của cơ quan chức năng;
Công văn thư từ trao đổi của người được bảo hiểm với người vận chuyển. Và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất;
Trường hợp các chứng từ trong hồ sơ khiếu nại chưa đủ sức thuyết phục để chứng minh tổn thất. Có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm một số chứng từ khác. Ví dụ: hợp đồng mua bán, L/C, tờ khai hải quan, nhật ký hàng hải, phiếu kiểm đếm, giấy chứng nhận đăng kiểm, …

MẪU BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU (THAM KHẢO):

Giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu

Giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu