Giá trị hàng hóa sức lao động được đo bởi năm 2024

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ

( chưa sửa )

CÂU 1: 2 thuộc tính của hàng hoá

Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua

trao đổi, mua bán. (hàng hoá chỉ ra đời hay tồn tại khi sản phẩm của lao động được dùng để trao

đổi, mua bán)

Hàng hoá có 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị

-Giá trị sử dụng của hàng hoá: là công cụ của sản phẩm, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của

con người.

+Nhu cầu có thể là nhu cầu vật chất hoặc tinh thần; có thể là nhu cầu tiêu dùng cá nhân,

có thể là nhu cầu cho sản xuất.

+Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Với nền sản xuất

cộng với khoa học – công nghệ càng phát triển, hiện đại, con người càng phát hiện ra thêm các giá

trị sử dụng của sản phẩm.

+Vì giá trị sử dụng của hàng hoá là nhu cầu của người mua nên người sản xuất cần chú ý

trong việc hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hoá trong quá trình sản xuất.

-Giá trị của hàng hoá: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.

+Biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hoá và là phạm

lịch sử. Phạm trù giá trị trao đổi xuất hiện khi ở đó có sản xuất và trao đổi hàng hoá. Giá trị trao

đổi là hình thức bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, cơ sở của trao đổi.

+Trong thực hiện sản xuất, để thu được giá trị của hàng hoá thì người sản xuất cần phải chú ý

hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận và hàng hoá phải được bán đi.

CÂU 2: Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá

Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm

nhằm mục đích trao đổi, mua bán.

Sản xuất hàng hoá không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài người. Nền kinh tế

hàng hoá có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện sau:

- Phân công lao động xã hội:

Là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác

nhau, tạo nên sự chuyên môn hoá của những người sản xuất. Khi đó, mỗi người sẽ chỉ thực hiện

sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định. Tuy vậy, nhu cầu của mỗi người lại yêu cầu

nhiều sản phẩm khác nhau. Chính vì thế, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi, mua bán

sản phẩm với nhau.

- Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất:

Sự tách biệt này làm cho những người sản xuất độc lập với nhau có sự tách biệt về lợi

ích. Khi đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán.

Đây là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển.

Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất xuất hiện khách

quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển càng làm cho sự tách biệt

sâu sắc hơn, dẫn tới hàng hoá được sản xuất ra cũng phong phú hơn.

Tóm lại, khi còn hai điều kiện trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan mà xoá bỏ nền sản

xuất hàng hoá. Việc cố tình xoá bỏ sẽ càng làm cho xã hội lâm vào khủng hoảng. Với ý đó, cần

khẳng định, nền sản xuất hàng hoá có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cung, tự cấp.

CÂU 3: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Để thu được nhiều giá trị thặng dư cần có phương pháp nhất định. Có 2 phương pháp mà các nhà tư

bản thường sử dụng: Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

Giá trị hàng hóa sức lao động được xác định như thế nào?

Giá trị hàng hoá sức lao động được quyết định bởi lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động; gồm 3 bộ phận hợp thành: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động; Chi phí đào tạo người lao động; Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cho gia đình người lao động.

Giá trị sức lao động được đo bằng cái gì?

Do đó, giá trị hàng hóa sức lao động được đo bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.

Giá trị hàng hóa sức lao động được đo lượng gián tiếp bằng gì?

Diễn đạt theo cách khác, giá trị của hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.

Tại sao giá trị hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết?

Vì chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy. Do vậy thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.