Giải thích thành ngữ không có lửa làm sao có khói trong văn bản Làng

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Giải thích thành ngữ không có lửa làm sao có khói trong văn bản Làng

Trong văn bản “Làng của Kim Lân có đoạn:

“Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...”

(SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 166)

1. Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì?

2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật?

3. Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 – 15 câu theo theo phép lập luận tổng - phân - hợp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi biết “cái cơ sự này”. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và khởi ngữ (Gạch chân và chú thích rõ).

4. Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”?

5. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Các câu hỏi tương tự

Giải thích thành ngữ không có lửa làm sao có khói trong văn bản Làng

[LÀM VĂN]

Câu 1 (3,0 điểm)

Đừng xấu hổ khi không biết, chi xấu hổ khi không học.

Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2 (5,0 điềm)

Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau:

    "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

    Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

    Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

    Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm,"

(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.93 – 94)

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:

Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lại con u. - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé dơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ. Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai: Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần.

“Không có lửa làm sao có khói” ý nói trong cuộc sống này chuyện gì xảy ra cũng đều có nguyên do của nó.

Không có lửa làm sao có khói?

Thông thường hàng ngày, chúng ta đều biết rằng khi đốt lửa thì mới sinh ra khói. Thông qua câu thành ngữ này ông cha ta muốn nhắn nhủ chúng ta bất cứ chuyện gì xảy đến đều có nguyên do của nó. Khi muốn nhìn nhận sự việc, chúng ta phải nhìn toàn diện và suy xét thật kỹ để từ đó chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn. Đừng vội vàng phán xét khi mọi chuyện chưa được rõ ràng.

Giải thích thành ngữ không có lửa làm sao có khói trong văn bản Làng

“Không có lửa làm sao có khói” ý nói trong cuộc sống này chuyện gì xảy ra cũng đều có nguyên do của nó.

Trong cuộc sống khi xảy ra những vụ cãi vả hay đánh nhau người ta thường nói không có lửa làm sao có khói? Có nghĩa là người bị thương được xem là lửa và sau đó tạo ra khói thì người đánh phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Dù tích cực hay tiêu cực thì tất cả mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân

Bất kể hôm nay cuộc sống có đối xử tệ hại hay đối xử tốt với bạn thì hãy tin rằng mọi chuyện xảy ra trên đời này đều có nguyên nhân của nó. Cuộc sống mà, chúng ta không thể đòi hỏi tất cả những điều tốt đẹp luôn xảy ra với mình, phải có những điều tiêu cực xảy đến bạn mới biết yêu thương bản thân và cố gắng nhiều hơn nữa cho tương lai. Thế nên thay vì ngồi trách móc thực tại thì hãy tìm cách khắc phục.

Ngưng đổ lỗi cho cuộc sống

Ngày nay có rất nhiều bạn trẻ vì nuông chiều bản thân mà luôn than vãn và đổ lỗi cho cuộc sống. Nhưng thật ra những gì mà bạn đang phải gánh chịu của ngày hôm nay đều được hình thành từ những hành động của quá khứ. Trên thế này có vô vàn kiểu người, chúng ta mỗi người đều được sinh ra ở một hoàn cảnh khác nhau nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tương lai của mình bằng cách thay đổi tư duy. Với những người tích cực trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng sẽ suy nghĩ tích cực, lạc quan. Còn với những kẻ luôn suy nghĩ tiêu cực và đổ lỗi cho hoàn cảnh thì họ thường sẽ dễ mất niềm tin vào cuộc sống qua những câu chuyện vụn vặt. Tất cả những gì chúng ta cần đó là phải thay đổi tư duy, không oán thán cuộc đời và nỗ lực nhiều hơn nữa.

Khi thấy người khác thành công đừng nghĩ rằng họ may mắn, họ có gia đình chống đỡ mà bắt đầu đổ lỗi cho hoàn cảnh. Hãy xem lại chính bạn, bạn đã từng cố gắng hết sức mình chưa? Bạn đã từng nghiêm túc với ước mơ của mình chưa? Nếu bạn không chịu thay đổi bản thân thì thành công sẽ không bao giờ mỉm cười với bạn. Chúng ta đều đã trưởng thành thế nên hãy ngưng đổ lỗi cho bản thân và xem lại chính bản thân mình. Khi nào cũng có tâm lý tìm lý do để đổ lỗi bạn sẽ khó có thể thay đổi bản thân và sửa chữa sai lầm của mình.

Khi “Không có lửa vẫn có khói”

Câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” muốn nói rằng mọi chuyện xảy ra trên đời này đều có nguyên nhân của nó, không có tự nhiên mà thế này hay thế kia. Đó là Văn học nhận định còn Hóa học thì có gì đó không đúng. Điển hình như trên mạng nhiều người lan truyền cho nhau một phản ứng hóa học không có lửa cũng có khói. Thí nghiệm của dân chuyên Hóa như sau: “NH3 + HCl => NH4Cl, phản ứng này tạo ra khói trắng hoàn toàn không cần tới lửa.

Cụ thể khi lấy một ít xenlulozo nhúng với HNO3, sử dụng H2SO4 đặc làm chất xúc tác với điều kiện dùng ông sinh hàn hồi lưu. Để 2 chất phản ứng với nhau trong khoảng từ 5-6 tiếng sẽ tạo ra  chất xenlulozo trinitrat [C6H7O2 (ONO2) 3]n. Đây là chất cháy mạnh, tạo lửa và không tỏa ra khói. Dưới sự so sánh giữa Văn học và Hóa học có rất nhiều ý kiến được đưa ra, Văn học thì luôn mơ mộng nhưng đôi khi áp dụng nó vào thực tế thì có thể sai. Có ý kiến cho rằng NH4Cl thực chất không phải là khói mà nó chỉ là phân tử lơ lửng giống như khói thôi nên câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” vẫn đúng.

Hãy chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình

Tất cả chúng ta đều là người đã trưởng thành thế nên hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Việc chối bỏ tất cả trách nhiệm về mình sẽ khiến cho bạn ngày càng đi xuống và thậm chí là bị mọi người xung quanh chán ghét. Bạn sống cho chính mình và phải chịu tất cả trách nhiệm với những gì mà bạn đã gây ra.

Suy nghĩ đơn giản để đời thanh thản

Bất cứ mọi việc xảy ra trên đời này đều mang một ý nghĩa, chúng ta hãy nghĩ đơn giản để đời thanh thản. Trước khi làm bất cứ chuyện gì nên suy nghĩ một cách thấu đáo để không phải hối hận về những sai lầm trong quá khứ.

Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Khi học sinh chuyên Hóa dùng toàn kiến thức chuyên ngành để giải thích hiện tượng tự nhiên thì cô giáo dạy Văn đúng là ú ớ không nói nên lời.

  • Khi học sinh giỏi văn viết đơn xin nghỉ học, "lý do to hơn mục đích" khiến thầy cô cũng phải phì cười
  • Thấy học sinh sai 16/20 câu trong bài kiểm tra, cô dạy Sử nhận xét 1 câu "quá sức tưởng tượng" nhưng cái kết mới "siêu cute"

Câu nói "Không có lửa làm sao có khói" có lẽ chẳng còn xa lạ gì với mọi người. Thành ngữ này muốn nói rằng, phàm là việc gì ở trên đời đều xuất phát từ một nguyên nhân nào đó, không có chuyện tự dưng mà thế này hay tự dưng thế nọ.

Trong văn chương thì tầng tầng lớp lớp ý nghĩa như thế, nhưng đôi khi dùng kiến thức khoa học để giải thích thì thành ngữ này lại có vẻ cũng sai sai. Chính vì thế, cô giáo dạy Văn mới được phen không nói lên lời khi học sinh lớp Hóa chứng minh điều ngược lại: Không cần lửa vẫn có khói!

Giải thích thành ngữ không có lửa làm sao có khói trong văn bản Làng

Ảnh: Phiếu bé ngoan.

Cụ thể, đó là trường hợp của cô dạy Văn khi giảng dạy lớp chuyên Hóa. Giáo viên thì hùng hồn khẳng định "không có lửa làm sao có khói", thế nhưng học sinh lại chứng minh ngược khiến cô cũng câm nín: "NH3+ HCl ->NH4Cl- phản ứng tạo hiện tượng khói trắng bay ra mà không cần tới lửa".

Giải thích thành ngữ không có lửa làm sao có khói trong văn bản Làng

Phản ứng hóa học khi nhỏ HCl đặc vào bông tẩm NH3 đặc.

Ngay sau khi đoạn hội thoại trên được đăng tải trong các group và fanpage đã thu hút sự chú ý của đông đảo dân mạng. Nhiều người hài hước đưa ra bình luận:

  • Hóa ra học sinh giỏi Sử ghi nhớ bài theo cách này, bất ngờ hơn là dân mạng nhìn qua đoán ngay nội dung

  • Chạy trời không khỏi nắng: Học sinh nghĩ ra cách quay cóp lầy lội nhưng cô giáo còn tinh mắt gấp vạn lần

  • Bắt quả tang học sinh ngủ gật, cô giáo "trường người ta" ra tận nơi quạt mát rồi hỏi 1 câu khiến học sinh sợ tỉnh cả ngủ

  • Trong giờ học cô giáo hỏi "hạnh phúc là gì?", học sinh đưa ra câu trả lời khiến cô cũng phải câm nín

- Nếu là giáo viên Văn giỏi Hóa thì sẽ đáp: "Nhưng khói cô nói là CO hòa lẫnCO2".

- Ha ha, thật quỳ.

- Cái phản ứng này vừa hôm trước học nè.

- Đúng kiểu giáo viên môn Văn dạy lớp ban tự nhiên ý nhỉ.

- Dùng Hóa Học để giải thích ca dao tục ngữ "be like".

- Lo học Hóa đi, còn cà khịa cô Văn nữa hả?

- Trong Văn Học thì mọi thứ vô lý nhất cũng trở nên hợp lý hóa nhé, đó là sự uyển chuyển của bộ môn này nhé!

- Vì Văn còn có nhân hóa, ẩn dụ, hóa dụ, so sánh... thì mọi thứ đều có thể nhé. Thế mới gọi là "Văn vở" a hi hi.

- "Không có lửa thì làm sao có khói", câu này được hiểu là không có nguyên nhân thì làm sao có kết quả. Nếu tính cả trong phản ứng hóa học trên thì phản ứng là nguyên nhân và tạo khói là kết quả. Và nói chung "Văn vở" kiểu gì thì cũng vẫn đúng được nhé he he.

- Lấy Hóa giải thích thành ngữ thì chịu rồi.

Giải thích thành ngữ không có lửa làm sao có khói trong văn bản Làng

(Ảnh chụp màn hình)

Tuy nhiên, không ít dân Hóa lại lên tiếng bênh vực cô Văn khi chỉ ra "khói trắng" trong phản ứng trên bản chất không phải khói mà chỉ là giống khói thôi:

- Thực chất thìNH4Clkhông phải là khói mà là các phân tủ nhỏ lơ lửng giống khói thôi.

-NH4Cltồn tại ở dạng tinh thể, phản ứng này làm người ta tưởng tạo ra khói thôi chứ thật ra là không phải. Nói chung là cô Văn vẫn đúng nhé!

-NH4Cllà tinh thể màu trắng bay ra đó, có phải khói đâu!

- Ủa, tinh thể trắng có thế là hơi chất lỏng bay lên giống mây mà, còn khói là hỗn hợp của bụi vô vàn chất hữu cơ nữa. Thích dùng Hóa giải thích thành ngữ thì dùng luôn kiến thức Hóa khịa lại luôn nè.

Giải thích thành ngữ không có lửa làm sao có khói trong văn bản Làng

(Ảnh minh họa)

Dù vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề trên nhưng dù sao cũng khá khen cho các cô cậu học trò thông minh, nhanh trí, biết ứng dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế!